cover

Persona là gì? 6 Bước lập 1 Persona thúc đẩy marketing hiệu quả

06 Thg 06

Làm cách nào để bạn biết liệu chiến dịch Marketing của bạn có đang đi đúng hướng và đúng chủ đề không? Thậm chí CTA của bạn đã chuẩn hay chưa? Để trả lời những băn khoăn đó, hãy thử...

Làm cách nào để bạn biết liệu chiến dịch Marketing của bạn có đang đi đúng hướng và đúng chủ đề không? Thậm chí CTA của bạn đã chuẩn hay chưa? Để trả lời những băn khoăn đó, hãy thử trên các Persona. Vậy bạn có biết Persona là gì không? Các Marketer thường biết về Persona nhưng họ chưa biết làm cách tạo để tạo các Persona thực sự có lợi ích cho doanh nghiệp mình.  Bài viết ngày hôm nay của MarketingAI sẽ giúp các bạn tìm hiểu thật chi tiết xem khái niệm Persona là gì cũng như tầm quan trọng và các bước để lập nên một Persona thúc đẩy cho các chiến lược marketing hiệu quả.

Khái niệm Persona là gì?

Persona (hoặc buyer persona) nôm na là chân dung khách hàng, là người đại diện cho phân khúc khách hàng mục tiêu của bạn, được thể hiện một cách chính xác và thực tế dựa trên hàng loạt các nghiên cứu. Nhiều doanh nghiệp sẽ có các persona khác nhau cho các phân khúc khách hàng khác nhau. Cho dù bạn có bao nhiêu Persona đi chăng nữa, thì mỗi nhóm cần phải có đủ các yếu tố: chức danh công việc, các thông tin nhân khẩu học, mục tiêu, môi trường, và các thông tin khác giúp xây dựng được một persona.

Khái niệm Persona là gì?

Khái niệm Persona là gì?

Nghiên cứu về Persona có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Nền tảng CRM của bạn có thể cung cấp rất nhiều thông tin quý báu, cũng như Facebook. Các nhóm tập trung, phỏng vấn khách hàng, nghiên cứu của bên thứ ba và Google Analytics cũng là các tài nguyên nghiên cứu rất tốt. Khi bạn có dữ liệu, hãy cô đọng lại và sắp xếp thành các Persona, đại diện chính xác cho người dùng mục tiêu của bạn. Từ đó, nhìn nhận thêm về tính cách, chiều sâu của các Persona để họ trở thành một công cụ hữu ích và mạnh mẽ cho những chiến dịch Marketing của bạn.

Nắm được kiến thức cơ bản Persona là gì, tiếp theo cùng MarketingAI tham khảo tầm quan trọng của Persona – chân dung khách hàng và Infographic dưới đây để biết thêm về cách tạo ra Persona của riêng bạn:

Tầm quan trọng của Persona là gì?

Đối với các doanh nghiệp thì Persona là một yếu tố rất cần thiết. Có thể coi Persona là bước đầu tiên để triển khai cho những chiến lược Marketing và kinh doanh quan trọng.

Persona sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc định hướng các hoạt động truyền thông, xây dựng và phát triển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.

Nói dễ hiểu thì việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp là chưa đủ, mà cần phải hiểu được nhu cầu, sở thích, hành vi, tính cách của họ.

Định nghĩa chân dung khách hàng “tiêu cực”

Buyer persona là hình mẫu khách hàng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến. Thế nhưng còn có một thuật ngữ nữa mà doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu đó là Negative persona - chân dung khách hàng tiêu cực.

Negative persona sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về những khách hàng mà họ không nên tập trung quá nhiều bởi họ có thể không mang đến lợi ích hoặc mang đến lợi ích rất nhỏ cho doanh nghiệp.

Ví dụ:

Doanh nghiệp cung cấp phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp cho "dân Editor". Vậy những người không chuyên sẽ khó có thể sử dụng những tính năng phức tạp của phần mềm, ngoài ra nhiều người vẫn muốn sử dụng phần mềm miễn phí hoặc có tần suất sử dụng thấp,...chắc chắn là những đối tượng mà doanh nghiệp không muốn hướng đến.

Lợi ích của chân dung khách hàng trong Marketing

Persona giúp tạo dựng nội dung content và xây dựng các thông điệp truyền thông hấp dẫn thu hút khách hàng mục tiêu.

Thiết lập Persona giúp doanh nghiệp tuỳ biến chiến dịch Marketing, phân khúc khách hàng và lựa chọn khách hàng phù hợp cho từng chiến dịch. Ví dụ, thay vì gửi một email cho nhiều người thì căn cứ vào chân dung khách hàng, các bạn chỉ cần lựa chọn gửi cho những người phù hợp.

Lợi ích của chân dung khách hàng trong Marketing

Lợi ích của chân dung khách hàng trong Marketing

Ở mức độ cao cấp hơn, bên cạnh việc dựa vào vòng đời sản phẩm, bạn có thể kết hợp với Persona để định hướng chiến lược phát triển cho thương hiệu, cải tiến sản phẩm và thúc đẩy chiến lực marketing.

Bên cạnh đó, Persona còn giúp doanh nghiệp phác thảo chân dung của những khách hàng "tiêu cực", tạo tiền đề triển khai hoạt động tiếp thị và bán hàng, cũng như giữ chân khách hàng thân thiết, tối ưu hiệu quả hoạt đông và doanh thu cho doanh nghiệp.

Sau khi đã hiểu được Persona là gì và tầm quan trọng của nó, tiếp theo mời các bạn hãy cùng tham khảo Infographic về 6 bước để lập nên một Persona thúc đẩy Marketing hiệu quả ngay bây giờ.

6 bước để lập nên một Persona thúc đẩy Marketing hiệu quả

Hãy cùng MarketingAI xem ngay 6 bước để lập nên một Persona - chân dung khách hàng thúc đẩy Marketing đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

6 bước để lập nên một Persona thúc đẩy Marketing hiệu quả

Persona là gì? 6 bước để lập nên một Persona thúc đẩy Marketing

Bước 1. Triển khai việc nghiên cứu người dùng:

Trả lời các câu hỏi quan trọng như:

  • Khách hàng của bạn là ai?
  • Họ cần gì từ công ty bạn?
  • Hành vi, giả định và kỳ vọng nào ảnh hưởng tới cách nhìn của họ về công ty bạn?

Lấy dữ liệu từ Facebook Audience Insight

  • Sở thích: Thể loại và những trang yêu thích
  • Nhân khẩu học: Tuổi, giới tính, chức danh công việc, tình trạng quan hệ, học thức.
  • Địa điểm: Nơi họ sống.
  • Hoạt động: Tần suất online và sử dụng các thiết bị.
  • Hộ gia đình: Thu nhập, quyền sở hữu nhà đất, giá trị nhà, phương thức chi tiêu.
  • Hành vi mua sắm: Khả năng mua sắm trực tuyến, hình vi mua sắm.

Nói chuyện trực tiếp với khách hàng

  • Khảo sát
  • Theo nhóm tập trung
  • Phỏng vấn khách hàng
  • Hồ sơ khách hàng

Bước 2. Đúc kết lại nghiên cứu

Tìm kiếm chủ đề, đặc trưng cụ thể, liên quan và mang tính phổ thông với công ty và khách hàng

Bước 3. Brainstorm

- Sắp xếp nghiên cứu thành các nhóm Persona thể hiện các nhóm khách hàng mục tiêu.

- Đặt tên hoặc phân loại từng nhóm

Bước 4. Cải thiện

- Kết hợp và sắp xếp ưu tiên các nhóm Persona

- Tách họ thành các nhóm thứ tự và nhóm bổ sung (nếu cần thiết).

- Bạn nên có từ 3 tới 5 Persona và các đặc trưng của nhóm.

Bước 5. Hoàn thiện để Persona thực tế hơn

- Phát triển những mô tả phù hợp về lý lịch, động lực và kỳ vọng của mỗi Persona.

- Chính xác và nghiêm túc.

Bước 6. Thêm Persona vào nền tảng CRM

Tạo vùng "Persona" trên danh bạ liên lạc.

Với vùng Persona này, bạn có thể sử dụng để báo cáo và hiểu hơn về các Persona.

  • Tìm hiểu được Persona nào đó tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.
  • Cải thiện chiến lược cho Persona mục tiêu có tỷ lệ chuyển đổi thấp.
  • Chú ý xem mỗi Persona mất bao lâu có thể chuyển đổi.
  • Tìm hiểu mức độ tương tác và số lượng Touchpoint (Điểm tiếp xúc) mà mỗi Persona cần.
  • Đo lường hiệu suất Marketing về mức độ chiến dịch tương tác với các Persona khác nhau.

Tổng kết

Như vậy trên đây chúng tôi đã tổng kết với tất cả các bạn những thông tin về Persona và cách lập nên Persona cho chiến lược marketing. Chắc hẳn qua bài viết này các bạn đã hiểu được Persona là gì, lợi ích và tầm quan trọng của Persona trong chiến lược Marketing phải không nào? Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì vai trò của Persona cũng rất quan trọng. Vì vậy hiểu rõ được Persona là gì và triển khai Persona cho chiến lược marketing là một việc cần thiết để các doanh nghiệp có thể phát triển và mang lại nhiều doanh thu hơn nữa.

  • Trang Ami - MarketingAI

Theo SalesForce

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.