cover

"Bỏ túi" 20+ Thuật ngữ Content Marketing quan trọng

21 Thg 11

Content Marketing là một chiến lược tiếp thị mạnh mẽ giúp các thương hiệu xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Tuy nhiên, để thành công trong việc áp dụng chiến lược này, các nhà làm nội dung cần hiểu và nắm vững thuật ngữ Content Marketing. Dưới đây là top các thuật ngữ ngành content “quen mặt” mà các content creator đều nên “nằm lòng”.

Top 20+ thuật ngữ Content Marketing cơ bản

Content Marketing đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của các thương hiệu hiện đại. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của ngành, các thuật ngữ Content Marketing cũng ngày càng phong phú, đa dạng. Việc hiểu rõ các thuật ngữ này không chỉ giúp bạn áp dụng hiệu quả hơn mà còn giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị nội dung của mình. Dưới đây là danh sách các thuật ngữ ngành Content cốt lõi nhất mà một content writer phải “nằm lòng”.

Content Marketing

Content Marketing là một trong những thuật ngữ ngành content cơ bản mà dù là newbie hay chuyên viên nội dung đều cần hiểu rõ. Đây là quá trình tạo ra và chia sẻ nội dung có giá trị để thu hút, giữ chân khách hàng hiệu quả. Thay vì chỉ tập trung vào việc bán hàng trực tiếp, Content Marketing tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua các nội dung hữu ích, giải quyết các vấn đề của họ. Đây là chiến lược giúp thương hiệu gia tăng nhận thức và tạo sự tin tưởng từ khách hàng.

Thuật ngữ Content marketing

Content Marketing giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài và tạo sự tin tưởng từ khách hàng

Content Strategy

Content Strategy (Chiến lược nội dung) là thuật ngữ content marketing nói về kế hoạch dài hạn để tạo và phân phối nội dung có giá trị cho đối tượng mục tiêu. Một chiến lược nội dung hiệu quả phải xác định được mục tiêu rõ ràng, đối tượng khách hàng, thông điệp cần truyền tải, các kênh phân phối và cách đo lường hiệu quả chiến dịch.

Content Pillar

Content Pillars là những chủ đề chính, nền tảng mà từ đó bạn phát triển các nội dung con. Các chủ đề này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược nội dung tổng thể, giúp giữ cho nội dung luôn có sự liên kết và rõ ràng, đồng thời dễ dàng điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

Content Angle

Trong các thuật ngữ content marketing thì Content Angle được hiểu là những góc nhìn chi tiết, cụ thể về một chủ đề nào đó. Content Angle được phát triển từ các Content Pillar, giúp khai thác sâu và phát triển đa dạng nội dung xoay quanh chủ đề cốt lõi.

Ví dụ, thương hiệu muốn phát triển một Content Pillar về “Thói quen uống cà phê buổi sáng” để kích thích người mua cà phê. Khi đó, bạn có thể triển khai một số Angle cho Content Pillar này như: Phân tích lợi ích và tác hại của việc uống cà phê sáng đối với sức khỏe, Tác động của cà phê sáng tới tinh thần, So sánh văn hóa uống cà phê sáng giữa các quốc gia, Tips thưởng thức cà phê sáng thơm ngon,...

Content Angle cần được xây dựng dựa trên các yếu tố như insight, pain point của đối tượng mục tiêu, giá trị cốt lõi, cảm xúc, xu hướng và những hiểu biết trong ngành, sự khác biệt của thương hiệu, và cách thức thể hiện nội dung. Xác định đúng Content Angle giúp tạo nội dung hấp dẫn, làm rõ Content Pillar mà thương hiệu muốn hướng tới và giữ chân người đọc.

Content Audit

Content Audit (Kiểm tra nội dung) là một thuật ngữ content marketing dùng để mô tả quá trình đánh giá lại tất cả các nội dung có sẵn để xem xét hiệu quả của chúng trong chiến lược Content Marketing. Nội dung có thể cần được cập nhật, thay đổi hoặc loại bỏ nếu không còn phù hợp với mục tiêu hiện tại của thương hiệu.

Thuật ngữ Content Audit

Content Audit giúp đánh giá và tối ưu hóa nội dung để phù hợp với chiến lược marketing hiện tại

Content Mission Statement

Content Mission Statement là tuyên bố sứ mệnh của nội dung mà một thương hiệu hướng đến. Nó định nghĩa mục tiêu của nội dung và lý do tồn tại của các chiến lược Content Marketing. Việc hiểu rõ các thuật ngữ trong content này sẽ giúp bạn đảm bảo tất cả các nội dung được tạo ra đều có sự liên kết chặt chẽ với mục tiêu lớn hơn của thương hiệu.

Content Distribution

Một trong các thuật ngữ trong content marketing cần “bỏ túi” chính là Content Distribution. Đây là quá trình phân phối nội dung đến đúng đối tượng và qua các kênh phù hợp. Việc chọn đúng kênh phân phối như mạng xã hội, email, blog hoặc website sẽ giúp thương hiệu gia tăng hiệu quả chiến lược nội dung, thu hút nhiều người dùng và tăng khả năng chuyển đổi.

Content Workflow

Content Workflow là một thuật ngữ content marketing quen thuộc thể hiện quy trình từ khi bắt đầu tạo nội dung cho đến khi nội dung được xuất bản và phân phối. Nó bao gồm các bước như nghiên cứu, lên kế hoạch, sáng tạo, kiểm tra chất lượng, tối ưu SEO và cuối cùng là chia sẻ trên các nền tảng phù hợp.

"Bỏ túi" 20+ Thuật ngữ Content Marketing quan trọng- Ảnh 3.

Content workflow là thuật ngữ ngành content ý chỉ lộ trình sản xuất nội dung

>>> Bạn có thể quan tâm: TOP 250+ thuật ngữ Marketing dễ gây nhầm lẫn nhất

Content Segmentation

Content Segmentation được hiểu là quá trình phân loại và chia nhỏ đối tượng người đọc thành các nhóm để có thể tạo ra nội dung phù hợp hơn cho từng nhóm. Việc phân đoạn này giúp bạn tối ưu hóa chiến lược nội dung và gia tăng khả năng tiếp cận.

Content Personalization

Content Personalization hay Nội dung cá nhân hóa là một thuật ngữ content marketing dùng để mô tả những nội dung được sáng tạo dựa trên nhu cầu và sở thích của người dùng. Dựa trên dữ liệu thu thập được, bạn có thể điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với từng cá nhân, giúp tăng cường trải nghiệm và sự tương tác của khách hàng.

Một số thương hiệu đã triển khai Content Personalization thành công:

  • Amazon: Đề xuất sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm, tìm kiếm hoặc các sản phẩm đã xem trước đó. Ví dụ: Nếu bạn tìm kiếm tai nghe, Amazon sẽ hiển thị các sản phẩm liên quan hoặc phụ kiện tương tự.
  • Netflix: Gợi ý phim dựa trên lịch sử xem và đánh giá của người dùng. Nếu bạn thường xem phim hành động, Netflix sẽ ưu tiên đề xuất các bộ phim thuộc thể loại này trên giao diện của bạn.
  • Spotify: Tạo playlist cá nhân hóa như "Discover Weekly" dựa trên thói quen nghe nhạc và sở thích của từng người dùng.
Thuật ngữ Content marketing - Content Personalization

Spotify cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bằng cách tạo playlist cá nhân theo sở thích và thói quen người nghe

Content Brief

Content Brief là thuật ngữ quen thuộc trong ngành content, được hiểu như một bản tóm tắt nội dung, nêu rõ mục tiêu, đối tượng, thông điệp cốt lõi và yêu cầu cụ thể của bài viết dành cho content creator. Đây là công cụ quan trọng, đặc biệt khi làm việc với Agency, giúp đảm bảo mọi phần nội dung được tạo ra đều hướng đến mục tiêu chung của bài viết. Thương hiệu (Client) cần cung cấp brief càng chi tiết, hiệu quả hợp tác với Agency càng cao.

>>> Đọc thêm: Brief là gì?

Content Plan

Nếu bạn làm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung thì ít nhất một lần đã nghe qua thuật ngữ content marketing kế hoạch nội dung (Content Plan). Đây là tài liệu mô tả chi tiết kế hoạch xây dựng, quản lý và phân phối nội dung trong một khoảng thời gian nhất định. Một bản kế hoạch nội dung rõ ràng giúp đội ngũ marketing dễ dàng theo dõi tiến độ và đảm bảo chất lượng nội dung nhất quán trong suốt chiến dịch.

Thuật ngữ Content marketing - Content Plan

Những nội dung cần có trong 1 bảng Content Plan

Buyer Persona

Buyer Persona (Chân dung khách hàng) thuật ngữ ngành content nói về hình mẫu khách hàng lý tưởng mà bạn muốn nhắm đến. Buyer Persona bao gồm các yếu tố chính như thông tin nhân khẩu học (tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập), địa lý (nơi sinh sống), hành vi (sở thích, thói quen tiêu dùng), mục tiêu và thách thức, động lực, nỗi đau, kênh truyền thông yêu thích, và hành vi mua sắm. Việc xác định Buyer persona càng chi tiết càng giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng mục tiêu, từ đó tạo ra những nội dung phù hợp, đáp ứng đúng mong đợi của họ.

Target Audience

Target Audience không chỉ là thuật ngữ content marketing mà còn là khái niệm quen thuộc của seller. Target audience được hiểu là nhóm khách hàng mục tiêu muốn hướng đến trong chiến lược quảng bá, kinh doanh. Việc hiểu rõ đối tượng sẽ giúp bạn tạo ra nội dung phù hợp với nhu cầu, thói quen và vấn đề của họ.

Short-form Content

Short-form Content là những nội dung ngắn gọn, dễ tiêu thụ, thường được sử dụng trên các nền tảng như Instagram, TikTok, hoặc Twitter. Những loại nội dung này giúp người dùng nhanh chóng tiếp cận thông tin, đồng thời thúc đẩy sự chia sẻ và tương tác.

Evergreen Content

Nếu bạn là những nhà làm nội dung chuyên về các thông tin liên quan đến hướng dẫn, mẹo vặt, kiến thức,… thì không thể không biết Evergreen Content - Một thuật ngữ content marketing cơ bản. Đây được hiểu là những loại nội dung có giá trị lâu dài, không bị ảnh hưởng bởi thời gian mà trở nên lỗi thời.

User-Generated Content

User-Generated Content (UGC) là nội dung do người dùng hoặc khách hàng tạo ra, thay vì doanh nghiệp. Các loại nội dung này bao gồm đánh giá sản phẩm, bài đăng trên mạng xã hội, video chia sẻ, v.v. UGC giúp tăng độ tin cậy và tạo sự kết nối chặt chẽ hơn với khách hàng.

Thuật ngữ content marketing -UGC

User-Generated Content là thuật ngữ chỉ những nội dung do chính người tiêu dùng, khách hàng tạo ra dựa trên trải nghiệm của mình

Branded Content

Trong các thuật ngữ trong content marketing, Branded Content được hiểu là những nội dung mang dấu ấn của doanh nghiệp nhưng không mang tính chất quảng cáo trực tiếp. Mục tiêu của branded content là tạo dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua việc cung cấp giá trị thay vì chỉ tập trung vào bán hàng.

Copywriting

Copywriting là kỹ thuật viết nội dung nhằm mục đích thuyết phục người đọc hành động. Nội dung này có thể là các bài quảng cáo, tiêu đề hấp dẫn, mô tả sản phẩm, hay các lời kêu gọi hành động trong các chiến dịch marketing.

Spin Content

Spin Content là việc tạo ra các phiên bản mới của một bài viết bằng cách thay đổi từ ngữ hoặc cấu trúc câu. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, spin content có thể dẫn đến nội dung kém chất lượng và bị Google phạt.

Unique Content

Thuật ngữ content marketing - Unique Content ý chỉ những nội dung độc đáo, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào. Tỷ lệ Unique content càng cao góp phần giúp bài viết được Google đánh giá tốt hơn và cải thiện thứ hạng SEO trên công cụ tìm kiếm.

Duplicate Content

Duplicate Content là nội dung bị sao chép từ các nguồn khác mà không có sự thay đổi. Đối với các nội dung bị dính duplicate content đều có thể ảnh hưởng xấu đến SEO và khiến website của bạn bị giảm thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

"Bỏ túi" 20+ Thuật ngữ Content Marketing quan trọng- Ảnh 7.

Duplicate là một thuật ngữ content marketing chỉ những nội dung sao chép gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả SEO

Storytelling

Storytelling không chỉ là một thuật ngữ content marketing, mà còn là một chiến lược được sử dụng rất phổ biến trong các chiến dịch Marketing hiện nay. Storytelling sử dụng hình thức kể chuyện để tạo kết nối cảm xúc với khách hàng, giúp thương hiệu dễ dàng ghi nhớ và xây dựng niềm tin. Thay vì chỉ cung cấp thông tin về sản phẩm, storytelling mang đến những trải nghiệm thú vị và dễ tiếp cận. Câu chuyện có thể xoay quanh hành trình của nhân vật, sự hình thành thương hiệu, hoặc cách sản phẩm giải quyết vấn đề của khách hàng.

Một câu chuyện hấp dẫn không chỉ kể lại sự kiện mà còn chạm đến cảm xúc, khiến khách hàng đồng cảm và muốn chia sẻ thông điệp. Storytelling giúp thương hiệu nổi bật, tạo sự tin tưởng và trung thành từ khách hàng, từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng và gắn kết lâu dài.

Ví dụ:

Chiến dịch "Share a Coke" đã thay đổi cách Coca-Cola tiếp cận khách hàng bằng cách cá nhân hóa những chai nước ngọt với tên của khách hàng trên nhãn. Thay vì chỉ quảng cáo sản phẩm, Coca-Cola đã tạo ra một câu chuyện về sự kết nối giữa người với người, mời gọi khách hàng chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ và tạo kỷ niệm đáng nhớ với bạn bè và gia đình.

Chiến dịch Share a Coke là một ví dụ điển hình cho Storytelling thành công

Chiến dịch Share a Coke là một ví dụ điển hình cho Storytelling thành công

Câu chuyện không chỉ về sản phẩm mà còn về sự kết nối, niềm vui và kỷ niệm đặc biệt. Chiến dịch đã tạo ra một làn sóng người tiêu dùng tìm kiếm chai Coca-Cola có tên mình, chia sẻ trên mạng xã hội, giúp Coca-Cola gắn kết cảm xúc với khách hàng và trở nên dễ nhớ hơn.

Tagline

Trong danh sách các thuật ngữ content marketing ngắn gọn, dễ nhớ phải kể đến Tagline. Tagline hiểu đơn giản là câu khẩu hiệu ngắn gọn, dễ thuộc, mang thông điệp cốt lõi của thương hiệu. Một tagline ấn tượng sẽ giúp thương hiệu trở nên đáng nhớ và dễ dàng được nhận diện.

Một số ví dụ về Tagline huyền thoại của những thương hiệu nổi tiếng:

  • Nike: "Just Do It."
  • Adidas: "Impossible Is Nothing."
  • KFC: "It’s Finger Lickin’ Good."
  • Coca-Cola: "Taste the Feeling."

Hashtag

Hashtag không chỉ là thuật ngữ ngành content được các content creator quan tâm mà những ai thường xuyên theo dõi tin tức, bài viết trực tuyến cũng đều từng thấy qua. Hashtag là từ khóa đi kèm dấu # có chức năng phân loại và tìm kiếm nội dung trên mạng xã hội. Khi sử dụng hashtag đúng cách có thể giúp bài viết của bạn tiếp cận được nhiều người hơn, tăng khả năng tương tác và chia sẻ. Đồng thời người dùng có thể sử dụng hashtag khi tìm kiếm nội dung để trả về các kết quả phù hợp, chính xác với nhu cầu hơn.

>>> Xem thêm: Tổng hợp 12 thuật ngữ Marketing bắt đầu bằng chữ "Content" nhất định bạn nên biết

Kết luận

Trong lĩnh vực sáng tạo nội dung đầy năng động, việc hiểu và sử dụng chính xác thuật ngữ Content Marketing là bước đầu tiên để bạn chinh phục công việc này. Hãy luôn nhớ rằng, thành công trong Content Marketing không chỉ đến từ ý tưởng sáng tạo, mà còn từ khả năng hiểu rõ và vận dụng các thuật ngữ trong content một cách khéo léo và chính xác.

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.