cover

Tổng hợp 12 thuật ngữ Marketing bắt đầu bằng chữ “Content” nhất định bạn nên biết

22 Thg 05

Ngày nay, Marketing không ngừng thay đổi với sự xuất hiện của các công nghệ mới, đòi hỏi các marketers phải luôn cập nhật và nắm bắt kịp thời để tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị. Trong bài viết dưới đây, Marketing AI sẽ cung cấp tổng quan về các thuật ngữ Content quan trọng mà bất kì marketers nào cũng nên biết, giúp doanh nghiệp làm chủ và chinh phục khách hàng.

    Content marketing

Content marketing (Tiếp thị nội dung) là một phương pháp tiếp thị chiến lược nhằm tạo dựng và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp, nhất quán để thu hút đối tượng khách hàng nhất định, từ đó thúc đẩy khả năng mua hàng của họ. Các định dạng nội dung được triển khai đa dạng và phong phú dưới nhiều hình thức như các bài viết blog, video, podcast hay bài đăng trên các phương tiện truyền thông.

Ngoài ra, content marketing có thể tối ưu nhất khi kết hợp với các chiến lược khác như Account-based marketing, Branded Content, Demand Generation, Influencer marketing, Product Marketing, SEO, Social Media, Public Relations (Quan hệ công chúng).

Duolingo là một trong những trang web và ứng dụng giúp người dùng học ngôn ngữ mới, đã triển khai thành công Content marketing trên nền tảng Tiktok. Cụ thể, DuoLingo đã thu hút được hơn 4,5 triệu người theo dõi trên Tiktok nhờ luồng nội dung nhất quán có linh vật cú xanh mang tính biểu tượng của công ty. Với khả năng tạo nội dung hài hước, bắt trend, dù nhiều video không đề cập đến sản phẩm và dịch vụ nhưng Duolingo đã nâng cao nhận thức về thương hiệu trên thị trường.

Duolingo đã nâng cao nhận thức về thương hiệu trên thị trường

    Content strategy

Trước khi đi vào tìm hiểu sâu về Content strategy, hãy cùng định nghĩa từng khái niệm bên trong nó. Strategy (chiến lược) là quá trình xác định hướng đi, nguồn tài nguyên, ngân sách và các chiến thuật cụ thể để hoàn thành mục tiêu trong tương lai. Theo đó, content strategy (chiến lược nội dung) là kế hoạch tạo, quản lý, phân phối, và chia sẻ nội dung.

Chiến lược này định hướng và điều phối tất cả các khía cạnh liên quan đến nội dung, bao gồm định dạng, kênh phân phối, đối tượng mục tiêu, và các chỉ số đo lường hiệu quả. Content strategy cũng là nền tảng giúp doanh nghiệp quản lý và triển khai nội dung phù hợp, góc nhìn chạm đến insight người dùng, từ đó khơi gợi nhu cầu và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Để xây dựng chiến lược nội dung có hiệu quả cao, bạn cần xem xét các yếu tố về thương hiệu, đối thủ cạnh tranh và thị trường:

  • Thương hiệu: Cân nhắc xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu gắn liền với đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Đối thủ cạnh tranh: Nhìn vào những điểm mà các đối thủ đang làm tốt, đánh giá và xem xét các phương pháp có thể cải thiện nó
  • Thị trường: Phân tích tổng quan thị trường, dự đoán tốc độ tăng trưởng và đề xuất các chủ đề nội dung có thể triển khai

    Content marketing strategy

Content marketing strategy (hay còn gọi là chiến lược tiếp thị nội dung) sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể hơn, triển khai các nội dung theo chuyên mục khác nhau trên các kênh truyền thông phù hợp. Mục đích cuối cùng của chiến lược này nhằm quảng bá, truyền cảm hứng và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Không những vậy, một chiến lược content marketing rõ ràng sẽ đảm bảo rằng nội dung đó tiếp cận đúng đối tượng vào đúng thời điểm, từ đó tối ưu hóa tác động và hiệu quả của các hoạt động marketing.

Ngoài ra, một chiến lược content marketing cần trả lời cho ba câu hỏi: Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì (Tại sao bạn cần nội dung này?); Đối tượng khách hàng là ai (ai sẽ đọc những nội dung đó), Nội dung có gì độc đáo và hữu ích không?

Để phân biệt rõ hơn về Content Strategy và Content Marketing Strategy, hãy cùng phân tích ví dụ khi triển khai nội dung website cho một công ty du lịch

  • Content strategy: Cung cấp các nội dung hấp dẫn liên quan đến du lịch được kiểm chứng để đảm bảo uy tín.
  • Content marketing strategy: Các chủ đề bài viết đa dạng bao gồm lịch trình tham quan, mẹo tiết kiệm chi phí du lịch, chủ đề văn hóa, lịch sử tại địa phương, các thông tin mới nhất về giá vé du lịch,... được triển khai ở nhiều định dạng bài viết, video, infographic và được đăng tải theo kế hoạch.

Content mission statement

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp thường sản xuất đa dạng các loại nội dung khác nhau trên các kênh quảng cáo và bán hàng - Tất cả đều được thiết kế để làm sao thu hút khách hàng nhất có thể, từ đó kích thích họ đưa ra quyết định. Tuyên bố sứ mệnh nội dung (Content mission Statement) là một tuyên bố đơn giản về mục tiêu, giá trị và định hướng của doanh nghiệp, hay tổ chức.

Đây là bản tóm tắt lý do tồn tại của doanh nghiệp và giúp khách hàng, nhân viên cũng như quản lý cấp cao trong công ty hiểu được các ưu tiên hàng đầu của tổ chức. Điều này sẽ giúp thương hiệu đảm bảo mỗi phần nội dung đều có tầm nhìn rõ ràng và phù hợp với các kế hoạch chiến lược tổng thể.

Các tuyên bố sứ mệnh nội dung phải thể hiện rõ thương hiệu của bạn làm gì, thực hiện như thế nào và tại sao thương hiệu lại làm điều đó.

  • Mục đích thương hiệu: Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhằm mục đích cung cấp điều gì và cho ai?
  • Giá trị thương hiệu: Công ty của bạn đại diện cho điều gì? Ví dụ như bạn có ý thức về môi trường và đưa ra giải pháp bền vững hơn để cải thiện không? Giá trị là những gì để làm cho công ty của bạn trở nên độc đáo hơn?
  • Mục tiêu của thương hiệu: Bạn mang lại điều gì cho khách hàng? Tại sao họ nên mua hàng của bạn thay vì các đối thủ cạnh tranh khác?

Một ví dụ điển hình về Content Mission Statement của IKEA: "To offer a wide range of well-designed, functional home furnishing products at prices so low that as many people as possible will be able to afford them." (Cung cấp nhiều loại sản phẩm trang trí nội thất gia đình được thiết kế đẹp mắt, tiện dụng với mức giá thấp đến mức càng nhiều người có thể mua được). Việc sử dụng các thuật ngữ như “càng nhiều người càng tốt” sẽ khiến một công ty lớn như IKEA trở nên dễ tiếp cận và hấp dẫn hơn nhiều đối với khách hàng.

Content mission statement

Hay ví dụ của Tesla: "Accelerating the world’s transition to sustainable energy." (Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững của thế giới). Thông qua tuyên bố này, Tesla thể hiện mối quan tâm hàng đầu không chỉ là sản phẩm ô tô mà còn thúc đẩy năng lượng bền vững.

    Content brief

Tóm tắt nội dung (Content brief) sẽ ghi lại các hướng dẫn chi tiết nhằm định hướng cho quá trình sản xuất cụ thể. Tài liệu này cung cấp thông tin và yêu cầu cụ thể về nội dung, giúp đảm bảo rằng tất cả những người tham gia vào quá trình sản xuất nội dung (như biên tập viên, nhà thiết kế) đều hiểu rõ và nhất quán về mục tiêu, phạm vi và yêu cầu của dự án. Thông qua content brief, doanh nghiệp có thể kiểm soát chất lượng nội dung, từ đó nâng cao hiệu quả chiến lược tổng thể.

Để viết một bản tóm tắt nội dung đầy đủ, bạn cần đề cập đến các yếu tố sau:

  • Mô tả thông tin chi tiết về công ty: Bạn có thể đề cập đến sứ mệnh, tầm nhìn, hoặc những câu chuyện truyền cảm hứng.
  • Mô tả chủ đề: Nội dung nói về điều gì, hoặc các chủ đề phụ có thể xuất hiện
  • Đối tượng mục tiêu: Bài viết dành cho ai? Sử dụng giọng điệu như thế nào? Mối quan tâm của họ là gì?
  • Mục đích nội dung: Bài viết có thể chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, hoặc mục tiêu cuối cùng là quảng bá dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty.
  • Giọng điệu: tùy vào mục tiêu và đối tượng để quyết định giọng văn phù hợp
  • Từ khóa SEO: chứa danh sách các từ khóa chính và từ khóa liên quan
  • Sơ lược nội dung: cung cấp tiêu đề và tiêu đề phụ cho phần nội dung
  • Số từ: có độ dài vừa đủ để đề cập sâu về chủ đề. Các nội dung dạng dài sẽ có xu hướng xếp hạng cao hơn các bài viết ngắn.
  • Tiêu đề: việc cung cấp tiêu đề trong mẫu tóm tắt nội dung sẽ mang lại cho người viết một cái nhìn tổng quan về bài viết.
  • Liên kết: có thể liệt kê một số nguồn hoặc các bài viết sẵn có trên trang web.

    Content inventories and audits

Content inventories and audits (Kiểm kê và kiểm tra nội dung) là hai quy trình quan trọng trong quản lý nội dung của một trang web. Content inventory là quá trình liệt kê và phân bổ tất cả các nội dung hiện có trên một trang web, nhằm tạo ra một bản ghi chi tiết để doanh nghiệp dễ dàng quản lý và đánh giá.

Trong khi đó, content audit (kiểm tra nội dung) là quá trình đánh giá chất lượng và hiệu quả của nội dung hiện có dựa trên các tiêu chí cụ thể. Mục đích của quy trình này là xác định những phần đang hoạt động tốt, những phần cần cải thiện, và những nội dung nên loại bỏ hoặc cập nhật. Content inventories và audits được thực hiện phối hợp, giúp các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả và đưa ra các quyết định chiến lược để cải thiện và tối ưu hóa nội dung.

    Content / editorial plan

Kế hoạch nội dung biên tập (Content/ editorial plan) là một tài liệu chiến lược, phác thảo các loại nội dung được sản xuất, các chủ đề sẽ được đề cập, thời gian biểu cho việc tạo và xuất bản, cũng như các mục tiêu của nội dung. Đây là lộ trình cho việc tạo và phân phối nội dung, đảm bảo tính nhất quán, mạch lạc, phù hợp với các chiến lược marketing và truyền thông tổng thể.

Content / editorial plan

Một content plan thường bao gồm 4 phần chính:

  • Quản trị và hướng dẫn: các tiêu chí về chất lượng, phương pháp tối ưu và các nguyên tắc phân biệt nội dung của doanh nghiệp so với các đối thủ khác.
  • Các quy trình và hệ thống: nhiệm vụ, quy trình làm việc và các công cụ, thiết bị công nghệ mới hỗ trợ chiến dịch
  • Nguồn lực: bao gồm vai trò, trách nhiệm và kỹ năng cần thiết để tối ưu hóa chiến dịch
  • Quảng cáo và phân phối: phân chia các chủ đề trọng tâm chính, định dạng nội dung, CTA trên các kênh và nền tảng ưu tiên khác nhau.

    Content operations

Content operations (hoạt động sản xuất nội dung), là cái nhìn toàn cảnh về hệ thống các quy trình, công cụ, con người và chiến lược quản lý toàn bộ vòng đời của nội dung từ việc lập kế hoạch, sáng tạo, biên tập, xuất bản đến phân phối và đo lường hiệu suất. Về bản chất, đây là một khuôn khổ về cách các doanh nghiệp tạo ra nội dung hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Hoạt động nội dung đóng vai trò là xương sống của quản lý nội dung, cho phép doanh nghiệp xử lý nội dung một cách hiệu quả. Từ lên ý tưởng đến xuất bản và các hoạt động nội dung sẽ hợp lý hóa toàn bộ quy trình, đảm bảo thông điệp thương hiệu nhất quán và mạch lạc trên nhiều kênh khác nhau. Bằng cách tối ưu hóa quy trình làm việc nội dung, doanh nghiệp có thể giảm sự dư thừa, cải thiện năng suất và cung cấp nội dung chất lượng cao một cách nhất quán.

Hoạt động nội dung tập trung vào ba yếu tố:

  • Con người: ai đang thực hiện nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm của họ là gì.
  • Quy trình: những chức năng nào cần thiết để hoàn thành một dự án.
  • Công nghệ: công cụ nào giúp xây dựng hệ thống vận hành nội dung.

    Content workflow

Content workflow (Quy trình sản xuất nội dung) là một loạt các bước và quy trình để sản xuất nội dung một cách có hệ thống. Trong cuốn sách Content Strategy for the Web (Chiến lược nội dung cho web), tác giả Kristina Halvorson cho biết quy trình sản xuất nội dung sẽ bao gồm “xác định nhu cầu, tìm nguồn, tạo, xem xét, phê duyệt và phân phối”.

Từ lập kế hoạch và xuất bản một bài đăng đơn giản trên mạng xã hội đến chiến dịch đa kênh trải rộng trên nhiều kênh trực tuyến, một quy trình làm việc mang tính chiến lược và hiệu quả sẽ giúp quá trình tạo nội dung diễn ra suôn sẻ.

Ví dụ, khi sản xuất một nội dung video cho nhãn hàng, các marketers sẽ thực hiện workflow như sau:

  • Lập kế hoạch: Xác định chủ đề, viết kịch bản và lập kế hoạch quay phim.
  • Sản xuất: Quay video theo kịch bản đã viết.
  • Chỉnh sửa: Biên tập video, thêm hiệu ứng, âm thanh và phụ đề.
  • Phê duyệt: Gửi video cho quản lý và các bên liên quan để xem xét.
  • Phân phối: Đăng video lên YouTube, website và các kênh truyền thông xã hội.
  • Theo dõi: Sử dụng công cụ phân tích video để theo dõi lượt xem và phản hồi.

Quy trình này nhằm đảm bảo rằng nội dung được sản xuất một cách có hệ thống, hiệu quả, và chất lượng cao, đồng thời giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Content workflow hiệu quả giúp duy trì sự nhất quán và tổ chức trong quá trình sản xuất nội dung.

    Branded Content

Branded content (nội dung về thương hiệu), nhằm cung cấp thông tin, truyền cảm hứng, đồng thời tạo liên kết giữa khách hàng với thương hiệu đó. Không giống như quảng cáo truyền thống, branded content không trực tiếp quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ mà tập trung vào xây dựng hình ảnh thương hiệu và tương tác với khách hàng.

Ngoài ra, cách thức này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như video, bài viết, podcast, phim ngắn, trò chơi, chương trình truyền hình, và nhiều loại nội dung số khác. So với các quảng cáo truyền thống, branded content được lồng ghép khéo léo và không làm gián đoạn trải nghiệm của khách hàng.

Dove là một thương hiệu nổi tiếng với gần 20 năm theo đuổi chiến dịch “Real Beauty” (vẻ đẹp đích thực). Không chỉ đơn thuần quảng cáo những sản phẩm của mình, Dove còn tạo ra các nội dung ý nghĩa, khích lệ sự tự tin và tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ. Trong các chiến dịch của mình, video, hình ảnh và các bài viết được chia sẻ đa dạng trên nhiều nền tảng, tạo ra những điểm chạm với khán giả, thu hút tỷ lệ tương tác cao từ cộng đồng.

Tổng hợp 12 thuật ngữ Marketing bắt đầu bằng chữ “Content” nhất định bạn nên biết- Ảnh 4.

    Content Personalization

Content Personalization (cá nhân hóa nội dung) là một chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu trong đó các trang web, email và các dạng nội dung khác được điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm, sở thích hoặc hành vi của từng người dùng.

Thông qua việc thu thập dữ liệu, nghiên cứu về hành vi, sở thích và lịch sử tương tác của người dùng, các thương hiệu có thể tạo ra nội dung liên quan và hấp dẫn với từng nhóm độc giả.

Cá nhân hóa nội dung thường được triển khai nhiều nhất trong dịch vụ để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, Netflix sử dụng các thuật toán phân tích hành vi xem phim của người dùng để đề xuất các bộ phim và chương trình truyền hình phù hợp. Spotify cũng tạo ra các danh sách phát (playlist) cá nhân hóa như "Discover Weekly" dựa trên lịch sử nghe nhạc và sở thích của người nghe.

Content Personalization

    Content Segmentation

Content segmentation đề cập đến việc phân loại nội dung dựa trên phân khúc đối tượng mục tiêu. Các phân đoạn có thể dựa trên nhân khẩu học (tuổi, giới tính, địa lý), hành vi (lịch sử mua hàng, tần suất truy cập), tâm lý học (sở thích, thái độ) hoặc các tiêu chí khác phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Dựa trên thông tin này, marketers có thể tạo ra các nội dung tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu và sở thích của từng nhóm đối tượng.

Quá trình phân khúc khách hàng này giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về cơ sở khách hàng của mình và hiểu nhu cầu cũng như sở thích của họ. Nó cho phép bạn làm hài lòng người dùng bằng trải nghiệm cá nhân hóa trong ứng dụng , đề xuất tính năng, chiến dịch tiếp thị, v.v.

Ví dụ: một nền tảng B2C như TikTok, với cơ sở người dùng chủ yếu là Gen Z, sẽ tạo các chiến dịch tiếp thị quảng cáo nhắm mục tiêu đến những người từ 15 đến 25 tuổi. Tương tự, gamification trong ứng dụng có thể là một cách tuyệt vời để tăng cường sự tương tác giữa các nhóm tuổi trẻ hơn.

Bằng cách phân đoạn nội dung tiếp thị, người dùng nhận được nội dung phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ, dẫn đến trải nghiệm tốt hơn và hài lòng hơn, từ đó tăng tương tác và tỉ lệ chuyển đổi.

>>> Xem thêm: TOP 6 thuật ngữ Marketing dễ gây nhầm lẫn nhất

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.