Chiến lược cạnh tranh là những gì giúp một doanh nghiệp vượt trội hơn, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để phát huy tốt những yếu tố, năng lực của lợi thế cạnh tranh vốn có, doanh nghiệp cần nắm vững các chiến lược cạnh tranh trong marketing nhằm phát triển công ty bền vững, hiệu quả trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Vậy chiến lược cạnh tranh là gì? Dưới đây là 3 chiến lược cạnh tranh cơ bản không thể bỏ qua.
Chiến lược cạnh tranh là gì?
Chiến lược cạnh tranh (tiếng Anh là Competitive Strategy) được hiểu là sự kết hợp của các quyết định khác nhau về những yếu tố như sản phẩm, thị trường, năng lực khác biệt hoá của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nội dung cơ bản của Chiến lược cạnh tranh cũng có thể định nghĩa là kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực.
>>> Xem thêm: Lợi thế cạnh tranh là gì? 4 Cách xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Ý nghĩa của chiến lược cạnh tranh là gì?
Để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải tạo ra cho mình được lợi thế cạnh tranh riêng. Các lợi thế cạnh tranh trong công ty, doanh nghiệp được thể hiện theo hai loại hình cơ bản đó là khác biệt hoá và giá cả cạnh tranh.
Chính sự kết hợp của hai hình thức lợi thế cạnh tranh cơ bản này với phạm vi hoạt động của doanh nghiệp đang nhắm đến sẽ hình thành nên bà chiến lược cạnh tranh kinh điểm, đó chính là chiến lược khác biệt hoá, chiến lược về giá và chiến lược tập trung.
Ví dụ về chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh của Michael Porter
Chiến lược chi phí thấp: Mục tiêu của công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp.
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: Mục tiêu là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng cách thức mà đối thủ cạnh tranh không thể
Chiến lược tập trung: Nhằm đáp ứng nhu cầu của một phân khúc thị trường nào đó thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm
Chiến lược phản ứng nhanh: Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp đi từ chiến lược chi phí thấp rồi chuyển sang chiến lược khác biệt hóa sau đó là kết hợp hai chiến lược trên. Nhiều doanh nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh do chú trọng đáp ứng về mặt thời gian.
Chiến lược cạnh tranh của vinamilk
Đa dạng hóa sản phẩm, tích cực nghiên cứu và sản xuất ra những sản phẩm mới mang lại lợi ích cho người tiêu dùng không chỉ là chiến lược cạnh tranh của Vinamilk mà còn là chiến lược của nhiều thương hiệu khác. Thế nhưng, Vinamilk đã áp dụng rất hiệu quả chiến lược và đạt được nhiều thành công.
Chiến lược cạnh tranh của Coca Cola
Nhằm duy trì sự tăng trưởng trong doanh thu và thương hiệu, Coca-Cola hiện tập trung phát triển các thương hiệu mới. Thương hiệu luôn nhạy bén và chủ động trước những thay đổi và thay đổi chiến lược marketing phù hợp với từng thương hiệu.
3 Chiến lược cạnh tranh cơ bản trong Marketing
Sau khi các bạn đã hiểu được định nghĩa và ý nghĩa của chiến lược cạnh tranh là gì?. Bây giờ hãy cùng phân loại 3 chiến lược cạnh tranh cơ bản trong marketing cạnh tranh các bạn nhé.
Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa
Xác định một thuộc tính hoặc đặc tính làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên độc đáo là yếu tố lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và là yếu tố thúc đẩy trong chiến lược khác biệt hóa.
Nếu doanh nghiệp của bạn có thể phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trong suy nghĩ của người mua, doanh nghiệp có thể gặt hái những phần thưởng về doanh số cao hơn dựa trên giá trị cảm nhận mà doanh nghiệp của bạn cung cấp, vượt qua các đối thủ trên thị trường. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là một trong những chiến lược cạnh tranh có thể mang lại hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp. Từ sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp có thể xây dựng nên sự khác biệt cho thương hiệu, đặc trưng của công ty khiến khách hàng nhớ tới.
Mặc dù vậy, doanh nghiệp luôn cần phải luôn cập nhật xu hướng ngành và nhu cầu của người tiêu dùng để duy trì sự khác biệt, tránh việc sản phẩm đã lỗi thời hoặc có sự sao chép từ đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược cạnh tranh về giá
Chiến lược cạnh tranh về giá là chiến lược mà doanh nghiệp nhắm đến một phân khúc thị trường rất cụ thể và cung cấp cho thị trường mức giá thấp nhất có thể. Chiến lược cạnh tranh này giúp cho doanh nghiệp có được lợi nhuận cao từ việc có được chi phí thấp, giảm sự gia nhập từ các sản phẩm thay thế. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần có chi phí sản xuất thấp, bán được lượng hàng lớn, thị phần cao.
Ví dụ, một công ty bán đồ uống cung cấp năng lượng có thể nhắm mục tiêu đến một thành phố có nhiều người tập luyện các môn thể thao và bán những đồ uống đó với giá thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Việc phân khúc thị trường này có nhiều khả năng mua nước tăng lực là yếu tố chính khiến công ty quyết định giảm giá sẽ là lợi thế.
Tuy nhiên, sự thay đổi về mặt công nghệ nhanh chóng ngày nay có thể khiến việc cắt giảm chi phí không thể vững bền trong một thời gian dài, lạm dụng giá cả có thể khiến doanh nghiệp bị thua lỗ và thất bại vậy nên doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn chiến lược cạnh tranh này.
Chiến lược tập trung
Chiến lược tập trung nhắm đến một phân khúc thị trường rất cụ thể, mục tiêu và nhóm khách hàng mục tiêu thay vì tập trung vào nhiều nhóm đối tượng khách hàng. Giống như chiến lược cạnh tranh về giá, chiến lược tập trung vào sự khác biệt nhắm đến một phân khúc thị trường rất cụ thể, nhưng thay vì đưa ra mức giá thấp nhất cho người mua ở thị trường đó, một doanh nghiệp cung cấp một thứ độc đáo mà các đối thủ cạnh tranh không cung cấp. Điều này cũng giúp doanh nghiệp đạt được chi phí thấp nhưng lại mang được sự khác biệt cao tới khách hàng.
Ví dụ, một cửa hàng bán quần áo cho những người vóc dáng nhỏ, cao từ 1 mét rưỡi trở xuống sẽ theo đuổi chiến lược tập trung vào sự khác biệt bằng cách phục vụ cho một phân khúc rất hẹp thay vì phải sản xuất nhắm tới các khách hàng ở nhiều vóc dáng. Thay vì chi tiền vào việc may quần áo cho mọi người, cửa hàng sẽ có thể tập trung vào việc thiết kế quần áo chỉ phù hợp với người mua có vóc dáng nhỏ, điều này vừa tạo ra chiến thuật cạnh tranh khác biệt lại tối ưu hóa chi phí sản xuất.
Điểm yếu của chiến lược cạnh tranh tập trung cũng chính là ở việc thu hẹp thị trường, các đối thủ khác có thể tìm kiếm và tập trung tốt hơn vào thị trường nhỏ bên trong của thị trường tập trung của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Năng lực cạnh tranh và những tiêu chí đánh giá mà doanh nghiệp cần biết
Sự khác nhau giữa chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh
Có khá nhiều người còn hiểu lầm giữa chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh. Trên thực tế chiến lược kinh doanh có phạm vi rộng hơn so với chiến lược cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh được bao gồm những hành động và cách tiếp cận nhằm cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó là cách quản lý và giải quyết các vấn đề chiến lược khác.
Theo Jones và Hill đã có những đánh giá rằng, chiến lược kinh doanh bao gồm tất cả các kế hoạch hành động mà các nhà quản lý chiến lược áp dụng để sử dụng các nguồn lực của công ty và năng lực đặc biệt để có thể đạt được những lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong thị trường.
Kết luận
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tham khảo những thông tin cơ bản để có thể hiểu được chiến lược cạnh tranh là gì?. Quả thực nó đóng vai trò quan trọng với sự sống còn của doanh nghiệp, quyết định sự phát triển của một doanh nghiệp. Trên đây là các chiến lược cạnh tranh trong marketing kinh điển mà giáo sư Michael Porter của Harvard, đã xác định bốn loại chiến lược cạnh tranh chính mà các doanh nghiệp thường thực hiện, với mức độ thành công khác nhau. Mỗi doanh nghiệp cần biết cách vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình để có thể đạt được những thành công trong tương lai.
>>> Có thể bạn quan tâm: 10 Chiến lược chi phí thấp trong marketing cho doanh nghiệp
Ngọc Mai - MarketingAI
Bình luận của bạn