cover

Duplicate Content là gì? Nguyên nhân, cách kiểm tra và sửa lỗi

Duplicate Content là một trong những vấn đề thường xuyên gây nhức nhối đối với nhiều chủ sở hữu trang web và ảnh hưởng không tốt đến SEO. Nhiều thông tin cho rằng, duplicate content có thể gây hại cho...

Duplicate Content là một trong những vấn đề thường xuyên gây nhức nhối đối với nhiều chủ sở hữu trang web và ảnh hưởng không tốt đến SEO. Nhiều thông tin cho rằng, duplicate content có thể gây hại cho thứ hạng và thậm chí có thể dẫn đến hình phạt của Google nếu trùng lặp với số lượng lớn. Do đó, việc biết cách tránh và khắc phục những vấn đề này sẽ rất hữu ích trong hoạt động SEO của doanh nghiệp.

Trong bài viết này, hãy cùng MarketingAI tìm hiểu rõ hơn về Duplicate Content là gì, những nguyên nhân và cách khắc phục Duplicate Content cho website, và một số hướng dẫn về cách kiểm tra Duplicate Content đơn giản, hiệu quả nhất.

Duplicate Content là gì?

Vậy, Duplicate content là gì? Duplicate content là nội dung trùng lặp hoàn toàn hoặc gần giống với các nội dung khác đã xuất hiện ở nhiều nơi trên internet, có thể nằm trên một URL khác và đôi khi là trên một tên miền khác. Có một lượng lớn nội dung trùng lặp trên một trang web có thể tác động tiêu cực đến thứ hạng của website.

Một cách trực quan:

Duplicate content có thể là nội dung giống hoàn toàn với nội dung đã xuất hiện trên một trang khác.

Duplicate Content là gì?

Duplicate content là gì?

Hoặc những nội dung tương tự với nội dung khác ngay cả khi nó được viết lại một chút cũng được tính là duplicate content.

Duplicate content có thể là nội dung giống hoàn toàn với nội dung đã xuất hiện

Duplicate content có thể là nội dung giống hoàn toàn với nội dung đã xuất hiện

Nguyên nhân dẫn đến duplicate content có thể do vô tình hoặc là kết quả của việc triển khai các kỹ thuật SEO. Chẳng hạn, một trang web có thể truy cập được bằng cả http và https, www và non-www mà không được chuyển hướng đúng cách. Hoặc có thể CMS hiện tại đang sử dụng quá nhiều tham số URL động gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm. Ngay cả các trang AMP cũng có thể bị tính là duplicate content nếu không được liên kết đúng cách.

Hình phạt của Google đối với Duplicate content

Vậy hình phạt của Google đối với Duplicate Content là gì?Mặc dù Google thường tránh đưa các trang web có nội dung tương tự vào kết quả tìm kiếm vì chúng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và duplicate content có thể dẫn đến hình phạt hoặc hủy lập chỉ mục hoàn toàn đến một trang web, tuy nhiên việc nhận hình phạt từ Google là rất hiếm. Điều này chỉ thực sự xảy ra trong trường hợp một trang web nào đó cố tình lấy hoặc sao chép nội dung từ các trang web khác.

Theo Google:

Vì vậy, nếu bạn đang có nhiều trang trùng lặp trên website của mình thì cũng không cần quá lo lắng về "hình phạt nội dung trùng lặp" của Google. Mặc dù về mặt kỹ thuật đây không phải là một hình phạt, nhưng sau khi tìm hiểu về duplicate content là gì mới thấy đôi khi vẫn có thể ảnh hưởng xấu đến thứ hạng của công cụ tìm kiếm. Khi website của bạn có nhiều nội dung tương tự ở nhiều vị trí trên internet thì công cụ tìm kiếm sẽ rất khó quyết định phiên bản nào phù hợp hơn với một truy vấn nhất định.

Lý do khiến Duplicate có hại cho SEO là gì?

Vậy lý do nào dẫn đến duplicate có hại cho SEO? Thực chất, Google không muốn xếp hạng các trang có duplicate content.

Trên thực tế, Google tuyên bố rằng:

Vì vậy, nếu website của bạn chứa các trang KHÔNG có thông tin riêng biệt, nó có thể làm ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

Cụ thể, đây là ba vấn đề chính mà các trang web có nhiều duplicate content gặp phải:

Giảm lưu lượng truy cập tự nhiên

Nguyên nhân là bởi Google không muốn xếp hạng các trang sử dụng nội dung được sao chép từ các trang khác trong chỉ mục của Google. Điều này bao gồm cả các trang trên website của bạn.

Giả sử bạn có ba trang trên website của mình với nội dung tương tự như sau:

Dulicate content giảm lưu lượng truy cập trong SEO

Dulicate content giảm lưu lượng truy cập trong SEO

Khi đó, Google không chắc trang nào là "trang gốc". Vì vậy, cả ba trang sẽ cùng đấu tranh để xếp hạng.

Duplicate Content là gì? Nguyên nhân, cách kiểm tra và sửa lỗi- Ảnh 4.Duplicate content làm Google khó khăn hơn trong việc lựa chọn "trang gốc". Ảnh: backlinko

Hình phạt (Cực kỳ hiếm)

Mặc dù Google cho biết sẽ áp dụng hình phạt đối với các trang web có duplicate content, tuy nhiên website của bạn chỉ bị Google phạt khi cố tình cóp nhặt, sao chép các nội dung hiện có với mục đích đánh lừa công cụ tìm kiếm nhằm có được thứ hạng cao hơn.

Ít trang được lập chỉ mục hơn

Điều này đặc biệt quan trọng đối với các website có nhiều trang (như các trang web thương mại điện tử).

Duplicate Content là gì? Nguyên nhân, cách kiểm tra và sửa lỗi- Ảnh 5.

Google từ chối lập chỉ mục với các trang duplicate content. Ảnh: backlinko

Google không chỉ đánh giá thấp nội dung trùng lặp mà còn thực sự từ chối lập chỉ mục với những trang trùng lặp đó. Việc có nhiều phiên bản nội dung có thể làm khó các công cụ tìm kiếm trong quá trình hợp nhất số liệu liên kết, từ đó gây lãng phí ngân sách thu thập thông tin cho duplicate content.

>>> Xem thêm: SEO là gì? Những điều cần biết về Nghề SEO trong năm 2021

Những nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục Duplicate Content

Vậy nguyên nhân gây ra Duplicate content là gì? Có rất nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan khiến xảy ra duplicate content. Tuy nhiên tất cả đều xoay quanh hai nguyên nhân chính:

  • Duplicate content vì lý do kỹ thuật
  • Duplicate content do sao chép nội dung

Duplicate content vì lý do kỹ thuật

Non-www với www và HTTPs với HTTP

Giả sử  canonical domain của bạn có dạng https://www.example.com với subdomain là www và giao thức mạng chính là HTTPs. Nếu máy chủ web của bạn định cấu hình không tốt, nội dung của bạn có thể truy cập được thông qua 4 biến thể sau:

Non-www với www và HTTPs với HTTP

Non-www với www và HTTPs với HTTP

Cách khắc phục:

Lựa chọn 1 phiên bản ưa thích sau đó sử dụng lệnh chuyển hướng Redirect 301 để chuyển hướng các biến thể không mong muốn về một phiên bản duy nhất. Trong trường hợp này là: https://www.example.com

Cấu trúc URL: cách viết hoa và dấu gạch chéo (Trailing Slash) trong URL

URL chữ hoa và chữ thường

Google có sự phân biệt rõ ràng giữa chữ hoa và chữ thường trong URL. Điều này có nghĩa 3 URL dưới đây được xem là các URL khác nhau:

https://example.com/Page/

https://example.com/PAGE/

https://example.com/pAgE/

Trong quá trình tạo link, bạn thường rất dễ mắc lỗi đánh máy khiến các phiên bản URL này đều được lập chỉ mục. 

Lưu ý: Bing không phân biệt chữ hoa và chữ thường trong các URL.

Google có sự phân biệt rõ ràng giữa chữ hoa và chữ thường trong URL

Google có sự phân biệt rõ ràng giữa chữ hoa và chữ thường trong URL

Trailing Slash trong URL

Dấu gạch chéo (/) ở cuối URL được gọi là Trailing Slash. Thường thì các URL đều có thể truy cập được thông qua cả hai biến thể sau và được coi là một:

https://example.com/url-a

https://example.com/url-a/

Mặc dù Google không xem xét đến việc URL có chứa trailing slash hay không, tuy nhiên việc nội dung truy cập được bằng cả hai loại biến thể này sẽ dẫn đến lỗi duplicate content. 

Cách khắc phục:

Lựa chọn cấu trúc ưa thích cho các URL và đối với các phiên bản URL không mong muốn, hãy triển khai chuyển hướng 301 và đảm bảo luôn nhất quán các liên kết nội bộ.

Index page - Các trang chỉ mục (index.html, index.php)

Trang chủ trên website của bạn có thể truy cập được qua nhiều URL nếu máy chủ web của bạn được định cấu hình sai. Bên cạnh https://www.example.com, trang chủ của bạn cũng có thể được truy cập thông qua:

https://www.example.com/index.html

https://www.example.com/index.asp

https://www.example.com/index.aspx

https://www.example.com/index.php

Điều này có thể dẫn đến duplicate nội dung.

Cách khắc phục

Chọn một cách ưa thích để truy cập trang chủ của bạn, sau đó triển khai chuyển hướng 301 từ các phiên bản còn lại sang phiên bản ưa thích.

Trong trường hợp trang web của bạn đang sử dụng bất kỳ URL nào trong số này để phân phối nội dung, hãy đảm bảo chuẩn hóa các trang này vì chuyển hướng chúng sẽ làm hỏng các trang.

Các thông số để lọc Bộ lọc tham số Filtered Navigation

Filtered Navigation hay điều hướng nhiều chiều là việc các trang web cung cấp cho người dùng các bộ lọc để sắp xếp và phân loại các mục trên trang. Loại điều hướng này thường sử dụng các tham số trong URL để cung cấp khả năng lọc thông tin. Lấy URL này làm ví dụ:

https://www.example.com/toys/cars?colour=black

Trang này sẽ hiển thị tất cả các xe ô tô đồ chơi màu đen.

Mặc dù điều này tốt cho khách truy cập, nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề lớn cho các công cụ tìm kiếm bởi vì thường có nhiều sự kết hợp của các bộ lọc, từ đó tạo ra vô số kết quả. Ngoài ra, thứ tự của các tham số có thể không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng truy cập trang.

Ví dụ, hai

URL này sẽ hiển thị cùng một nội dung

:

URL này sẽ hiển thị cùng một nội dung URL này sẽ hiển thị cùng một nội dung

Cách khắc phục

Điều hướng nhiều chiều là một vấn đề phức tạprrt. Để giải quyết vấn đề này, hãy triển khai canonical URL - một URL cho mỗi trang chính, chưa được lọc - để ngăn duplicate content và củng cố quyền của trang do bộ lọc phân phối. Xin lưu ý rằng điều này không ngăn cản các vấn đề về Crawl Budget (ngân sách thu thập trang web). Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chức năng xử lý tham số trong Google Search Console và Bing Webmaster Tools để hướng dẫn trình thu thập thông tin của họ cách xử lý tham số.

Phân loại (Tag và Category)

Phân loại thường được sử dụng trong Hệ thống quản lý nội dung (CMS) để hỗ trợ các Category (Danh mục) và Tag (Thẻ).

Giả sử bạn có một bài đăng trên blog về chủ đề “bột ăn dặm” và sử dụng 2 cụm từ “ăn dặm” và “bột ăn dặm” làm tag thì bài đăng này có thể được truy cập thông URL sau:

https://www.example.com/tag/an-dam/

https://www.example.com/tag/bot-an-dam/

Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng gây ra duplicate content, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý khi quyết định sử dụng thẻ.

Cách khắc phục:

  • Hạn chế sử dụng tag bởi vì chúng mang lại rất ít thậm chí không có giá trị.
  • Không index đến các trang có nhiều tag.

Ngoài ra, các trang danh mục (category) cũng gây ra các vấn đề tương tự như các trang có nhiều tag. Chẳng hạn:

https://www.example.com/category-a/topic/

https://www.example.com/category-b/topic/

https://www.example.com/category-c/topic/

Cách khắc phục

Đảm bảo chọn một trong các danh mục này làm danh mục chính và đặt các danh mục khác chuẩn hóa cho danh mục đó bằng cách sử dụng canonical URL. Ngoài ra, hãy chỉ tạo các danh mục vừa phải.

Các trang dành riêng cho hình ảnh

Một số CMS tạo ra các trang riêng biệt cho mỗi hình ảnh. Trang này thường chỉ hiển thị hình ảnh trên một trang trống và không hiển thị thêm bất kỳ nội dung nào khác. 

Bởi vì những trang này giống nhau nên sẽ dẫn đến các vấn đề về duplicate content.

Cách khắc phục:

Nếu có thể, hãy tắt tính năng cung cấp các trang dành riêng cho hình ảnh trong CMS. Nếu không, hãy thêm thẻ Meta Robots Noindex vào trang để hướng dẫn các công tìm kiếm loại trừ hoặc không thu thập dữ liệu một trang nào đó khỏi chỉ mục.

Các trang bình luận

Sau khi đã bật nhận xét trên trang web của mình, bạn có thể tự động phân trang chúng sau một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ: URL bài viết hiển thị nhận xét 1-20 có thể là https://www.example.com/category/topic/,

https://www.example.com/category/topic/comments-2/ cho nhận xét 21-40 

https://www.example.com/category/topic/comments-3/ cho nhận xét 41-60

Việc phân trang không đúng cách có thể gây ra nội dung trùng lặp, bởi điều này thường tạo ra nhiều phiên bản khác nhau của cùng một URL.

Cách khắc phục:

Sử dụng các mối quan hệ liên kết phân trang (pagination) để báo hiệu rằng đây là một loạt các trang được phân trang.

Localization và thẻ Hreflang

Localization hay địa phương hóa có thể làm phát sinh các vấn đề về duplicate content khi bạn tiến hành phân bổ cùng một nội dung để nhắm mục tiêu đến những người ở các khu vực khác nhau nhưng sử dụng chung một ngôn ngữ.

Ví dụ: bạn có một trang web dành riêng cho thị trường Canada và một trang cho thị trường Hoa Kỳ, vì cả hai quốc gia này đều sử dụng tiếng Anh và chỉ khác nhau một số yếu tố nhỏ nhất định nên gần như sẽ trùng lặp nhau.

Cách khắc phục:

Sử dụng thuộc tính hreflang để ngăn nội dung trùng lặp. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng cùng một nội dung cho các đối tượng khác nhau, hãy đảm bảo triển khai hreflang như một phần của chiến lược International SEO vững chắc.

Các trang kết quả tìm kiếm trên web có thể lập chỉ mục

Nhiều trang web cung cấp chức năng tìm kiếm, cho phép khách truy cập tìm kiếm thông qua nội dung của trang web và điều này vô tình tạo ra một URL được tham số hóa. Các trang tìm kiếm được hiển thị trên đó đều rất giống nhau và hầu như không cung cấp bất kỳ giá trị nào cho các công cụ tìm kiếm. Do đó, bạn sẽ không muốn chúng có thể lập chỉ mục cho các công cụ tìm kiếm.

Cách khắc phục:

Ngăn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục các trang kết quả tìm kiếm bằng cách sử dụng thẻ meta robot. Và nói chung, cách tốt nhất là không liên kết nội bộ đến các trang chứa kết quả tìm kiếm trên trang web.

Trong trường hợp có một lượng lớn các trang kết quả tìm kiếm đang được thu thập thông tin (crawl) bởi các công cụ tìm kiếm, bạn nên ngăn các công cụ tìm kiếm truy cập chúng ngay từ đầu bằng cách sử dụng tệp robots.txt.

Môi trường Staging

Môi trường Staging hay môi trường thử nghiệm/dàn dựng là một bản sao gần chính xác của môi trường sản xuất để triển khai và thử nghiệm các tính năng mới trên các trang web. Tuy nhiên, môi trường Staging này có thể tạo nên nhiều ảnh hưởng đến SEO bởi vì Google vẫn lập chỉ mục chúng, từ đó dẫn đến các vấn đề về Duplicate Content.

Môi trường Staging này có thể tạo nên nhiều ảnh hưởng đến SEO

Môi trường Staging này có thể tạo nên nhiều ảnh hưởng đến SEO

Cách khắc phục:

Sử dụng xác thực HTTP để ngăn truy cập vào môi trường Staging. Ngoài ra, cách làm này cũng ngăn không cho những người khác truy cập vào chúng.

Nếu môi trường Staging vẫn được lập chỉ mục tại một số điểm, hãy sử dụng lệnh ngăn index để nhanh chóng xóa chúng.

Tránh xuất bản nội dung đang tiến hành

Khi tạo một trang mới với ít nội dung, hãy lưu nó lại thay vì nhanh chóng publish bởi vì những nội dung này thường cung cấp ít hoặc không mang lại nhiều giá trị.

Cách khắc phục:

Lưu các trang chưa hoàn thành dưới dạng bản nháp. Nếu bạn cần xuất bản các trang có nội dung bị giới hạn, hãy ngăn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục chúng bằng cách sử dụng thuộc tính meta robots noindex.

Tracking Parameters

Các URL được tham số hóa cũng thường được sử dụng cho mục đích theo dõi. 

Ví dụ, sử dụng tham số UTM code để theo dõi số lượng traffic đến từ Facebook cho một chiến dịch quảng cáo trên social media:

http://blog.hubspot.com/9-reasons-you-cant-resist-list?utm_campaign=blogpost 

Cách khắc phục:

Hiểu được cách khắc phục tracking parameters khi biết được Duplicate Content là gì? Triển khai canonical URL tự tham chiếu trên các trang. Tất cả các URL có các tham số theo dõi này được chuẩn hóa theo mặc định cho phiên bản không có thông số.

Session IDs

Các session (phiên) lưu trữ thông tin về khách truy cập để phân tích trang web. Nếu mỗi URL mà khách truy cập yêu cầu được thêm session IDs, điều này sẽ tạo ra nhiều nội dung trùng lặp, vì nội dung tại các URL này hoàn toàn giống nhau. 

Ví dụ: example.com?sessionId=jow8082345hnfn1234

Cách khắc phục:

Chuẩn hóa các URL để tạo nên các phiên bản thân thiện với SEO

URL thân thiện với bản in

URL thân thiện với bản in có nội dung tương tự như bản gốc nhưng có một URL riêng biệt.

Ví dụ:

https://www.example.com/some-page/

https://www.example.com/print/some-page/.

Cách khắc phục:

Triển khai một canonical URL dẫn từ URL thân thiện với bản in sang phiên bản bình thường của trang.

Duplicate content do sao chép nội dung

Landing page cho Paid Search

Paid search hay tìm kiếm có trả tiền yêu cầu các landing page chuyên dụng nhắm mục tiêu các từ khóa cụ thể. Các landing page thường là bản sao của các trang gốc, sau đó được điều chỉnh để nhắm mục tiêu các từ khóa cụ thể. Vì các trang này rất giống nhau nên chúng tạo ra nội dung trùng lặp nếu chúng được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm.

Landing page cho Paid Search

Landing page cho Paid Search

Cách khắc phục:

Ngăn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục các landing page bằng cách triển khai thuộc tính meta robot noindex. Nói chung, cách tốt nhất là không liên kết đến các landing page cũng như không đưa chúng vào sơ đồ trang XML của bạn.

Các bên khác sao chép content của bạn

Việc người khác sao chép nội dung của bạn và xuất bản ở nơi khác có thể dẫn đến duplicate content. Đây sẽ trở thành một vấn đề nghiệm trọng nếu trang web của bạn có điểm Domain Authority (DA) thấp trong khi người sao chép nội dung của bạn có DA cao hơn. Các trang web có DA cao hơn thường được crawl (thu thập thông tin) thường xuyên hơn, dẫn đến việc trang web đã sao chép nội dung của bạn sẽ được ưu tiên crawl. Do đó, họ có thể được coi là tác giả gốc và xếp trên bạn.

Cách khắc phục:

Đảm bảo rằng các trang web khác để lại credit cho bạn bằng cách triển khai cả canonical URL và liên kết đến trang của bạn. Nếu họ không hợp tác, bạn có thể gửi yêu cầu DMCA tới Google và bắt đầu thực hiện các hành động pháp lý.

Sao chép nội dung từ các website khác

Sao chép nội dung từ các trang web khác cũng là một dạng duplicate content nếu như bạn đã tìm hiểu kĩ Duplicate content là gì . Google đã phát văn bản về cách xử lý điều này tốt nhất theo quan điểm SEO: liên kết với nguồn (source) gốc, kết hợp với canonical URL hoặc thẻ meta robot noindex. Hãy nhớ rằng không phải tất cả chủ sở hữu trang web đều hài lòng với việc bạn phân phối nội dung của họ, vì vậy nếu muốn sử dụng nội dung này bạn nên xin phép họ trước tiên.

Hướng dẫn kiểm tra Duplicate content trên website

Sau khi đã tìm hiểu về Dulicate content là gì bạn cần biết kiểm tra Dulicate content trên website như thế nào? Việc bạn tự đăng nội dung của mình ở nhiều nơi, sao chép nội dung của người khác đăng lên website của mình hoặc người khác đăng nội dung của bạn lên website của họ thì đều được coi là Duplicate Content.

Duplicate content có thể gây ra nhiều khó khăn cho công cụ tìm kiếm trong việc xác định nội dung nào phù hợp hơn với truy vấn khi có quá nhiều nội dung giống nhau. Mục tiêu của công cụ tìm kiếm là cung cấp cho người dùng kết quả tốt nhất có thể khi họ tìm kiếm một cụm từ cụ thể. Việc có duplicate content có thể làm cho Google và các công cụ tìm kiếm khác loại bỏ chúng hỏi các trang kết quả tìm kiếm.

Vậy làm thế nào để kiểm tra nội dung trên website có bị mắc lỗi Duplicate Content hay không?

Sử dụng Google để kiểm tra Duplicate Content

Theo đề xuất của Google, để nhanh chóng kiểm tra xem một trang có bị coi là trùng lặp hay không hãy sao chép khoảng 10 từ đầu tiên trong câu sau đó để nội dung này vào dấu ngoặc kép và paste vào ô tìm kiếm của Google. Lưu ý, việc kiểm tra này sẽ không có ý nếu bạn chỉ kiểm tra nội bộ trên website của mình.

Nếu xuất hiện nhiều trang web có cùng một nội dung tương tự thì kết quả hiển thị đầu tiên được Google đánh giá là trang nguồn gốc. Trường hợp website của bạn không nằm ở vị trí này thì có thể bạn đã gặp vấn về đề duplicate content.

Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với các trang web nhỏ, đối với các trang web lớn hơn, quy mô hơn hãy sử dụng một số tool hỗ trợ check duplicate content.

Công cụ miễn phí kiểm tra Duplicate Content

Trong quá trình viết, việc vô tình tạo một nội dung giống với nội dung đã được xuất bản là điều rất hay gặp. Để tránh các vấn đề trùng lặp nội dung không mong muốn, hãy kiểm tra kỹ mọi thứ bạn viết bằng cách sử dụng các công cụ kiểm tra đạo văn. Dưới đây là tổng hợp năm công cụ kiểm tra Duplicate content là gì hoàn toàn miễn phí và hiệu quả mà bạn có thể sử dụng:

Smallseotools - Cho phép kiểm tra các đoạn nội dung giống nhau, giới hạn 1000 từ mỗi lần check.

Duplichecker - Công cụ này giúp nhanh chóng kiểm tra tính nguyên bản (tính duy nhất) của nội dung. Duplichecker hiện có cả phiên bản miễn phí và trả phí. Bản miễn phí hỗ trợ kiểm tra 1000 từ mỗi lần search, phiên bản trả phí có nhiều tính năng nổi bật trong đó hỗ trợ kiểm tra lên đến 10.000 từ mỗi lần thực hiện và cung cấp tính năng tìm kiếm chuyên sâu. 

Siteliner - Là công cụ giúp kiểm tra lỗi duplicate content cho nội bộ website. Ngoài ra công cụ này còn hỗ trợ kiểm tra các liên kết bị hỏng và xác định các trang nổi bật nhất đối với các công cụ tìm kiếm.

Copyscape - Công cụ này giúp so sánh nội dung của bạn với nội dung đã được xuất bản chỉ trong vài giây, những nội dung trùng lặp sẽ được làm nổi bật và chỉ rõ tỷ lệ phần trăm trùng lặp là bao nhiêu.

Plagspotter - Sử dụng công cụ này để các định những bên đã đánh cắp nội dung từ trang web của bạn. Ngoài ra, công cụ còn cho phép bạn tự động theo dõi các URL của mình hàng tuần để xác định nội dung trùng lặp.

Một số công cụ kiểm tra đạo văn nâng cao

Để yên tâm hơn trong việc bảo hộ quyền tác giả của mình, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số công cụ kiểm tra đạo văn cao cấp với nhiều thuật toán nâng cao, cung cấp báo cáo rõ ràng giúp xác minh tính nguyên gốc của nội dung.

Một số công cụ cao cấp để kiểm tra duplicate content bao gồm:

Grammarly - Công cụ cao cấp này cung cấp cả trình kiểm tra đạo văn và kiểm tra ngữ pháp, lựa chọn từ và cấu trúc câu.

Plagium - Cung cấp tìm kiếm nhanh miễn phí hoặc tìm kiếm chuyên sâu đặc biệt.

Plagiarismcheck.org - Cùng cấp các thuật toán nâng cao như đối sách chính xác,  kiểm tra việc sắp xếp lại theo thứ tự từ, cấu trúc câu tổng thể, thay thế bằng các từ đồng nghĩa hoặc xem xét sự thay đổi giọng văn của câu từ chủ động sang bị động để xác định đạo văn trong một văn bản.

>>> Có thể bạn quan tâm: Website là gì? #7 cách bảo mật website toàn diện và hiệu quả nhất

Kết

Duplicate Content là vấn đề SEO rất phổ biến và dễ gây hiểu lầm. Có rất nhiều cách thức sao chép mà bạn cần đề phòng và một lỗi nhỏ trong kỹ thuật cũng có thể dẫn đến hàng nghìn trang trùng lặp theo đúng nghĩa đen. Như những thông tin đã đề cập trong bài viết, Duplicate Content có thể ảnh hưởng rất xấu đến hiệu suất SEO và kết quả trên trang tìm kiếm, do đó, hãy kiểm tra thật kỹ các lỗi về trùng lặp nội dung thường xuyên trước và sau khi đăng tải bất kỳ nội dung nào lên website.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Duplicate Content là gì, giải đáp những thắc mắc xung quanh hình phạt của Google, nắm rõ hơn các nguyên nhân và giải pháp khắc phục lỗi Duplicate Content và biết được một số công cụ kiểm tra trùng lặp cực kỳ hữu ích để đảm bảo tính độc nhất của nội dung.

Lương Hạnh - MarketingAI Tổng hợp

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.