cover

Lợi thế cạnh tranh là gì? 4 Cách xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

23 Thg 06

Sức sống của doanh nghiệp thể hiện ở lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Với tốc độ phát triển với ngày càng nhiều các doanh nghiệp startup cạnh tranh, các công ty lớn đã có được chỗ đứng...

Sức sống của doanh nghiệp thể hiện ở lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Với tốc độ phát triển với ngày càng nhiều các doanh nghiệp startup cạnh tranh, các công ty lớn đã có được chỗ đứng trên thị trường sẽ có nhiều lợi thế hơn thì đâu sẽ là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh đề cập đến các yếu tố cho phép một công ty sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ tốt hơn (lợi thế về sản phẩm) hoặc rẻ hơn (lợi thế về chi phí) so với các đối thủ của mình. Những yếu tố này cho phép đơn vị sản xuất tạo ra nhiều doanh thu hơn hoặc tỷ suất lợi nhuận vượt trội so với các đối thủ trên thị trường.

Lợi thế cạnh tranh là do nhiều yếu tố tạo nên, bao gồm cơ cấu chi phí, thương hiệu, chất lượng của sản phẩm cung cấp,  mạng lưới phân phối, quyền sở hữu trí tuệ và dịch vụ khách hàng.

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh là điều khiến cho một doanh nghiệp nổi bật và khác biệt so với các đối thủ trên thị trường, cũng là yếu tố cần thiết phải có nếu công ty muốn ngày thành công và tồn tại lâu dài.

Những điểm lưu ý bạn nên nắm về lợi thế cạnh tranh:

  • Lợi thế cạnh tranh là điều làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của một đơn vị được khách hàng mong muốn hơn so với bất kỳ đối thủ nào khác.
  • Lợi thế cạnh tranh có thể được chia thành lợi thế so sánh và lợi thế khác biệt.
  • Lợi thế so sánh là khả năng của một công ty trong việc sản xuất thứ gì đó hiệu quả hơn đối thủ, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận lớn hơn.
  • Lợi thế khác biệt là khi sản phẩm của một công ty được coi là vừa độc đáo vừa có chất lượng cao hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
  • Thuật ngữ "lợi thế cạnh tranh" theo truyền thống đề cập đến thế giới kinh doanh, nhưng cũng có thể được áp dụng cho một quốc gia, tổ chức, hoặc thậm chí một người đang cạnh tranh cho một thứ gì đó.

Lợi thế cạnh tranh có những loại nào?

Lợi thế cạnh tranh tạo ra giá trị lớn hơn cho một công ty và các cổ đông của công ty đó vì những thế mạnh hoặc điều kiện nhất định. Lợi thế cạnh tranh càng bền vững thì đối thủ càng khó vô hiệu hóa lợi thế. Hai loại lợi thế cạnh tranh chính là lợi thế so sánhlợi thế khác biệt.

Lợi thế so sánh

Lợi thế so sánh là khả năng của một công ty trong việc sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận lớn hơn, tạo ra lợi thế so sánh. Người tiêu dùng hợp lý sẽ có xu hướng chọn loại rẻ hơn trong số hai sản phẩm có chất lượng tương đương nhau do 2 nhãn hiệu cung cấp. Ví dụ, một chủ xe sẽ mua xăng từ một trạm xăng có mức giá rẻ hơn 5.000đ/lít so với các trạm khác trong khu vực. Trong khi đó, đối với các sản phẩm không tương đương nhau, như Pepsi và Coke, nhãn hiệu nào có chi phí sản xuất thấp hơn sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. 

Lợi thế so sánh

Lợi thế so sánh

Quy mô kinh tế, hệ thống nội bộ hiệu quả và vị trí địa lý cũng có thể tạo ra lợi thế so sánh. Tuy nhiên, lợi thế so sánh không có nghĩa là sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn. Nó chỉ cho thấy công ty có thể cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ có cùng giá trị với mức giá thấp hơn.

Ví dụ, một công ty sản xuất một sản phẩm ở Trung Quốc có thể có chi phí lao động thấp hơn một công ty sản xuất ở Mỹ, vì vậy công ty ở Trung Quốc có thể cung cấp một sản phẩm với chất lượng tương đương ở mức giá thấp hơn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế, chi phí sẽ quyết định lợi thế so sánh. 

Amazon là một ví dụ điển hình về một công ty tập trung vào việc xây dựng lợi thế cạnh tranh và duy trì lợi thế so sánh. Nền tảng thương mại điện tử có quy mô và mức độ tiêu thụ hàng hóa hiệu quả đến mức khó có đối thủ bán lẻ nào có thể tái hiện, biến nó trở thành một cái tên nổi bật trong cuộc chiến cạnh tranh về giá. 

Lợi thế cạnh tranh khác biệt

Lợi thế khác biệt là khi sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty khác với dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và được coi là cao cấp hơn. Công nghệ tiên tiến, các sản phẩm hoặc quy trình được bảo hộ bằng sáng chế, nhân sự cấp cao và bản sắc thương hiệu mạnh đều là những động lực tạo nên lợi thế khác biệt. Những yếu tố này sẽ hỗ trợ tạo ra tỷ suất lợi nhuận rộng và thị phần lớn.

Apple nổi tiếng với việc tạo ra các sản phẩm sáng tạo, chẳng hạn như iPhone. Nó cũng củng cố vị thế dẫn đầu thị trường của mình bằng các chiến dịch marketing thông thái và sáng tạo, định vị nên một thương hiệu ưu tú và khác biệt, đúng như slogan của Apple là “Think Different”. Các công ty dược phẩm lớn cũng có thể marketing các loại thuốc của thương hiệu mình ở mức giá cao hơn thị trường vì chúng được bảo hộ bởi các bằng sáng chế.

Lợi thế cạnh tranh khác biệt

Lợi thế cạnh tranh khác biệt

>>>Xem thêm: Chiến lược marketing của Apple - Vị thế bá chủ "thung lũng Silicon"

Cách xác định lợi thế cạnh tranh

Tập trung vào các nhân tố then chốt

Hầu hết các công ty đều được thành lập dựa trên lợi thế cạnh tranh hoặc có thể áp dụng các tiêu chí nhất định để tìm kiếm lợi thế cạnh tranh của họ. Phần lớn điều này có thể được thực hiện thông qua suy luận và quá trình loại bỏ. Xét cho cùng, lợi thế cạnh tranh của bạn, theo định nghĩa, là thứ mà đối thủ cạnh tranh của bạn không có, chính là các nhân tố then chốt của công ty. Để tìm được lợi thế cạnh tranh lâu dài, hãy tìm kiếm thứ mà đối thủ cạnh tranh của bạn không thể dễ dàng sao chép hoặc bắt chước. 

Đây là các yếu tố đóng vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và bạn có thể tìm thấy nó ở hầu hết mọi nơi. Nó có thể là vị trí, hương vị, quy mô,... hay chính là CEO của công ty, như trường hợp của Berkshire Hathaway. Hay như Coca-Cola là công thức bí mật của nó và khả năng nhận diện thương hiệu rất lớn; còn Walmart là quy mô kinh tế khổng lồ.  

Tập trung vào các nhân tố then chốtTập trung vào nhân tố then chốt sẽ hiệu quả hơn, từ đó giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh (Ảnh: IndustryWired)

Dựa vào phát huy ưu thế tương đối

Sau khi phát hiện ra những yếu tố then chốt thì điều cần làm tiếp theo chính là phải phát huy những ưu thế đó. Hãy dành thời gian để xem xét sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và của chính bạn. Tiến hành khảo sát khách hàng để xem tại sao người tiêu dùng lại chọn công ty bạn. Có thể là do bạn có thể cung cấp một dịch vụ tương đương với mức giá thấp hơn, trong trường hợp đó, hãy xem lại các quy trình sản xuất xem đâu là giai đoạn mà bạn có thể tiết kiệm chi phí hơn nữa.

Ngoài ra, một khi đã tìm được ưu thế của mình, hãy tìm hiểu xem nó hiếm như thế nào. Ưu thế càng dễ nhân rộng thì lợi thế cạnh tranh càng cao. Nhưng đôi khi, lợi thế cạnh tranh chỉ có thể tiếp cận được thông qua một thị trường mục tiêu nhất định, với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc với một địa điểm cụ thể. Trong những trường hợp như vậy, tốt nhất bạn nên tập trung chiến lược kinh doanh vào những lĩnh vực này, làm nổi bật và nhấn mạnh lợi thế của bạn. Hầu hết các công ty đang tạo ra lợi nhuận đều có một số lợi thế cạnh tranh nhất định, vì chắc chắn, ở họ có điều gì đó hấp dẫn người tiêu dùng hơn những đối thủ khác. 

Dựa trên yếu tố sáng tạo

Nếu bản thân doanh nghiệp chưa có quá nhiều điểm khác biệt để trở thành ưu thế cạnh tranh thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, triển khai và cho ra mắt các nhân tố đột phá, sáng tạo trong công nghệ và đổi mới. Việc chấp nhận những thách thức và rủi ro trong quá trình sáng tạo cũng là cái giá xứng đáng phải trả nếu bạn muốn đạt được thành công bất ngờ. 

Xác định lợi thế cạnh tranh dựa trên yếu tố sáng tạoSnapchat tạo ra khác biệt với các mạng xã hội còn lại với việc phát minh ra ống kính lens kết hợp với công nghệ AR, không chỉ giúp nền tảng này không ngừng phát triển mà còn thoát khỏi vụ thu mua từ phía gã khổng lồ Facebook (Ảnh: SSAR)

Dựa trên việc khai thác khả năng của các nhân tố bao quanh yếu tố then chốt

Để hiểu được điều này, bạn cần quay lại ý đầu tiên, xem các yếu tố then chốt của doanh nghiệp là gì. Ví dụ, yếu tố then chốt của bạn là chất lượng sản phẩm cao hơn. Tuy nhiên, để đạt được lợi thế đó, bạn phải đảm bảo chi phí sản xuất sản phẩm thấp hơn đối thủ, hoặc tìm cách để nâng giá sản phẩm mà khách hàng vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra mua. 

Việc giảm chi phí sản xuất là điều gần như không thể ở thời điểm đầu triển khai nếu muốn chất lượng sản phẩm của bạn vượt qua đối thủ, vậy nên, chỉ còn cách nâng giá sản phẩm. Nhưng để nâng giá được sản phẩm, bạn phải chắc chắn sản phẩm của mình có khả năng cạnh tranh trên nhiều phương diện, chứ không chỉ một. Có thể là chất lượng, thời gian cung ứng, dịch vụ khi bán hàng, dịch vụ hỗ trợ,

Điều đó có nghĩa là, doanh nghiệp phải làm tốt trên nhiều phương diện tương ứng, bao gồm: hiệu quả sản xuất, chất lượng, đổi mới nhanh, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Một khi đã làm tốt các việc này, khách hàng sẽ đón nhận dễ dàng hơn, việc tiêu thụ hàng hóa cũng tốt hơn. Sản phẩm bán ra nhiều sẽ giúp cắt giảm chi phí sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm, trong khi giá vẫn giữ được ở mức cao. 

Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tận dụng các thị trường ngách

Bởi khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa là những thị trường lớn với quy mô khách hàng rộng thì đã được các doanh nghiệp lớn nắm giữ, việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn gia nhập thị trường này sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngược lại với thị trường lớn thì các thị trường ngách mà các ông lớn chưa khai thác đến hoặc khó thâm nhập sẽ là nơi mang đến nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hơn rất nhiều.

Các doanh nghiệp phải tìm cách nắm bắt các xu hướng tiêu dùng của khách hàng, đáp ứng nhu cầu của họ để nâng cao lợi thế của mình cũng như năng lực cạnh tranh. Người quản lý có thể cân nhắc các hoạt động như giới thiệu sản phẩm để khách hàng dùng thử, đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm và chi phí bán hàng để tận dụng hết các phân đoạn thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còn mở rộng tối đa thị phần cho sản phẩm của mình thông qua hệ thống đại lý, liên doanh, mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở những nơi có nhu cầu mà chưa được đáp ứng.

>>>Xem thêm: Ma trận hình ảnh cạnh tranh là gì? Bật mí “quyền năng” không tưởng

Lợi thế cạnh tranh đến từ sự khác biệt

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn hẹp, thường lo sợ lợi thế về quy mô và sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp lớn. Thế nhưng mọi nỗ lực của cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ/vừa đều hướng đến thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Ở đâu mang lại được nhiều giá trị cho khách hàng thì khách hàng sẽ chọn bên đó. Nhắc đến giá trị thì một trong những điều tuyệt vời nhất để tạo ra giá trị cho khách hàng là sự khác biệt.

lợi thế cạnh tranh 2

Sự khác biệt, mới lạ cũng là cách tạo lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp trước đó chưa thật sự nổi bật (Ảnh: Pinterest)

Sự khác biệt, độc đáo trong thương hiệu, sản phẩm sẽ là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong dài hạn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo, đúng với insight khách hàng đến từ doanh nghiệp bởi việc tạo ra sự khác biệt không hề đơn giản mà là một công việc tốn nhiều "chất xám" từ đội ngũ người quản lý và nhân viên.

Lợi thế đến từ sự liên kết

Một doanh nghiệp nhỏ sẽ khó có thể có được chỗ đứng trên thị trường và dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh khác cho "bốc hơi". Vậy sẽ phải làm như nào nếu có quá nhiều đối thủ cạnh tranh? Doanh nghiệp sẽ làm như nào khi không mang đến cho khách hàng sự khác biệt quá lớn? Câu trả lời ở đây là thay vì gồng mình lên để cạnh tranh trong khi bản thân doanh nghiệp không đủ sức thì doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể mang lại lợi thế cạnh tranh bằng sự liên kết.

Lợi thế đến từ sự liên kết

Bản chất của lợi thế cạnh tranh đến từ sự liên kết (Ảnh: Girnyk)

Việc liên kết các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác một cách phù hợp, cùng tạo ra một chuỗi giá trị phù hợp cho khách hàng sẽ giúp nâng cao giá trị cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược gắn kết cộng đồng hay tạo ra một môi trường sinh thái lành mạnh. Việc liên kết với các đối tác khác, đa dạng hóa hoạt động, nhượng quyền cho đối tác khác sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được điểm mạnh và giảm đi điểm yếu cho doanh nghiệp từ các doanh nghiệp liên doanh, liên kết trong hệ sinh thái mà doanh nghiệp tạo ra.

Nhanh chóng tạo và bắt thời cơ

Một thực tế là các doanh nghiệp lớn luôn luôn có bộ máy cồng kềnh với các phòng ban lớn nên quy trình chuyển đổi về sản phẩm, dịch vụ sẽ lâu hơn. Trong khi đó, với lợi thế nhỏ, các nhân viên sẽ có tính sáng tạo nhiều hơn khi sẽ không phải làm chuyên một mảng nhỏ như ở doanh nghiệp lớn thì doanh nghiệp vừa và nhỏ có ưu thế hơn ở khía cạnh này.

Trong thời đại toàn cầu hóa và số hóa hiện nay, phần thắng luôn thuộc về các công ty kịp thời thỏa mãn nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Việc nắm bắt nhanh chóng xu hướng "hot" và kịp thời biến những trend đó thành của của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng chiếm được lòng khách hàng.

Kết luận

Lợi thế cạnh tranh sẽ mang đến sức sống và thành công cho doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh. Đặc biệt là ở doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tận dụng các thị trường ngách, nắm bắt thời cơ, gia tăng sự liên kết với các doanh nghiệp khác và mang đến sự khác biệt cho khách hàng sẽ là những chìa khóa tuyệt vời mang đến thành công.

Tô Linh - MarketingAI

Tổng hợp

>>>Xem thêm: 3 Chiến lược cạnh tranh kinh điển trong Marketing không thể bỏ qua

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.