cover

Thị trường ngách là gì? Con đường tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp

12 Thg 04

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm ra những cách tiếp cận mới để tồn tại và phát triển. Một trong những chiến lược hiệu quả nhất chính là tìm kiếm và khai thác các thị trường ngách. Vậy thị trường ngách là gì? Làm thế nào để xác định thị trường ngách phù hợp cho doanh nghiệp? Hãy cũng Marketing AI tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thị trường ngách là gì?

Thị trường ngách (niche market) được hiểu là một phân đoạn nhỏ của thị trường hay một khoảng trống thị trường với mục tiêu gồm một nhóm khách hàng riêng biệt. Doanh nghiệp lựa chọn thị trường ngách tức là tập trung nỗ lực cho phần lớn thị trường nhỏ chứ không cạnh tranh để giành thị phần trong thị trường lớn.

Một số doanh nghiệp thành công tại các thị trường ngách trong kinh doanh có thể kể tới Roll-Royce - phân khúc doanh nhân thích xe hơi hạng sang, Tribeco - sản phẩm sữa đậu nành đầu tiên trên thị trường, Tân Hiệp Phát- ngách thị trường thức uống trà xanh,... đều là những sản phẩm của thị trường ngách tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định.

Thị trường ngách là gì? Con đường tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp- Ảnh 1.

Những thị trường ngách tiềm năng phải kể đến như: Sản phẩm bảo vệ môi trường, Thị trường ngách mỹ phẩm, dược phẩm, Sản phẩm thú cưng, Ngách du lịch, Game thủ, công nghệ, Ngành nội thất, Làm việc từ xa, làm việc tại nhà, Tiếp thị địa phương, Cộng đồng LGBT+

>>> Xem thêm: Lợi thế cạnh tranh là gì? 4 Cách xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Bản chất và lợi ích của thị trường ngách là gì?

Bản chất của Niche market

Bản chất của thị trường ngách chính là vận dụng khe hở của thị trường nhằm tạo ra nhu cầu. Thị trường dù lớn hay nhỏ thì đều có khoảng ngách trống. Khi mà ngách được xác định thì phạm vi của nó sẽ được thay đổi liên tục. Trong khi lợi ích của thị trường cũ bị giới hạn thì lợi ích từ hoạt động kinh doanh ngách sẽ không bị giới hạn.

Lợi ích của thị trường ngách

Lợi ích chính của thị trường ngách được gói gọn trong 7 lợi ích cơ bản sau

  • Giảm cạnh tranh: Thị trường ngách thường ít cạnh tranh hơn so với thị trường lớn, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng chiếm lĩnh thị phần và xây dựng vị thế vững chắc.

  • Tối ưu hóa nguồn lực: Tập trung vào một thị trường nhỏ giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, từ chi phí quảng cáo đến chi phí sản xuất.
  • Tăng nhận thức về thương hiệu: Với một thị trường cụ thể và đối tượng khách hàng rõ ràng, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh mẽ.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Với số lượng khách hàng ít hơn và nhu cầu cụ thể, doanh nghiệp có thể tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, cá nhân hóa khách hàng, giúp cải thiện dịch vụ và trải nghiệm khách hàng.
  • Chuyên môn hóa thị trường: Tập trung vào một phân khúc cụ thể và đáp ứng nhu cầu riêng biệt của nhóm khách hàng trong phân khúc đó
  • Tạo sự phát triển cho Buzz Marketing: Thị trường ngách thường có một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể và tập trung. Điều này giúp các chiến dịch Buzz marketing dễ dàng nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu, từ đó tạo ra hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ hơn.

Ưu và nhược điểm của thị trường ngách

Ưu thế của thị trường ngách là gì?

 Ưu điểm của thị trường ngách là gì? Mục tiêu của thị trường ngách

  • Không thể phủ nhận, lựa chọn thị trường ngách giúp doanh nghiệp tránh mặt được kha khá đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp lớn thường sẽ tập trung vào thị phần lớn sẵn có của họ còn các công ty nhỏ sẽ lựa chọn nhiều ngách khác nhau.
  • Với phân khúc khách hàng nhỏ, đặc điểm của thị trường ngách nhiều điểm chung, nhu cầu tương đối cụ thể, thị trường ngách giúp các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm đánh trúng tâm lý khách hàng một cách nhanh nhất.
  • Lợi ích của thị trường ngách là giúp có lợi nhuận ròng trên mỗi sản phẩm cao hơn thị trường đại chúng, nhưng do dung lượng thị trường nhỏ khiến tổng lợi nhuận nhỏ hơn.

Thách thức cho doanh nghiệp lựa chọn thị trường ngách là gì?

  • Quy mô thị trường ngách nhỏ không đủ duy trì hoạt động của công ty.
  • Nguy cơ các doanh nghiệp lớn tham gia vào thị trường ngách sẽ khiến các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn do cuộc chiến không cân sức.
  • Chọn và tìm kiếm thị trường ngách chứa nhiều bất ổn tiềm ẩn, thiếu tính ổn định. Nguyên nhân là do đặc tính của khách hàng mục tiêu không cố định, khách hàng hay thay đổi, dễ bị tác động bởi xu hướng.

Vậy làm thế nào các doanh nghiệp có thể tận dụng ưu thế và "vượt chướng ngại vật" với thị trường ngách? Quan trọng nhất đó chính là lựa chọn và nghiên cứu thị trường ngách đáp ứng các tiêu chí: ít đối thủ cạnh tranh, có tiềm năng tăng trưởng, có sức mua và quy mô đủ để sinh lời.

Cách xác định thị trường ngách hiệu quả cho doanh nghiệp

Thị trường ngách là gì? Con đường tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp- Ảnh 2.

Xác định thị trường ngách phù hợp là quá trình đòi hỏi sự nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng. Dưới đây là 5 bước thực hiện giúp bạn đơn giản hóa quy trình này:

1. Xác định điểm mạnh và lĩnh vực quan tâm

Khi xác định thị trường ngách cho doanh nghiệp, trước tiên hãy đánh giá các điểm mạnh, bao gồm các kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm, và tài nguyên sẵn có. Sau đó, chọn lĩnh vực mà doanh nghiệp có đam mê và kiến thức sâu rộng. Sự kết hợp giữa các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp xác định thị trường ngách phù hợp, tạo ra lợi thế cạnh tranh và cơ hội phát triển bền vững.

2. Nghiên cứu thị trường

  • Xác định vấn đề: Tìm hiểu các vấn đề hoặc nhu cầu của khách hàng mà chưa được giải quyết một cách hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nhận ra cơ hội để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đáp ứng những nhu cầu này.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu kỹ các đối thủ trong lĩnh vực quan tâm để hiểu rõ các sản phẩm, dịch vụ và chiến lược của họ. Quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp xác định cơ hội cạnh tranh và định hướng chiến lược phát triển của mình.

3. Xác định và phân tích thị trường tiềm năng

Khi hoàn tất nghiên cứu thị trường, bạn cần tạo danh sách các phân khúc tiềm năng và đánh giá quy mô, khả năng sinh lời và độ cạnh tranh. Sau đó, hãy kiểm tra tính khả thi của từng phân khúc để đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực để triển khai chúng.

Bạn có thể đặt ra một vài câu hỏi trước khi xác định sản phẩm cụ thể:

  • Tính năng chính của sản phẩm là gì?
  • Sản phẩm có giúp giải quyết các vấn đề khách hàng một cách hiệu quả không?
  • Sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường không?

4. Phân tích dữ liệu và xu hướng

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích thị trường như Google Trends, SEMrush và Ahrefs để tìm hiểu xu hướng tìm kiếm và sự quan tâm của người dùng đối với các chủ đề cụ thể. Các công cụ này cũng hỗ trợ cung cấp dữ liệu về từ khóa, lưu lượng truy cập, phân tích cạnh tranh giúp tối ưu hóa chiến lược SEO.

5. Kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm

Đầu tiên, hãy phát triển một phiên bản thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ. Thử nghiệm này nên được triển khai với một nhóm khách hàng nhỏ để đánh giá phản hồi ban đầu và hiệu quả của sản phẩm/ dịch vụ.

Sau khi triển khai thử nghiệm, doanh nghiệp cần thu thập phản hồi từ nhóm khách hàng đó, bao gồm các ý kiến, đánh giá, và đề xuất cải tiến. Dựa trên thông tin này, bạn có thể điều chỉnh sản phẩm để tối ưu hóa chất lượng và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất.

7 ý tưởng kinh doanh eCommerce có tiềm năng lớn trong năm 2022

Những lưu ý khi tham gia thị trường ngách 

  • Nghiên cứu kỹ thị trường: Doanh nghiệp nên hiểu rõ về nhu cầu và đặc điểm của khách hàng trong thị trường ngách muốn tiếp cận. Nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ giúp bạn đưa ra các chiến lược phát triển hiệu quả.
  • Xác định đối thủ cạnh tranh: Phân tích các đối thủ hiện tại trong thị trường ngách để hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ và chiến lược của họ. Điều này giúp bạn tìm ra điểm khác biệt và cơ hội cạnh tranh.
  • Tập trung vào giá trị gia tăng: Tìm cách mang đến giá trị đặc biệt hơn cho khách hàng so với các đối thủ như chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hoặc các ưu đãi độc đáo.
  • Đo lường và cải tiến liên tục: Thị trường ngách thường có tính cạnh tranh cao và thay đổi nhanh. Hãy đo lường kết quả của chiến lược và sản phẩm của doanh nghiệp thường xuyên, từ đó điều chỉnh và cải tiến để duy trì sự cạnh tranh.
  • Tuân thủ các quy định pháp lý: Doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định và luật pháp liên quan đến thị trường ngách đang hoạt động.

Một số thị trường ngách tiềm năng, lợi nhuận cao, ít cạnh tranh

Dưới đây là một số thị trường ngách tiềm năng, có lợi nhuận cao và ít cạnh tranh mà các doanh nghiệp có thể cân nhắc. Những thị trường này đều có tiềm năng lớn và nếu được khai thác đúng cách, nó có thể mang lại lợi nhuận cao với mức độ cạnh tranh tương đối thấp.

Thị trường ngách là gì? Con đường tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp- Ảnh 3.

  • Sản phẩm sinh thái và bền vững: Thị trường cho các sản phẩm thân thiện với môi trường đang phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm như đồ dùng nhà bếp không chứa nhựa, quần áo hữu cơ, và đồ chơi bền vững cho trẻ em đều có tiềm năng lớn.
  • Sức khỏe và thể hình: Các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến sức khỏe cá nhân, như thực phẩm chức năng hữu cơ, dịch vụ huấn luyện cá nhân trực tuyến, và thiết bị thể dục tại nhà đang được ưa chuộng.
  • Sản phẩm chăm sóc thú cưng: Bao gồm thức ăn hữu cơ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho thú cưng và đồ chơi thông minh đang phát triển nhanh chóng.
  • Sản phẩm công nghệ: Các sản phẩm công nghệ độc đáo như thiết bị nhà thông minh, phụ kiện điện thoại sáng tạo, và thiết bị hỗ trợ làm việc từ xa có tiềm năng lớn trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển.
  • Du lịch trải nghiệm: Các dịch vụ du lịch tập trung vào trải nghiệm độc đáo như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và các tour du lịch văn hóa đang thu hút sự quan tâm lớn từ khách du lịch.

Kết luận:

Việc hiểu rõ và tận dụng thị trường ngách không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh mà còn mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững và lợi nhuận cao. Nếu đã nắm rõ được thị trường ngách là gì và cách xác định thị trường ngách, hãy mạnh dạn tìm ra cho mình một chiến lược trong kinh doanh tiềm năng để phát triển doanh nghiệp hiệu quả.

Thao Nguyen - Marketing AI

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.