Target Customer là gì? Bí kíp xác định target customer hiệu quả

01 Thg 11

Khách hàng mục tiêu - Target Customer luôn là trọng tâm của mọi hoạt động marketing. Từ việc xác định thông điệp, cách tiếp cận cho tới các kênh truyền thông đều phải được xây dựng dựa trên chân dung khách hàng mục tiêu cụ thể. Vậy khái niệm Target Customer là gì? Làm thế nào để xác định Target Customer chính xác nhất cho thương hiệu?

Target Customer là gì?

Target Customer (khách hàng mục tiêu) là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn nhắm đến để quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm - dịch vụ của mình. Những yếu tố bổ trợ để doanh nghiệp có thể xác định chính xác Target Customer bao gồm: độ tuổi, giới tính, sở thích, tình trạng hôn nhân,.. Trong đó, yếu tố sở thích và nhu cầu là yếu tố cốt lõi, được khai thác nhiều nhất trong quá trình tìm kiếm Target Customer và xây dựng chiến lược Marketing của các doanh nghiệp.

Xác định khách hàng mục tiêu càng chuẩn xác bao nhiêu, các hoạt động marketing và phát triển sản phẩm càng hiệu quả bấy nhiêu. Việc xác định rõ Target Customer giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, từ đó đề ra các chiến lược rõ ràng hơn, khai thác tối đa lượng khách hàng nhắm tới và có thể mở rộng hơn ở nhóm khách hàng tiềm năng.

Target Customer là gì?

Target Customer là gì?

>>> Xem thêm: Target Audience là gì? 2 Chiến Lược Hiệu Quả Trong "Target"

Tầm quan trọng của việc xác định đúng đối tượng khách hàng đối với doanh nghiệp và Marketer

Việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu - Target Customer mang đến cho doanh nghiệp và bản thân các Marketer những lợi ích như:

1. Hiểu chính xác hơn về nhu cầu của khách hàng

Nghiên cứu, tìm hiểu về khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp nắm được những nhu cầu và mong muốn của họ. Đây là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp gia tăng hiệu quả bán hàng, là nền tảng để xây dựng các kế hoạch Marketing toàn diện, đánh vào tâm trí của nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp muốn hướng đến.

2. Xây dựng chiến lược marketing toàn diện hơn

Xác định đúng nhóm Target Customer còn giúp doanh nghiệp xây dựng những chiến lược marketing toàn diện, đi sâu vào từng khía cạnh như chọn kênh truyền thông, xây dựng thông điệp, triển khai các angel content cũng như xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng, khai thác nhóm khách hàng tiềm năng.

3. Cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn

Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về Target Customer, doanh nghiệp và bản thân các Marketer sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về nhóm đối tượng mà mình muốn nhắm đến. Đây chính là giá trị cốt lõi làm nên sự thành công của các doanh nghiệp trong việc tạo dựng nên những sản phẩm - dịch vụ hữu ích với người dùng, cải thiện chất lượng sản phẩm - dịch vụ toàn diện nhất, đáp ứng những mong muốn khách hàng đưa ra.

Tầm quan trọng của việc xác định đúng đối tượng khách hàng đối với doanh nghiệp và Marketer

Sự khác nhau giữa Communication Target và Target Customer là gì?

Communication Target (đối tượng truyền thông) và Target Customer (khách hàng mục tiêu) là hai nhóm đối tượng có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp mà có sự phân biệt rạch ròi giữa hai nhóm này.

1. Trong trường hợp Communication Target và Target Customer là hai đối tượng khác nhau

Khi người tiêu dùng cuối cùng được xác định là một nhóm đối tượng khác không trùng với đối tượng cần truyền thông thì ở đây có sự phân biệt rạch ròi giữa đối tượng cần truyền thông và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ như với sản phẩm sữa, người tiêu dùng - khách hàng mục tiêu ở đây là trẻ em, song đối tượng truyền thông nhãn hàng hướng đến lại là các bậc phụ huynh.

Trong trường hợp này, các chiến lược truyền thông được xây dựng trên cơ sở khai thác các lợi ích của sản phẩm đối với khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, song song với đó cũng cần nói rõ những mong muốn, insight (sự thật ngầm hiểu) của đối tác tượng truyền thông. Như vậy mới có thể tác động đến tâm lý của nhóm này, thúc đẩy hành vi mua hàng ở họ.

2. Trong trường hợp Communication Target và Target Customer là hai đối tượng giống nhau

Đối với các ngành hàng mang tính đặc thù như bia, nước giải khát hay nước rửa chén, đối tượng truyền thông và đối tượng mục tiêu được xác định là một nhóm chung. Do đó, để hoạt động tiếp thị diễn ra hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần phải chọn ra nhóm khách hàng hàng mục tiêu có sự ảnh hưởng nhất định để tiến hành các hoạt động truyền thông - tiếp thị.

Cách xác định Target Customer cực chuẩn cho các doanh nghiệp

Để có thể xác định Target Customer chuẩn, doanh nghiệp phải đi qua 3 bước cơ bản:

1. Phác họa chân dung khách hàng

Ở bước này, doanh nghiệp lấy căn cứ từ dữ liệu thực tế về hành vi mua hàng, các đặc điểm nhân khẩu học của nhóm này. Từ đó có những phân tích, đánh giá nhất định liên quan đến sở thích, mối quan tâm, và tiểu sử của cá nhân để xây dựng nên chân dung khách hàng theo các yếu tố sau:

  • Giới tính: Mỗi giới sẽ có những đặc điểm và sở thích khác nhau, hành vi - động cơ mua sắm của mỗi đối tượng cũng có sự khác biệt rõ rệt.
  • Độ tuổi: Độ tuổi của khách hàng mục tiêu nằm trong khoảng nào? Thuộc thế hệ gì? Phản ứng của họ đối với sản phẩm - dịch vụ do bạn cung cấp có gì giống và khác nhau,...
  • Mức thu nhập: Yếu tố quyết định trực tiếp tới quyết định mua hàng, và là nhân tố tác động tới hiệu quả của các chiến lược marketing. Dựa trên những mức thu nhập khác nhau của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh trong các chiến lược phát triển sản phẩm và chiến lược marketing của mình.
  • Địa điểm/Vị trí địa lý: Các yếu tố như địa điểm, nơi sống, văn hóa vùng miền có tác động không nhỏ tới hành vi mua sắm và thói quen mua hàng ở mỗi người.
  • Tình trạng hôn nhân: Tương tự như mức thu nhập, tình trạng hôn nhân cũng là nhân tố gây ảnh hưởng lớn đến hành vi mua sắm của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, tác động trực tiếp đến hiệu quả tiếp thị.
  • Nghề nghiệp: Yếu tố nghề nghiệp quyết định lớn đến mức thu nhập của mỗi người. Do vậy cũng là điểm không thể bỏ qua khi xây dựng chân dung khách hàng

Ngoài ra các yếu tố khác như sở thích, trình độ học vấn, quan điểm sống, hành vi online (thích online trên kênh nào, tương tác trực tuyến chủ yếu vào khung giờ nào,...) cũng là những nhân tố quan trọng giúp bạn xây dựng chân dung khách hàng rõ ràng hơn.

Cách xác định Target Customer cực chuẩn cho các doanh nghiệp

2. Nghiên cứu và xác định thị trường mục tiêu doanh nghiệp muốn hướng tới

Việc nghiên cứu, xác định thị trường mục tiêu sẽ diễn ra theo trình tự các bước như sau:

Thực hiện nghiên cứu thị trường mục tiêu

Để có thể hiểu hơn về đối tượng mục tiêu, bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường ở một trong hai cấp độ là sơ cấp và thứ cấp. Các nghiên cứu ban đầu sẽ liên quan đến thói quen mua hàng của đối tượng khách hàng mục tiêu, được thực hiện theo các hình thức như:

  • Khảo sát: Thực hiện khảo sát trực tiếp bằng giấy hoặc khảo sát online thông qua form, bảng biểu, email, khảo sát trên các trang trực tuyến.
  • Phỏng vấn: Trực tiếp trò chuyện với những người xung quanh để tìm hiểu thói quen mua hàng của họ, để xác định xem các đối tượng này có phù hợp với khách hàng mục tiêu doanh nghiệp của bạn không. Tốt nhất nên thực hiện các cuộc phỏng vấn tại những nơi công cộng như siêu thị, trung tâm thương mại,...để có những kết quả phỏng vấn chính xác và toàn diện nhất.
  • Tập trung đến một nhóm cụ thể thông qua việc đặt ra danh sách các câu hỏi Q&A: Nhóm này được tuyển chọn dựa trên những phán đoán của doanh nghiệp, được cho là có sự tương đồng với nhóm khách hàng mục tiêu khách hàng đang hướng đến.
Nghiên cứu và xác định thị trường mục tiêu doanh nghiệp muốn hướng tới

Xác định đúng quy mô thị trường mục tiêu doanh nghiệp hướng tới

Quy mô thị trường chính là độ lớn của thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Quy mô này có sự phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Nên chọn thị trường có quy mô vừa đủ, phù hợp với nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp. Tránh tình trạng “tham” tấn công thị trường lớn trong khi nguồn lực không đủ. Điều này sẽ gây phản tác dụng, làm ảnh hưởng lớn đến hiệu suất doanh nghiệp về sau.

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh online có thể sử dụng các công cụ như Google Trends, facebook Power Editor hay Google Keyword Planner,..để xác định quy mô thị trường mục tiêu của mình.

3. Đánh giá và xem xét kết quả sau nghiên cứu

Sau khi đã xây dựng được chân dung khách hàng và có những nét phác họa rõ ràng hơn về thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại xem những thông tin, dữ liệu nghiên cứu được có phù hợp với khả năng và định hướng của doanh nghiệp hay không. Song song với đó là nghiên cứu nhóm đối thủ cạnh tranh để chuẩn bị những phương án triển khai phù hợp, hiệu quả.

Case study: Target Customer của những thương hiệu nổi tiếng

Các nhãn hàng trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều rất quan tâm đến việc tìm và xác định Target Customer của mình. Đây chính là “chìa khóa” mang đến cho các thương hiệu sự thành công cả về mặt danh tiếng và doanh thu, giúp họ thu về cho mình lượng khách hàng khổng lồ, tăng đều qua mỗi năm. Dưới đây là một số case study tiêu biểu:

Nike - Mở rộng quy mô Target Customer từ nhỏ đến lớn

Mặc dù là một thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu, chuyên về kinh doanh giày dép, quần áo, phụ kiện, trang thiết bị và các dịch khác liên quan đến thể thao được nhiều người biết tới song ở thời điểm mới ra mắt Nike chưa có được tiếng vang như hiện tại. Nike chỉ thực sự “bùng nổ” khi họ bắt đầu vào việc khai thác nhóm khách hàng mục tiêu.

Thay vì chỉ tập trung vào nhóm đối tượng là vận động viên, Nike đã dần mở rộng quy mô thị trường sang nhóm khác, rộng hơn - là những người theo đuổi phong cách sporty, bao gồm cả phụ nữ và thanh thiếu niên. Hãng cũng triển khai các chiến dịch đặc biệt nhằm vào nhóm đối tượng là nữ giới, làm khơi dậy tinh thần thể thao trong họ. Chính điều này đã là nên thành công của Nike như ngày hôm nay.

Case study: Target Customer của những thương hiệu nổi tiếng

Netflix - Thắng thế nhờ hiểu Target Customer muốn gì?

Ngày mới thành lập, Netflix chưa phải cái tên để người ta nhớ mặt đặt tên. Ít ai biết rằng, ở thời điểm những năm 1990, Netflix mới chỉ dừng lại là một hãng phân phối đĩa DVD. Tuy nhiên, với việc tìm hiểu và nghiên cứu, Netflix đã trở thành một trong những cái tên tiên phong trong nền công nghiệp streaming. Qua đó, thu hút thêm đối tượng khách hàng mục tiêu là những người tạo xu hướng và những người muốn có trải nghiệm giải trí độc đáo, khác biệt.

Netflix - Thắng thế nhờ hiểu Target Customer muốn gì .

Biti’s - Tái định vị thương hiệu, vẽ lại sân chơi ngành giày dép Việt

Không thua kém các tên tuổi lớn trên thế giới, tại Việt nam Biti’s cũng đã cho thấy sức mạnh của việc mở rộng tệp đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu như trước đây, Biti’s được biết đến rộng rãi với các sản phẩm giày, dép cùng slogan quen thuộc “Nâng niu bàn chân Việt” thì trong chiến lược tái định vị của mình, Biti’s đã mang đến một làn gió mới trẻ trung và độc đáo hơn hẳn. Biti’s đã tạo nên cơn sốt trong giới trẻ với sản phẩm giày thể thao cùng những chiến dịch truyền thông ấn tượng, mới lạ qua mỗi năm. Và chính những nỗ lực này đã đem thương hiệu giày dép “quốc dân” của người Việt một lần nữa được “hồi sinh”, thắng thế trên chính sân nhà.

Biti’s - Tái định vị thương hiệu, vẽ lại sân chơi ngành giày dép Việt

>>> Xem thêm: Những sai lầm cơ bản khi nhãn hàng truyền thông Target vào Gen Z

Tạm kết:

Trên đây là những thông tin chia sẻ của MarketingAI về khái niệm Target Customer là gì và cách để xác định Target Customer chuẩn cho mỗi doanh nghiệp. Hy vọng rằng thông qua những kiến thức hữu ích này, bạn sẽ có thể xây dựng cho doanh nghiệp của mình quy trình nghiên cứu chi tiết nhất, giúp bạn xác định rõ ràng chân dung Target Customer, từ đó khai thác hiệu quả nhóm đối tượng này, mang về kết quả kinh doanh triển vọng.

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.