Đại sứ thương hiệu là gì? - Brand Ambassador là gì?
Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) là gương mặt đại diện của một thương hiệu, có thể đồng hành cùng thương hiệu trong một giai đoạn nhất định hoặc trong một chiến dịch quảng cáo, truyền thông của họ. Thông thường, doanh nghiệp thường chọn những người có tầm ảnh hưởng tới công chúng và có những tiêu chí phù hợp với thương hiệu để đem hình ảnh sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với khách hàng, khiến khách hàng tin tưởng và yêu mến thương hiệu. Vai trò của đại sứ thương hiệu quan trọng đối với quyết định mua hàng của người dùng.
Trong lịch sử và hiện tại có rất nhiều ngôi sao nổi tiếng đã hợp tác với nhãn hàng để trở thành đại sứ thương hiệu.
Đại sứ thương hiệu có tầm ảnh hưởng như thế nào?
Mặc dù là loại hình quảng cáo, tiếp thị tốn kém hơn so với micro influencer hay mạng xã hội, tuy nhiên theo một nghiên cứu cho rằng: lợi nhuận thu về cho những quảng cáo có sử dụng người nổi tiếng cao gấp 27 lần chi phí bỏ ra. Đại sứ thương hiệu không chỉ tác động lớn lên doanh thu của nhãn hàng mà còn có khả năng "vực dậy" một thương hiệu đã bão hòa sao một thời gian dài. Bằng chứng là Sơn Tùng MTP cùng với MV Lạc trôi đã khiến cho Biti's Hunter trở thành một cơn sốt trong năm 2017. Soobin Hoàng Sơn cũng mang lại cho thương hiệu độ phủ sóng khủng và được lớp trẻ yêu thích ngang với những hàng quốc tế đình đám như Nike, Adidas...
Hay câu chuyện về thương hiệu Nike một thời. Sau năm 1983 khi thị thường bão hòa, Nike từ một cái tên dẫn đầu thị trường giày thế giới đã không thể cứu vãn doanh thu khi nó đã bị giảm chỉ còn chưa đến 1 triệu USD thì hãng này đã lựa chọn Michael Jordan làm gương mặt đại diện trong mùa giải 1984-1985. Kết quả là doanh số của Nike đã tăng vọt lên 900 triệu USD tại thời điểm đó. Sau hơn 10 năm, con số này đã lên đến 9 tỉ USD.
Vai trò của đại sứ thương hiệu
Không phải ngẫu nhiên mà các thương hiệu đều chọn ngôi sao để làm đại sứ thương hiệu cho họ. Như một bảo chứng truyền thông cho thương hiệu, vai trò của đại sứ được thể hiện qua những yếu tố sau:
- Xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu: Nhờ độ phủ sóng rộng rãi và tệp người hâm mộ đông đảo, đại sứ có thể coi là cầu nối giữa thương hiệu và công chúng. Từ đó, khách hàng dễ có xu hướng tin tưởng và yêu mến thương hiệu hơn. Đại sứ thương hiệu cũng chính là "loa phát ngôn" cho những giá trị và thông điệp của nhãn hàng.
- Tặng độ nhận diện thương hiệu: Việc lưạ chọn đại sứ thương hiệu là những ngôi sao đình đám, celeb showbiz cũng là có lý do của nó, khi riêng việc họ xuất hiện bên cạnh một sản phẩm thôi đã như một cách gắn liền tên tuổi của đại sứ thương hiệu với sản phẩm. Đây cũng là cách làm hiệu quả để gây chú ý và tạo ấn tượng với khách hàng tiềm năng. Việc lựa chọn đại sứ phù hợp cũng giúp thương hiệu tăng khả năng mở rộng tệp khách hàng và độ phủ sóng của mình.
- Tạo ra nội dung tiếp thị hiệu quả: Đại sứ thương hiệu sở hữu thường có lượng người theo dõi lớn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube, v.v. Từ việc tương tác với người hâm mộ, trả lời câu hỏi, và chia sẻ nội dung liên quan đến thương hiệu, họ có thể tạo ra một cộng đồng trung thành và tích cực. Việc đại sứ thương hiệu sử dụng và đánh giá sản phẩm của thương hiệu một cách chân thực và công khai cũng là một dạng nội dung tiếp thị hiệu quả. Những đánh giá tích cực từ đại sứ thương hiệu thuyết phục người tiêu dùng thử và tin tưởng vào sản phẩm của thương hiệu.
- Tăng doanh số bán hàng: Giữa một môi trường cạnh tranh, đại sứ thương hiệu sẽ là màu sắc riêng tạo nên sự khác biệt. Từ đó, thúc đẩy hành vi mua hàng và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ khi người tiêu dùng ngày càng muốn sở hữu những thứ độc lạ, mới mẻ. Đặc biệt, việc "chọn mặt gửi vàng" đúng nơi đúng chỗ cũng giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Các loại hình đại sứ thương hiệu
Người nổi tiếng (Celebrity): Diễn viên, ca sĩ, vận động viên,... có sức ảnh hưởng lớn.
Người có chuyên môn (Expert): Bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, công nghệ,... có uy tín trong lĩnh vực của họ.
Người ảnh hưởng trên mạng xã hội (Influencer): Các blogger, YouTuber,... có lượng người theo dõi đông đảo.
Nhân viên (Employee): Những người làm việc trực tiếp cho công ty và có hiểu biết sâu sắc về sản phẩm/dịch vụ.
Khách hàng (Customer): Những người đã sử dụng và yêu thích sản phẩm/dịch vụ.
Đâu là những tiêu chí lựa chọn đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp
Các ngôi sao nổi tiếng vốn dĩ đã luôn lan tỏa sự hấp dẫn của họ trong lĩnh vực mà họ hoạt động. Họ luôn biết cách thu hút fans và công chúng bằng bất cứ động thái gì. Với độ hot nhất định, công chúng thường quan tâm đến mọi hoạt động của người nổi tiếng, việc họ làm đại sứ cho một nhãn hàng nào đó cũng không nằm ngoài mối quan tâm này. Nhờ đó mà thương hiệu có thể trở nên hấp dẫn hơn, lung linh hơn trong mắt người tiêu dùng, như chính ngôi sao mà họ đang thần tượng.
Tạo nội dung tiếp thị hiệu quả
Dù ngôi sao có hấp dẫn đến đâu thì sự phù hợp vẫn là yếu tố then chốt để doanh nghiệp chọn mặt gửi vàng. Suy cho cùng một quảng cáo dù có nhiều người xem nhưng không thể kích thích họ mua hàng thì quảng cáo đó cũng không đem lại giá trị. Độ phù hợp là yếu tố quyết định vấn đề này.
Để xác định độ phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố như:
- Relevance (Sự liên quan): - Mức độ tương quan giữa ngôi sao và brand image
- Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn
- Fans/followers (Đối tượng audience): thương hiệu cá nhân, thông tin nhâu khẩu học, chủ đề quan tâm của họ.
- Sentiment (chỉ số cảm xúc): Chỉ số này liên quan đến việc đại sứ thương hiệu này mang lại cảm xúc tích cực hay tiêu cực cho target audience?
Vì sao khi Tiki chọn Chi Pu làm influencer thì một lượng không nhỏ người tiêu dùng đã dậy sóng bằng những phản ứng tiêu cực trên mạng xã hội? Trong khi đó Bích Phương lại khiến cộng đồng trở nên thích thú với những quảng cáo cô hợp tác với Tiki? Loạt quảng cáo của Bích Phương có lẽ cũng phần nào khiến người dùng trở nên thỏa mãn và hài lòng với Tiki hơn, giúp Tiki được biết đến nhiều hơn là một trang thương mại điện tử chuyên bán sách.
>>> Đọc thêm: Chiến lược đại sứ thương hiệu khôn khéo của oppo
Kết luận
Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) có thể giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt, nâng cao hình ảnh trong mắt người tiêu dùng và tăng doanh thu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn gương mặt đại sứ thương hiệu để tránh lãng phí nguồn lực. Việc lựa chọn ngôi sao làm gương mặt đại diện cũng chính là con dao hai lưỡi bởi bất cứ một sai lầm nào của người nổi tiếng cũng sẽ kéo theo rủi ro về doanh thu và tiếng tăm của nhãn hàng.
Tham khảo các đại sứ của những thương hiệu lớn: | ||
Vietnam Airlines | VinFast | Oppo |
Nike | Honda | Xiaomi |
Chanel | Yamaha | Huawei |
The Face Shop | Audi | Vivo |
Apax Leaders | AIA | Samsung |
Oriflame | Pepsi | PNJ |
FWD Việt Nam | Lazada | Gongcha |
Gucci | Shopee | Biti’s |
Hà Nguyễn - MarketingAI
Bình luận của bạn