cover

Influencer là gì? Những tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer

12 Thg 04

Influencer và chiến dịch Influencer Marketing ngày nay đã trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực Marketing, giúp xây dựng lòng tin và đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Vậy khái niệm Influencer là gì, khái niệm Influencer marketing là gì, những tiêu chí nào để đánh giá và phân tích Influencer và công thức lựa chọn Influencer hiệu quả trong chiến dịch Marketing là gì? Mời các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Khái niệm Influencer là gì?

Influencer là cá nhân có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác do những yếu tố mà bản thân họ sở hữu hay được cộng đồng nhìn nhận như quyền lực, kiến thức, địa vị, hoặc mối quan hệ. Trong bối cạnh truyền thông mạng xã hội, Influencer là người có lượng followers lớn, sử dụng một hoặc nhiều nền tảng mạng xã hội (social platform) như facebook, instagram… để lan truyền thông tin đến mọi người, có kiến thức về một lĩnh vực cụ thể hoặc có khả năng thuyết phục một đối tượng audience nhất định. Influencer có sức ảnh hưởng càng cao, càng thu hút sự chú ý của thương hiệu trong quá trình tìm kiếm gương mặt đại diện và quảng bá sản phẩm.

Influencer là gì Influencer là gì

Vậy Influencer marketing là gì?

Influencer Marketing là một hình thức tiếp thị bằng việc sử dụng người ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với đối tượng mục tiêu. Thay vì việc quảng cáo trực tiếp đến một nhóm đối tượng khách hàng, sử dụng hình thức Influencer Marketing là việc bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để họ lan toả thông điệp qua các kênh mạng xã hội của họ. Nội dung thông điệp có thể do người ảnh hưởng tự viết hoặc cũng có thể do chính doanh nghiệp biên soạn từ trước đó.

Cho dù quy mô của doanh nghiệp lớn hay chỉ là một cửa hàng nhỏ thì việc khai thác sức mạnh của Influencer là việc nên làm. Người ảnh hưởng không chỉ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng và còn tăng độ tin tưởng của người dùng đối với thương hiệu của doanh nghiệp. Đặc biệt với những sản phẩm, nhãn hiệu mới tung ra thị trường thì việc sử dụng người ảnh hưởng trong chiến dịch Marketing còn giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và gây sự chú ý của công chúng trong thời gian ngắn.

Định nghĩa Influencer marketing là gì?

Định nghĩa Influencer marketing là gì?

Một số tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer là gì?

Do sự bùng nổ của mạng xã hội, Influencer được xem là một ngành công nghiệp bùng nổ với số lượng Influencer tăng nhanh chóng mặt, khiến việc tìm ra gương mặt phù hợp đối với thương hiệu ngày càng khó khăn hơn. Dưới đây cùng tìm hiểu xem 4 tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer là gì trên mạng xã hội nhé:

Reach (Độ phủ): được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) của Influencers trên mạng xã hội. Thông thường, thương hiệu sẽ lựa chọn những Influencer có số lượng fan lớn, tiếp cận được nhiều người nhưng điều này cũng không hoàn toàn đảm bảo khả năng thành công của chiến dịch.

Relevance (Sự liên quan): mô tả mức độ liên kết và tương đồng giữa định vị của Influencer và hình ảnh của thương hiệu. Relevence thường được thể hiện qua những yếu tố sau đây:

• Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn

• Demographic (Thông tin nhâu khẩu học): giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động

• Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): văn phong, chủ đề họ quan tâm

• Fans/followers (Đối tượng audience): thương hiệu cá nhân, thông tin nhâu khẩu học, chủ đề quan tâm của họ.

Nhiều brand ambassador (đại sứ thương hiệu) khi nhắc đến có thể khiến người dùng liên tưởng đến sản phẩm mà họ quảng bá và ngược lại.

Chiến dịch Influencer marketing là gì?

Chiến dịch Influencer marketing là gì?

Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng: Brand preference): mức độ tương tác của người theo dõi với loại nội dung mà Influencers tạo ra. Khi người theo dõi đọc các nội dung được viết bởi Influencers, họ sẽ có những mức độ tương tác khác nhau. Resonance xác định mức độ tương tác của người đọc với thông điệp được đưa ra và khiến họ tích cực chia sẻ thông điệp đó trên trang cá nhân của mình.

Ví dụ: Bài đăng chia sẻ trải nghiệm khi dùng son (swatch son) của beauty bloggers là dạng nội dung thu hút vô cùng lớn (xem thêm bài viết http://bit.ly/2edi4Fb), khiến mọi người hào hứng chia sẻ trải nghiệm đối với dòng son đó, đồng thời nói về những nhãn hiệu khác hoặc hỏi thêm nhiều thông tin hơn về đặc điểm sản phẩm (màu sắc, chất son). Lý do là vì nó phù hợp với nhu cầu của phần lớn nữ giới (sở hữu nhiều loại son khác nhau), mang tính chất tham khảo tự nhiên, giúp người xem cân nhắc và lựa chọn. Một bài đăng trực tiếp trên fanpage của thương hiệu thường không nhận được nhiều phản hồi như thế.

Sentiment (chỉ số cảm xúc): là nhân tố cực kì quan trọng mà marketer cần lưu ý. Cụ thể, việc người này mang lại cảm giác tiêu cực hay tích cực cho target audience (cộng đồng mục tiêu sẽ tác động mạnh mẽ) đến brand love (cảm tình dành cho thương hiệu) của người tiêu dùng. Điển hình là scandal cá nhân của Hồ Ngọc Hà đã dẫn đến sự tẩy chay hàng loạt các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh mà ca sĩ này làm đại diện từ phía những bà mẹ trẻ - target audience của mặt hàng này. Ngược lại là trường hợp của MC Phan Anh với hastag “Đừng im lặng” kêu gọi mọi người hành động tích cực và quyết liệt hơn trước những việc làm sai trái. Các chiến dịch có sự tham gia của anh đều được ủng hộ nhiệt tình.

hiểu rõ hơn Influencer marketing là gì

hiểu rõ hơn Influencer marketing là gì

Phân loại Influencer 

Sau khi hiểu được Influencer là gì chúng ta có thể dựa trên mức độ ảnh hưởng đối với công chúng và chia Influencer thành 3 loại như sau:

- VIPs/CELEBRITIES (Người nổi tiếng/Người của công chúng): người có danh tiếng, thu hút sự chú ý của truyền thống và công chúng như diễn viên, người mẫu, ca sĩ, MC, vận động viên,… là nhóm influencer có độ nhận biết rộng nhất, tuy nhiên để lựa chọn influencer trong nhóm này hiệu quả, cần đánh giá Relevance trên nhiều phương diện, từ đối tượng fan, thương hiệu cá nhân đến thông tin nhâu khẩu học và chủ đề quan tâm.

- PROFESSIONAL INFLUENCERS (Các chuyên gia, người có chuyên môn cao và có sức ảnh hưởng trong ngành hàng): Những người này vừa có độ Reach tương đối cao (thấp hơn Celeb) và có mức độ Resonance và Relevance với ngành hàng cao nhất.

- CITIZEN INFLUENCERS (Những người có 5000+ friends và followers có những chia sẻ về ngành hàng tạo được nhiều sự chú ý, Những người tiêu dùng có chia sẻ về ngành hàng hoặc kinh nghiệm, đánh giá về sản phẩm): Những người có độ Resonance và Relevance tương đối cao, tuy nhiên độ Reach thấp nhất trong 3 nhóm influencer.

3 dạng chính trong ngành mỹ phẩm của Influencer là gì (Nguồn: Internet)

3 dạng chính trong ngành mỹ phẩm của Influencer là gì

Khó khăn nhất với các marketer là tìm ra được Celebrity hay Professional Influencers nào có Relevance với ngành hàng và danh sách đủ lớn những Citizen Influencers cần thiết. Với sự hỗ trợ của SocialHeat - công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội của YouNet Media, việc này trở nên đơn giản hơn nhiều, giúp cho thương hiệu có thể dễ dàng tìm kiếm và đo lường hiệu quả của các nhóm Influencer thông qua những cách thức dưới đây.

Cách lựa chọn Influencer là gì để phù hợp với từng mục tiêu marketing

Influencer Marketing ngày càng trở nên phổ biến, việc thiết lập các mục tiêu nhằm lựa chọn Influencer phù hợp càng trở nên quan trọng. Dựa trên 4 yếu tố đã nêu, dưới đây là một số đề xuất trong việc chọn lựa Influencer theo mục tiêu từ YouNet Media:

- Awareness (độ nhận diện thương hiệu): Celebrities là lựa chọn phù hợp giúp thương hiệu tiếp cận được với đông đảo công chúng, đặc biệt là những sản phẩm mới hoặc nhãn hãng mới gia nhập thị trường Việt Nam. Reach (độ phủ) của họ rất lớn nhờ sở hữu hàng triệu người hâm mộ làm tăng mức độ lan truyền thông tin về nhãn hàng và sản phẩm qua các hoạt động tương tác như like, share, comment. Số lượng thảo luận càng cao càng thu hút sự chú ý của cộng đồng, góp phần làm thương hiệu được nhanh chóng biết đến và ghi nhớ.

- Interest (độ quan tâm): người tiêu dùng bắt đầu quan tâm về sản phẩm khi họ có nhu cầu cần được đáp ứng, nhưng họ chỉ bày tỏ vấn đề với người mà họ tin tưởng hoặc đồng cảm. Do đó, khả năng Resonance là yếu tố quyết định trong trường hợp này. Professional, những người có chuyên môn và uy tín cao trong ngành, đủ trình độ tư vấn và giải đáp những thắc mắc liên quan đến tính năng sản phẩm thường được người tiêu dùng tin tưởng hơn. Trong khi đó, citizen lại có khả năng thu hút những đối tượng tương tự họ, nên việc chia sẻ và trao đổi sẽ cởi mở và dễ dàng hơn.

Như những ngành sản phẩm đặc thù là sữa em bé, tã giấy,… không dành cho mass consumer, các diễn đàn, nhóm các bà mẹ hay một bài đăng nhận xét về sản phẩm của một bà mẹ có nhiều follower là những nguồn thu hút thảo luận vô cùng sôi nổi.

- Purchase Intention (ý định mua hàng): người tiêu dùng có ý định mua hàng khi họ đã đánh giá sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu và nhận thấy sự khác biệt đối với thương hiệu khác nên Relevance tiêu chí mà cần lưu ý nhiều nhất. Dù là celebrities, professional hay citizen, người này cũng cần có mức độ liên kết và tương đồng chặt chẽ với định vị thương hiệu, dựa tên những yếu tố như thương hiệu cá nhân, thông tin nhâu khẩu học, chủ đề quan tâm, đối tượng fan.

Cách áp dụng vào chiến dịch Influencer marketing là gì?

Cách áp dụng vào chiến dịch Influencer marketing là gì?

Cách áp dụng vào chiến dịch Influencer marketing là gì?

Reach: Sơn Tùng sở hữu một lượng fan cũng như antifan hùng hậu, có thể nói sản phẩm nào xuât hiện trong MV của nam ca sĩ cũng sẽ tạo nên cơn sốt không kém gì bài hát đó. Soobin Hoàng Sơn lại là gương mặt nổi lên từ giới underground đang rất được yêu thích sau hàng loạt bài hit đình đám. Lượng view trên 10 triệu cũng cho thấy khả năng reach cao của 2 ca sĩ này.

Relevance: Cả hai người đều mang phong cách thời trang ấn tượng, năng động, có cá tính nổi bật, sự nghiệp âm nhạc nhiều thành tựu có thể tận dụng và đều là những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn đến giới trẻ - target audience của Biti’s Hunter, và quan trọng nhất, phù hợp với hình ảnh sản phẩm.

Resonance: thu về nhiều hơn cả lượng tương tác, thảo luận liên quan đến Biti’s chính là việc doanh thu sản phẩm tăng đáng kể. Đáng chú ý nhất là sau 2 MV này, số lượng truy cập vào website của Biti’s tăng nhanh chóng mặt (có thời điểm quá tải đến mức không thể truy cập), đưa Biti’s Hunter trở thành đôi giày hot nhất mạng xã hội và cháy hàng tại nhiều chi nhánh.

>>> Tìm hiểu thêm: KOLs là gì

KOL và Influencer - Họ có thực sự khác biệt?

Nếu như chỉ hiểu một cách cơ bản về KOL và Influencer là gì? thì sẽ có rất nhiều người lầm tưởng họ là giống nhau có những vai trò tương tự nhau, tuy nhiên trên thực tế thì cả KOL và Influencer đều có những sự khác biệt nhất định.

KOL Influencer
Họ là ai? Các KOLS thường hoạt động trên các phương tiện xã hội truyền thông Các Influencer thường xuất hiện trên các kênh như facebook, Instagram
Độ phủ của KOL và Influencer Danh tiếng và sự công nhận của KOLS có thể bị giới hạn trong 1 khu vực cụ thể Khi bạn là Influencer thì người hâm mộ sẽ phủ rộng trên toàn cầu vì internet không có giới hạn
Lượng người theo dõi KOLS thường là những marco hoặc mega - Influencers nếu họ sử dụng mạng xã hội (Khoảng 100,000 - 1M người theo dõi) Hầu hết các Influencers là Marco - Influencer, nhưng Nano - Micro Influencer đang dần phổ biến (Khoảng 0 - 100,000 người theo dõi)
Khả năng tương tác Những bài đăng của KOLS trông giống như quảng cáo, dẫn đến việc lượng tương tác rất kém giữ KOL với khán giả Influencer thì ngược lại, thông thường những tài khoản của họ có lượt tương tác tốt vì họ thường chia sẻ khoảnh khắc thường nhật của họ
Qũy thời gian Các KOL dành phần lớn thời gian tham gia vào các lĩnh vực chuyên môn của họ Influencer sẽ dành phần lớn thời gian để đầu tư vào video hay hình ảnh để truyền tải thông điệp đến người hâm mộ

TẠM KẾT

Hiểu được rõ khái niệm Influencer là gì? Influencer marketing là gì? Để lựa chọn chính xác Influencer là bước đầu tiên để tạo nên một chiến dịch thành công khi marketer sử dụng chiến dịch Influencer Marketing. Sử dụng Influencer phù hợp mang lại kết quả không chỉ về hình ảnh mà còn giúp tăng doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp sau mỗi chiến dịch. Tuy nhiên, "những tiêu chí để đánh giá Influencer là gì" lại là vấn đề nan giải khác mà các marketer phải đối mặt. Bài viết kì tới sẽ đưa ra TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA INFLUENCER SAU CHIẾN DỊCH. Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng MarketingAI chúng tôi.

Theo: YouNet Media

Lương Hạnh - MarketingAI

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.