- Target Audience là gì?
- Tại sao phải nghiên cứu về Target Audience?
- Ví dụ về Target Audience của các thương hiệu hiện nay
- 1. Target audience của Vinamilk
- 2. Target Audience của BMW
- Cách xác định Target Audience như thế nào?
- 1. Nghiên cứu nhân khẩu học của khách hàng
- 2. Xác định vị trí của khách hàng mục tiêu
- 3. Tìm hiểu về sở thích và hoạt động của khách hàng mục tiêu
- 4. Nghiên cứu thông qua xu hướng trên Google
- 5. Sử dụng công cụ MyBest Segments
- 6. Nghiên cứu thị trường mục tiêu
- Cách tiếp cận Target Audience hiệu quả
- Các công cụ phân tích Target Audience hiệu quả
Target Audience là gì?
Target Audience (công chúng mục tiêu) được hiểu đơn giản là đối tượng mà các chiến lược truyền thông - tiếp thị của doanh nghiệp hướng đến. Nhóm đối tượng này thường có sự quan tâm, chú ý đến các sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp. Họ được nhận định là có tiềm năng trở thành khách hàng của doanh nghiệp trong tương lai hoặc cũng có thể là khách hàng đã mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp từ trước đó.
Việc xác định Target Audience có thể dựa trên nhiều tiêu chuẩn hay những thông tin khác nhau. Trong đó, chủ yếu tập trung vào các đặc điểm chính như: giới tính, tuổi tác, thu nhập, công việc, sở thích, học vấn,....
Nhìn chung, Target Audience có thể chia ra gồm 5 nhóm cơ bản:
- Nhóm 1 - Adult: Nhóm khách hàng ở độ tuổi trưởng thành.
- Nhóm 2 - Ind 4+: Nhóm khách hàng tư 4 tuổi nói chung.
- Nhóm 3 - Male 4+: Các khách hàng giới tính nam từ 4 tuổi trở lên.
- Nhóm 4 - Fe 15 - 24: Các khách hàng nữ có độ tuổi từ 15 đến 24.
- Nhóm 5 - ABCD: Nhóm khách hàng nữ nằm trong thành phần kinh tế A - B - C - D.
>>> Xem thêm: Target Customer là gì? Bí kíp xác định target customer hiệu quả
Tại sao phải nghiên cứu về Target Audience?
Xác định đúng Target Audience là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi doanh nghiệp, các phòng ban. Đây là nhân tố mang tính định hướng cho mọi chiến lược hành động của doanh nghiệp, quyết định rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp có thể thu về. Cụ thể hơn, nghiên cứu Target Audience mang đến những lợi ích như:
- Xác định chân dung khách hàng: Xác định Target Audience kỹ lưỡng giúp doanh nghiệp thêm hiểu hơn về khách hàng mục tiêu của mình, hình thành những góc nhìn tổng quan về chân dung đối tượng mục tiêu doanh nghiệp hướng đến.
- Hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng: Dựa trên các dữ liệu về Target Audience đã nghiên cứu, doanh nghiệp có thể xác định được các vấn đề mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, “nỗi đau” và sự quan tâm của họ. Từ đó, xây dựng nên những chiến lược marketing phù hợp.
- Tiền đề để xây dựng các chiến lược kinh doanh: Nghiên cứu chi tiết Target Audience cũng giúp doanh nghiệp có thêm dữ liệu để xây dựng các chiến lược kinh doanh, phát triển thương hiệu trong tương lai, là cơ sở để đánh giá chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, giúp hoàn thiện thêm các sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đã đang và sẽ cung cấp.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Nghiên cứu Target Audience cũng là cách để doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo ra cơ hội để gia tăng sự tương tác giữa cả 2.
- Gia tăng lợi thế cạnh tranh: Xác định đúng Target Audience còn giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh, là yếu tố quyết định giúp gia tăng doanh số bán hàng.
- Hạn chế những rủi ro, tối ưu nguồn lực: Nghiên cứu Target Audience cũng giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, tránh lãng phí nguồn lực cho những hạng mục không cần thiết.
- Thích ứng tốt với những biến động thị trường: Bên cạnh đó, nghiên cứu khách hàng mục tiêu còn giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện những biến chuyển của thị trường và có thể thích ứng linh hoạt trong mọi tình huống.
Ví dụ về Target Audience của các thương hiệu hiện nay
Để hiểu rõ hơn Target Audience là gì, Target Audience gồm những gì, bạn có thể theo dõi những ví dụ dưới đây:
1. Target audience của Vinamilk
Vinamilk là minh chứng rõ nhất cho thấy sự thành công của một doanh nghiệp trong việc định hình chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu. Hiện doanh nghiệp này đang là đơn vị tiên phong cho ngành sữa Việt Nam, chiếm tới 40% thị phần của toàn ngành sữa.
Để xác định Target audience, Vinamilk đã thực hiện phân đoạn thị trường theo các nhóm khác nhau với những đặc trưng riêng biệt về nhân khẩu học, tâm lý, hành vi, địa lý. Cụ thể, bao gồm các nhóm như: trẻ em, thanh niên, người lớn, phụ nữ tuổi trung niên và người già.
Tuy nhiên, trong chiến lược nhắm mục tiêu, Vinamilk lại chỉ tập trung vào phân khúc chính là trẻ em, độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi. Doanh nghiệp này thể hiện rõ mong muốn của mình trong từng chiến dịch hành động, đó là muốn nâng cao thể chất cho trẻ em và hướng tới ươm mầm tài năng trẻ - là trụ cột của quốc gia mai sau. Đây cũng là lý do thúc đẩy Vinamilk 100% organic tập trung vào nhóm khách hàng này. Và vì 1 lý do quan trọng hơn nữa, trẻ em hiện chiếm 23,2% tổng dân số Việt Nam (theo Statistic 2020).
Ngoài ra, Vinamilk cũng đang chuyển sang “tấn công” nhiều hơn vào nhóm trung lưu, triển khai thêm các chiến lược để chiếm lĩnh phân khúc người có thu nhập cao. Điều này được thể hiện rõ trong các hành động mới nhất của họ. Những năm gần đây, Vinamilk đang đi theo hướng truyền thông tập trung nhiều hơn vào giá trị sản phẩm, đầu tư nhiều hơn cho chất lượng thay vì chỉ chăm chăm vào yếu tố giá thành.
2. Target Audience của BMW
Không giống như nhiều cái tên khác trên thị trường, BMW hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu là những người giàu có, đam mê tốc độ và có sự yêu thích đặc biệt với những chiếc xe hơi mang phong cách mạnh mẽ. Điều này được BMW thể hiện rất rõ thông qua các chiến dịch quảng bá của mình. Tuyên ngôn được BMW khẳng định trong suốt nhiều năm qua mà công chúng vẫn được tiếp nhận đó là “The Ultimate Driving Machine”, tạm dịch là “Cỗ máy lái xe tối thượng”.
Cách xác định Target Audience như thế nào?
Để xác định Target Audience, bạn có thể thực hiện theo những cách như sau:
1. Nghiên cứu nhân khẩu học của khách hàng
Nghiên cứu nhân khẩu học là cách để xác định Target Audience tương đối chính xác, tập trung khai thác vào các yếu tố như:
- Độ tuổi, giới tính, thành phần gia đình.
- Sở thích, mong muốn, nhu cầu của nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến.
- Xác định những vấn đề mà khách hàng mục tiêu đang phải đối mặt và tìm ra giải pháp doanh nghiệp có thể cung cấp đến cho họ.
- Đánh giá tính cạnh tranh so với đối thủ trong việc tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu.
- Tạo hồ sơ khách hàng, phác họa chân dung khách hàng dựa trên những thông tin đã thu thập được.
2. Xác định vị trí của khách hàng mục tiêu
Xác định vị trí của Target Audience cũng là cách hay để bạn có thể chọn ra đúng nhóm khách hàng của mình. Cụ thể, bạn có thể dựa vào những tiêu chí phân tích như sau:
- Vị trí địa lý - Vùng địa lý mà doanh nghiệp muốn tập trung đến, đó có thể là quốc gia, thành phố, vùng lãnh thổ,...
- Phân tích đặc điểm của vùng địa lý đó, bao gồm các yếu tố liên quan đến dân số, văn hóa, đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường,...
- Xem xét tính phù hợp của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp với đặc điểm vùng miền, xác định xem cả 2 có sự tương thích với nhau không.
- Xác định mục tiêu khách hàng trong vùng địa lý mà bạn đã xác định.
- Tạo dựng hồ sơ khách hàng mục tiêu trong vùng địa lý với đặc điểm cụ thể về nhân khẩu học, sở thích, nhu cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng,...
3. Tìm hiểu về sở thích và hoạt động của khách hàng mục tiêu
Tìm hiểu về những sở thích và hoạt động của khách hàng cũng là cách giúp doanh nghiệp xác định khách hàng mục tiêu một cách cụ thể. Chi tiết các bước nghiên cứu gồm có:
- Nghiên cứu chi tiết và đi sâu phân tích sở thích của khách hàng.
- Theo dõi các hoạt động trực tuyến của khách khách hàng trên các diễn đàn, mạng xã hội để hiểu rõ hơn về các mối quan tâm của họ.
- Tham gia các sự kiện liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để tìm hiểu về sở thích và hoạt động của khách hàng trong thực tế.
- Phân tích các dữ liệu phản hồi từ khách hàng như nhận xét, đánh giá để hiểu rõ những mong muốn của khách hàng.
- Cuối cùng hay đi xây dựng hồ sơ khách hàng dựa trên những gì đax tổng hợp được.
4. Nghiên cứu thông qua xu hướng trên Google
Google là nền tảng tìm kiếm được đông đảo người dùng lựa chọn nhằm tìm kiếm, xác định thông tin. Do đó, đây cũng là công cụ bạn có thể sử dụng để khai thác thông tin, tìm hiểu sâu hơn về Target Audience. Cụ thể, bạn có thể sử dụng những cách sau:
- Sử dụng Google trend để tìm hiểu về các xu hướng đang được người dùng quan tâm, tìm kiếm.
- Phân tích từ khóa thông qua Google Keyword Planner để biết những từ khóa nào đang được người dùng tìm kiếm nhiều nhất, từ khóa nào liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn.
- Theo dõi các trào lưu trên mạng xã hội thông qua hashtag, các trend có lượt xem, lượt tương tác cao để nắm bắt những gì đang được khách hàng quan tâm thảo luận.
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu để hiểu rõ về xu hướng, quan điểm của khách hàng đối với các lĩnh vực kinh doanh của bạn.
- Tạo lập hồ sơ khách hàng dựa trên những thông tin nghiên cứu kể trên.
5. Sử dụng công cụ MyBest Segments
MyBest Segments là công cụ phân tích thị trường được nhiều doanh nghiệp sử dụng để nghiên cứu, tìm hiểu về Target Audience. Cụ thể, công cụ này có khả năng cung cấp các thông tin về đoạn đối tượng dựa trên các yếu tố như sở thích, thu nhập, hành vi tiêu dùng. Công cụ này có thể sử dụng khá dễ dàng bằng cách truy cập vào công cụ, chọn địa điểm và yếu tố quan trọng, khám phá các đoạn đối tượng, xác định đoạn đối tượng phù hợp. Cuối cùng, bạn chỉ cần xây dựng hồ sơ khách hàng mục tiêu thông qua các thông tin đã được xác định.
6. Nghiên cứu thị trường mục tiêu
Nghiên cứu thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về nhóm khách hàng hiện tại, đồng thời khám phá thêm những thị trường tiềm năng có thể khai thác trong tương lai. Các bước thực hiện sẽ đi theo lộ trình như sau:
- Xác định mục tiêu muốn nghiên cứu.
- Thu thập các dữ liệu liên quan thông qua khảo sát, phỏng vấn cá nhân, nghiên cứu thị trường có sẵn, phân tích dữ liệu ngành.
- Phân tích và đánh giá dữ liệu để hiểu hơn về đối tượng mục tiêu thông qua các đặc điểm nhân khẩu học, giới tính, hành vi,...
- Phân đoạn thị trường thông qua các đặc điểm như độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi tiêu dùng đại diện cho nhóm khách hàng cụ thể.
- Xây dựng hồ sơ khách hàng.
>>> Xem thêm: 5 cách đơn giản để xác định Target Audience cho thương hiệu
Cách tiếp cận Target Audience hiệu quả
Để tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả, bạn cần đi theo quy trình với các bước như sau:
- Nghiên cứu khách hàng: Điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng, là tiền đề để xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả, vượt mặt đối thủ.
- Phân tích hành vi khách hàng: Để hiểu rõ hơn về chân dung khách hàng và đối tượng mục tiêu doanh nghiệp hướng đến. Đồng thời tìm hiểu những khó khăn, thách thức và khách hàng đang phải đối mặt.
- Xây dựng nội dung hấp dẫn, kích thích các hành động tương tác và chia sẻ của khách hàng: Cụ thể, cần tối ưu hóa nội dung quảng cáo, xây dựng những thông điệp quảng cáo hấp dẫn mang tính cá nhân hóa để thúc đẩy hành vi của khách hàng.
- Cá nhân hóa hoạt động theo nhu cầu: Việc quá nhân hóa hoạt động khách hàng giúp tác động rất lớn đến hành vi của họ. Khảo sát cũng cho thấy rằng, phần đông khách hàng mong muốn nhu cầu riêng và những điểm đau (pain point) của họ được giải quyết.
- Tối ưu hóa trên các thiết bị di động: Đa phần target audience ngày nay đều dành nhiều thời gian hơn cho các thao tác trên điện thoại. Do đó, việc tối ưu hóa nội dung quảng cáo và các thông điệp truyền tải trên loại thiết bị này cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả hơn.
- Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Là ưu tiên số 1 hiện nay của nhiều doanh nghiệp. Nó được thực hiện thông qua các hoạt động marketing automation.
- Chuyển hướng sang sử dụng video nhiều hơn trong tiếp cận khách hàng: Những video chân thực với nội dung lôi cuốn, âm thanh sống động sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng, giúp thu hút và giữ chân họ ở lại với quảng cáo của bạn.
Các công cụ phân tích Target Audience hiệu quả
Để có thể xác định Target Audience chính xác, giúp tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể sử dụng một trong số các công cụ sau:
- Builtwith: Công cụ phân tích Target Audience trực tuyến, giúp bạn khám phá các công công nghệ và các yếu tố khác đang được sử dụng trên nền trang web.
- Linkedin: Công cụ có khả năng phân tích khách hàng mục tiêu trong môi trường chuyên nghiệp, giúp cung cấp chi tiết các thông tin liên quan đến hồ sơ cá nhân, mạng lưới kết nối trong cộng đồng ngành nghề, lĩnh vực làm việc. Qua đó giúp bạn thêm hiểu hơn về khách hàng tiềm năng, là cơ sở để tùy chỉnh các chiến lược tiếp thị.
- IPFingerprint: IPFingerprint là 1 công cụ phân tích Target Audience trực tuyến dựa trên địa chỉ IP của người dùng và các hoạt động của họ trên trang web. Những thông tin được cung cấp trên đây giúp doanh nghiệp có thể tùy chỉnh các chiến lược tiếp thị và tương tác với khách hàng mục tiêu hiệu quả và toàn diện hơn.
- Mailtester: Mailtester là công cụ phân tích khách hàng mục tiêu cho phép kiểm tra tính hợp lệ của địa chỉ email, giúp doanh nghiệp có thể xác định xem địa chỉ của khách hàng tiềm năng đó có tồn tại và khả năng hay không. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể xây dựng danh sách khách hàng chính xác và giúp tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị email.
- Salesforce: Salesforce là công cụ phân tích khách hàng mục tiêu, đồng thời có khả năng quản lý khách hàng (CRM). Sử dụng Salesforce bạn có thể tìm hiểu các thông tin liên quan để hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng của mình, đồng thời tương tác với họ và lấy cơ sở dữ liệu để đánh giá, điều chỉnh chiến lược tiếp thị sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Tạm kết:
Trên đây là tổng hợp các kiến thức chia sẻ về Target Audience là gì và cách để xác định Target Audience chuẩn xác. Có thể thấy việc khai thác, nghiên cứu khách hàng mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong phát triển doanh nghiệp, là đầu mối để tối ưu các chiến dịch kinh doanh, tiếp thị. Tham khảo ngay những thông tin hữu ích trên đây để có hướng điều chỉnh nghiên cứu khách hàng mục tiêu. Qua đó giúp thúc đẩy các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp bạn thêm phần hiệu quả hơn.
Bình luận của bạn