Copywriting là gì? Kỹ thuật Copywriting là sử dụng công cụ viết cho người đọc hay khách hàng để rút ngắn thời gian ra quyết định hành động mua hàng. Cho dù đó tiến hành các hoạt động truyền thông, xây dựng thương hiệu hoặc triển khai các chương trình khuyến mãi, mục đích cuối cùng để khách hàng hành động.
Copywriting là gì?
Copywriting có thể bao gồm việc sản xuất bài viết, slogan (khẩu hiệu), tiêu đề, thư, tagline, lời hát quảng cáo, các nội dung trên mạng, các kịch bản phim quảng cáo truyền hình hoặc kịch bản quảng cáo trên đài phát thanh, thông cáo báo chí, bản tin, và rất nhiều tài liệu khác của doanh nghiệp nhằm để sử dụng cho hoạt động truyền thông marketing.
Các copywriter viết lời quảng cáo cho các ấn phẩm quảng cáo, như các cataloge, bản tin, phim quảng cáo, brochures, postcards, website, email, thư, và các hình thức quảng cáo khác.
Trong cuộc ách mạng công nghệ 4.0, khái niệm Digital Copywriting ra đời. Vậy digital copywriting là gì? Có khác với Copywriting truyền thống? Bản chất thì không thay đổi, sự thay đổi duy nhất nằm ở cách kết hợp với các công cụ Digital Marketing.
Mối quan hệ giữa Storytelling và Copywriting là gì?
Trước tiên, Storytelling là gì?
Storytelling (marketing bằng kể chuyện) vẫn được coi là đỉnh cao của kỹ năng copywriting, là cách thức đang được những copywriter nổi tiếng, dày dặn kinh nghiệm sử dụng trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu. Storytelling ra đời dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện lý thú, liên quan trực tiếp/ gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của doanh nghiệp.
Hiên nay, nhiều công ty vẫn ưa chuộng việc kết hợp storytelling với viral marketing, biến câu chuyện thành những con virus được lây lan trong mạng xã hội trực tuyến...
Bên cạnh đó, còn có thể kết hợp giữa storytelling với các chiến dịch PR quy mô, với sự tham gia của các phương tiện truyền thông như báo điện tử, truyền hình, truyền thanh, quảng cáo ngoài trời... để đem lại sức sống mạnh mẽ cho câu chuyện, tạo ấn tượng sâu đậm vào cảm xúc của nhóm đối tượng mục tiêu.
Vậy người làm nghề Copywriting nên sử dụng Storytelling như thế nào cho hiệu quả?
5 mẹo Storytelling “người người muốn nghe” – “nhà nhà muốn mua”
1. Cân bằng các chi tiết
Chi tiết rất cần thiết trong cách viết copywriting, điều quan trọng đó là bao nhiêu chi tiết sẽ phù hợp? Số lượng chi tiết cần phải đủ cho khán giả tưởng tượng ra câu chuyện, nhưng cũng không thể quá nhiều khiến khán giả cảm thấy xa lạ và chán nản. Để khơi gợi sự đồng cảm, bạn không nên miêu tả quá sâu, quá cụ thể từng chi tiết bởi những thứ đó sẽ khiến khán giả mất đi cảm giác thấy mình ở trong đó. Trừ khi người đọc thực sự đã thực hiện chi tiết giống hệt như vậy, còn nếu không, họ sẽ không thể tìm được mối liên hệ.
Ví dụ như khi bạn kể câu chuyện: “Vào buổi sáng, trời bắt đầu mưa nặng hạt. Tôi lái chiếc xe Suzuki Swift đến cửa hàng tiện lợi 7Eleven, nơi chúng tôi hẹn nhau mỗi ngày trước khi tới công ty.” Những chi tiết quá cụ thể như xe Suzuki Swift hay cửa hàng 7 Eleven sẽ khiến người đọc gặp khó khăn trong việc cố gắng tưởng tượng. Thay vào đó, họ chỉ có thể liên tưởng tới việc lái xe trên đường trong trời mưa nặng hạt tới điểm hẹn của 2 người.
2. Hình dung, mường tượng câu chuyện
Khi người đọc có thể hình dung câu chuyện tốt, thì họ sẽ ghi nhớ các chi tiết nhiều hơn. Câu chuyện càng lôi kéo nhiều khán giả tìm thấy họ trong đó, họ càng nhớ tới nó nhiều hơn. Và càng nhớ nhiều, thì họ lại càng thích thú và tin tưởng câu chuyện lẫn người viết. Và tất nhiên, một khi họ đã thích và tin tưởng người viết quảng cáo, họ càng mua sản phẩm nhiều hơn. Tốt hơn hết là hãy để khán giả có thể hình dung họ trong truyện như là nhân vật chính.
Chìa khóa khi kể những câu chuyện này là dệt chi tiết kèm theo miêu tả cảm nhận giác quan. Khi câu chuyện yêu cầu mọi người tưởng tượng ra một thứ gì đó có hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi và vị, họ sẽ gắn kết hơn với câu chuyện.
Những chi tiết về cảm giác sẽ kéo người đọc vào và giúp họ tưởng tượng mình trong đôi giày của người kể chuyện và xuất hiện phản ứng cảm xúc thích hợp. Họ sẽ cảm thấy câu chuyện đang xảy ra với họ.
Và điều này làm cho cách kể chuyện trở nên hiệu quả trong việc bán hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: Nghề Art Director là gì
3. “Chơi đùa” với cảm xúc
Cuộc sống luôn có sự thăng trầm và là sự chuyển đổi liên tục giữa các cảm xúc đối nghịch. Xét cho cùng, chúng ta không biết cảm giác tốt như thế nào nếu chúng ta chưa bao giờ có trải nghiệm xấu. Thêm vào đó, không ai thích sự đơn điệu.
Vì lý do này, điều quan trọng là giữ mức độ cảm xúc của câu chuyện biến động liên tục. Nếu một newbie mới học làm copywriter luôn chỉ giữ cho người đọc cảm thấy tốt đẹp/ tồi tệ, họ sẽ không thể bán hàng.
Chúng ta đều biết chẳng ai thích sự tiêu cực, nhưng tích cực mãi thì sẽ thành nhàm chán. Hoặc tệ hại hơn, người đọc có thể nghĩ rằng câu chuyện chỉ là một sự ăn may hoặc người viết đang cố tình phóng đại mọi thứ. Hẳn nhiên, họ sẽ rời bỏ câu chuyện của bạn ngay lập tức.
4. Đừng đưa câu chuyện rời xa người đọc
Kể một câu chuyện chỉ mang tính tương đối, quan trọng là khán giả phải tìm được mối liên kết với người viết. Sau tất cả thì ai lại muốn mua một cái gì đó từ một người mà họ không liên quan? Từ một người nào đó mà họ không thể xác định, hình dung được?
Nếu bạn viết câu chuyện về một anh chàng giàu có được thừa hưởng tài sản thừa kế của gia đình và thực hiện giấc mơ, liệu sẽ có bao nhiêu % khán giả tiếp tục lắng nghe? Thực tế, chẳng ai quan tâm tới những câu chuyện quá đẹp, quá hạnh phúc với nhân vật chính giàu có.
Vấn đề đây cần là những câu chuyện mà mọi người đều có thể liên quan đến.
Về cơ bản, câu chuyện cần phải đủ “bình thường” để mọi người đều có thể liên hệ đến nó. Họ cần phải biết đủ về tình hình trong câu chuyện, cho dù đó là trải nghiệm của họ hay của người khác, để có thể thấy mình trong đó. Điều này sẽ đảm bảo khán giả bị cuốn hút bởi câu chuyện, được thu hút và hình thành mức độ tin tưởng tự nhiên mà không cách nào khác tạo ra được.
5. Luôn cân bằng với cái kết mở
Mọi người đều thích được mong đợi, chờ đón chứ sao nữa!
Chỉ cần nghĩ về tập cuối của phần cuối của chương trình truyền hình yêu thích của bạn. Nó sẽ ra sao? Nhân vật chính sẽ đi đâu, họ sẽ tiếp tục sống như thế nào? Tôi đặt cược nó là cái khiến bất cứ ai xem cũng tự hỏi những gì sẽ xảy ra và nguyền rủa phải đợi cho đến khi mùa tiếp theo.
Đây là một cái kết mở — điều gì đó khiến khán giả băn khoăn và muốn biết điều gì xảy ra tiếp theo. Và chính những đoạn bỏ lửng này đã lôi kéo mọi người vào câu chuyện.
Khi nói đến kỹ năng copywriting, sự gợi mở chỉ đơn giản là câu hỏi hoặc khái niệm được trình bày trong suốt câu chuyện mà mọi người muốn có câu trả lời. Vậy các copywiter cần gì? Họ phải làm cho câu chuyện trở nên dễ hiểu và lôi kéo mọi người, họ sẽ tin tưởng rằng những câu hỏi đó sẽ được trả lời tại một số điểm.
Đọc thêm:Những bí quyết quan trọng bạn cần biết về Copywriting
Kết luận
Tuy nhiên, sử dụng Storytelling trong Copywriting lại yêu cầu một độ mở nhất định cân bằng và không quá rộng khiến chẳng ai muốn đi sâu hơn. Trước khi trở thành một người kể chuyện hấp dẫn, phải hiểu rõ mục đích của cuối cùng làm Copywriting là gì.
Khách hàng sẽ không mua nếu câu chuyện khép lại theo cách khiến họ muốn mua hoặc quá ít thông tin cung cấp giá trị để họ tiếp tục hành động. Khán giả sẽ chuyển thành khách hàng chỉ khi cái kết mở của câu chuyện khiến tất cả như ngồi trên mép ghế chờ đợi để biết điều sắp xảy ra.
Thao Nguyen - Marketing AI
Theo Lurns
Bình luận của bạn