cover

Xu hướng thị trường bán lẻ 2025: Sản phẩm xanh & Trải nghiệm cá nhân hóa bùng nổ mạnh mẽ

08 Thg 01

Sau những tín hiệu hồi phục tích cực của năm 2024, có thể thấy 2025 sẽ là một năm với rất nhiều cơ hội hấp dẫn cho ngành Bán Lẻ. Đặc biệt, với sự tác động của các chính sách mới, sự thay đổi của bối cảnh kinh tế toàn cầu và những tác động của công nghệ, mạng xã hội, xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam trong năm 2025 sẽ có rất nhiều điểm mới, mở ra những tiềm năng phát triển mới cho ngành Bán lẻ. Cùng phân tích báo cáo thị trường bán lẻ 2025 mới nhất từ Appota để nắm bắt được những xu hướng quan trọng nhất trong ngành!

Nhìn lại thị trường Bán lẻ Việt Nam 2024

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam đã đạt khoảng 4.148,4 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó:

  • Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 3.199,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,1% tổng mức, tăng 7,3% so với năm trước.
  • Dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 481,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14,3%.
  • Doanh thu du lịch lữ hành đạt 40,9 nghìn tỷ đồng, tăng 26,2%.
  • Các dịch vụ khác đạt 426,6 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1%.

Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng này lại không đồng đều giữa các địa phương tại Việt Nam. Quảng Ninh và Hải Phòng là hai tỉnh sở hữu mức tăng trưởng vượt trội nhất nhờ vào những cơ hội đầu tư phát triển kinh doanh mới.

Ngược lại, hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lại ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm hơn, cho thấy những thị trường này đang dần trở nên bão hòa. Do đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược để nắm bắt tiềm năng khai thác cả những thị trường mới.

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cũng cho thấy kết quả kinh doanh khá tích cực. 74,6% doanh nghiệp bán lẻ báo cáo doanh thu của họ giữ vững hoặc tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó 66,3% cho biết lợi nhuận đang được duy trì và cải thiện - Theo Việt Nam Report.

Xu hướng thị trường bán lẻ 2025

>>> Xem thêm: Báo cáo thị trường bán lẻ trực tuyến Quý III năm 2024

Các kênh bán lẻ: Kênh bán hiện đại & TMDT lên ngôi

Nhìn chung, người ta dùng Việt Nam đang ngày càng ưu tiên những kênh mua sắm tiện lợi, những trải nghiệm mua sắm thú vị hơn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới tỷ trọng doanh số của các kênh bán lẻ hiện nay.

Cụ thể, Việt Nam đang sở hữu mạng lưới bán lẻ rất rộng lớn đối với các kênh offline. Việt Nam có 1,4 triệu hàng tạp hóa và hơn 9.000 chợ truyền thống, kênh này chiếm tới 75% thị phần và phục vụ 85% nhu cầu tiêu dùng. Ngoài ra, những kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị và cửa hàng tiện lợi cũng tăng trưởng rất ổn định, lên tới 10% mỗi năm và đang chiếm 20% tổng doanh số bán lẻ. Một trong những kênh đáng chú ý nhất phải kể đến các kênh online, dù chỉ nắm giữ khoảng 5% thị phần nhưng tốc độ tăng trưởng thần tốc, lên tới 34 - 45%, đang mở ra rất nhiều cơ hội tăng trưởng doanh thu mới cho các thương hiệu.

Nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao đối với nhiều mặt hàng

Theo Tổng cục Thống kê, nhu cầu của người tiêu dùng tăng mạnh mẽ ở một số mặt hàng như đá quý và kim loại quý tăng tới 43,4%. Lương thực, thực phẩm tăng 12,6%. Ngoài ra, còn có nhóm may mặc tầm 9,7%, ô tô con tăng 7,5%, và xăng dầu 7,2%. Trong khi đó, đồ dùng gia đình chỉ cần khoảng 5,9%.

Bên cạnh đó, bức ảnh chụp hình yêu cầu mua sắm giá trị đơn hàng trung bình của người tiêu dùng cũng có sự tăng trưởng khá tích cực. Trong đó có 42,43% đơn hàng có giá trị trung bình dưới 300.000 và 26,31% đơn hàng giao động từ 300.000 đến 600.000.

Tăng trưởng theo ngành hàng - Thời trang tiếp tục dẫn đầu

Năm 2023-2024 có thể coi là thời điểm vàng của ngành thời trang Việt Nam khi mà mức doanh thu tăng trưởng rất ấn tượng. Điều này đến từ mức sống của người tiêu dùng tăng cao, họ ngày càng có xu hướng khát khao được thể hiện phong cách cá nhân, đặc biệt là đối với nhóm người tiêu dùng trẻ.

Mặt khác, sự bùng nổ của các trang mạng xã hội như Instagram, TikTok hay Facebook cũng khiến cho những xu hướng thời trang được lan truyền và bùng nổ mạnh mẽ, từ đó tạo điều kiện cho các thương hiệu thời trang có thể thu hút người tiêu dùng và gia tăng doanh số. Điều này đã thúc đẩy thị trường thời trang tại Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ và dẫn đầu những lĩnh vực kinh doanh phổ biến nhất trong ngành bán lẻ giai đoạn 2023-2024.

Xu hướng thị trường bán lẻ 20225

Lĩnh vực kinh doanh phổ biến ngành hàng bán lẻ

Các yếu tố tác động tới ngành bán lẻ

Trong năm vừa qua, sự biến động của nền kinh tế, yếu tố về nhân khẩu học, sự thay đổi của các yếu tố chính trị pháp lý, và đặc biệt là công nghệ, đã làm thay đổi khá nhiều hành vi của người dùng, từ đó dẫn tới những đổi mới trong ngành bán lẻ.

1. Yếu tố kinh tế vĩ mô:

Trong 8 tháng đầu năm 2024, chính sách tiền tệ đã thắt chặt được nhiều quốc gia, kết hợp với độ tổng cầu yếu đã làm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Mặc dù chỉ số tăng trưởng lạm phát có xu hướng giảm, nhưng vẫn ảnh hưởng lớn đến thị trường bán lẻ, khiến cho chi phí nguyên liệu, lao động, và vận chuyển tăng cao, từ đó tạo nên thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp nhỏ lẻ và hộ kinh doanh.

2. Yếu tố nhân khẩu học:

Tổng cục Thống kê thu nhập bình quân đầu người của người lao động Việt Nam 2024 đạt 7,5 triệu đồng trên một tháng, trong đó tại các thành phố là 9 triệu đồng. Vì vậy, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, và Quảng Ninh, nhu cầu mua sắm cũng phong phú và đa dạng hơn, người tiêu dùng hướng tới các sản phẩm cao cấp, tiện ích, từ đó mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp bán lẻ.

3. Yếu tố công nghệ:

Theo báo cáo Chỉ số thương mại Việt Nam 2024, thương mại điện tử hiện đang chiếm khoảng 10% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, tăng trưởng đáng kể so với mức 8,5% của năm 2022. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy khá nhiều bởi các yếu tố công nghệ như các phương thức thanh toán ví điện tử, thanh toán qua mã QR, ngân hàng số, khiến cho quá trình mua sắm trên các kênh online trở nên tiện lợi hơn và thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng các kênh này nhiều hơn.

4. Yếu tố chính trị - pháp lý:

Các chính sách nhà nước đang tạo khá nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ phát triển, các ưu đãi đầu tư cơ sở hạ tầng không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh cho thị trường nội địa mà còn giúp cân bằng giữa thành phố và nông thôn. Tuy nhiên, các ưu đãi này chủ yếu dành cho doanh nghiệp lớn có vốn từ sáu nghìn tỷ đồng. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ vẫn còn nhiều khó khăn, ngoài ra việc kiểm soát đầu tư FDI, bảo vệ doanh nghiệp trong nước cũng hạn chế khả năng tiếp cận các mô hình bán lẻ hiện đại và công nghệ tiên tiến, từ đó có thể làm chậm quá trình đổi mới, doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các giải pháp để tận dụng cơ hội.

Thói quen người tiêu dùng 2024

Cùng với sự thay đổi của công nghệ và các yếu tố về kinh tế, chính trị, thói quen của người tiêu dùng trong năm 2024 cũng có sự thay đổi đáng kể, trong đó có 4 điểm đặc biệt quan trọng bao gồm sự ưu tiên đối với công nghệ số, tác động bởi mạng xã hội, nhu cầu trải nghiệm mua sắm cao, và tập trung vào tính bền vững, trách nhiệm xã hội.

1. Tập trung vào tính bền vững và trách nhiệm xã hội:

  • 50,9% Người được khảo sát quan tâm đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp có thành phần tự nhiên và hữu cơ.
  • 4/5 Người tiêu dùng sẽ ưu tiên mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và cá nhân có chứng nhận hữu cơ và không gây hại cho môi trường.

Người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, càng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc hàng hóa, họ ưu tiên sản phẩm đến từ các thị trường uy tín như Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản thay vì Trung Quốc hay hàng nội địa, đặc biệt là đối tượng này rất đề cao tính minh bạch và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, họ bày tỏ sự yêu thích và trung thành với những doanh nghiệp có mục tiêu phát triển bền vững và thể hiện trách nhiệm xã hội rõ ràng. Do đó, các doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đáp ứng những nhu cầu mới này.

2. Nâng cao trải nghiệm mua sắm:

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tìm kiếm thông tin một cách kỹ càng hơn và yêu cầu rất cao về tính minh bạch, họ tin tưởng vào những nguồn thông tin như trang web, đánh giá từ bạn bè, người thân cũng như các người nổi tiếng, đặc biệt người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang rất đề cao yếu tố cá nhân hóa trong quá trình trải nghiệm mua hàng.

Trong đó có tới 70% người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn nếu một sản phẩm/dịch vụ được cá nhân hóa, 69% người tiêu dùng có khả năng mua lại cao hơn khi tiếp xúc với những thương hiệu mang lại cho mình trải nghiệm cá nhân hóa cao, những con số này cho thấy tính cá nhân hóa trong trải nghiệm mua sắm không chỉ ảnh hưởng tới quyết định mua hàng mà còn tác động đến loại hình thành người tiêu dùng.

3. Ưu tiên công nghệ số:

Công nghệ số là một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, theo một báo cáo từ Magic trong 6 tháng đầu năm, người tiêu dùng Việt Nam đã chi 143.900 tỷ đồng để mua sắm online, trong đó hoàn thành 34% dân số thường xuyên mua sắm trực tuyến, đặc biệt là các mặt hàng thời trang và mỹ phẩm.

Khi nhu cầu mua sắm online phát triển, cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu của người tiêu dùng đối với công nghệ số trong quá trình mua sắm trực tuyến sẽ ngày một tăng cao, trong 7 tháng đầu năm 2024, số lượng giao dịch thanh toán không tiền mặt đã tăng 5,8,44%, đặc biệt số người mua hàng thanh toán qua internet tăng 49,83%, qua điện thoại di động tăng 59,09%, và qua mã QR code tăng tới 106,83%.

Xu hướng thị trường bán lẻ 2025

4. Tác động bởi mạng xã hội:

Cùng với sự phát triển của những trang mạng xã hội mới như Threads và sự bùng nổ của TikTok, sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Đặc biệt là trong những lĩnh vực như chăm sóc da, trang điểm, phụ kiện thời trang, trang sức, giày dép, khoảng 63% người tiêu dùng tin tưởng vào đánh giá của KOLs, KOCs hoặc những người tiêu dùng trước đó khi đưa ra quyết định mua hàng, trong đó yêu thích những đánh giá chân thực, những nội dung có lợi ích và được chia sẻ cao.

>>> Có thể bạn quan tâm: Báo cáo Xu hướng tiêu dùng 2024 từ Nielsen IQ

Dự báo xu hướng hành vi người tiêu dùng 2025

Cùng với những thay đổi về thị trường trong năm 2025 hành vi mua sắm của người tiêu dùng cũng sẽ có nhiều biến động lớn

1. Tiêu dùng dựa trên trải nghiệm, đánh giá thực tế

Người tiêu dùng Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên trải nghiệm thực tế trước khi mua sắm. Đối với một số sản phẩm, họ sẽ có xu hướng thử tại cửa hàng và sau đó đặt hàng trực tuyến để nhận lại những ưu đãi tốt hơn, đặc biệt là mua trên những phiên livestream bán hàng của các trang thương mại điện tử như TikTok Shop và Shopee.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng tin tưởng vào các video ăn bốc, đánh giá sản phẩm thực tế trên YouTube và TikTok, Instagram hơn là quảng cáo một chiều từ phía thương hiệu. Họ sẽ đánh giá và so sánh rất kỹ lưỡng các thông tin trước khi ra quyết định mua hàng. Do đó, các thông điệp marketing của thương hiệu cũng cần được tối ưu một cách chân thực, sống động hơn và không tập trung PR sản phẩm quá nhiều.

Xu hướng thị trường bán lẻ 2025

2. Mua sắm đa kênh

Tần suất mua sắm trực tuyến của người dân Việt Nam trong năm 2024 đã tăng gấp đôi so với năm trước đó, trung bình ít nhất 4 giao dịch mỗi tháng và hơn 6 giờ mỗi ngày dành cho việc tìm kiếm các sản phẩm trực tuyến.

Vì vậy, trong năm 2025, xu hướng mua sắm online của người tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt người tiêu dùng ngày càng thích kết hợp nhiều kênh mua sắm, thanh toán linh hoạt giữa cả trực tuyến và ngoại tuyến. Do đó, việc thiết lập một trải nghiệm mua sắm đa kênh là một yếu tố sống còn đối với các thương hiệu trong năm tới.

Xu hướng thị trường bán lẻ 2025

3. Thanh toán không tiếp xúc và không tiền mặt

Trong 7 tháng đầu năm 2024, lượng giao dịch thanh toán không sử dụng tiền mặt tại Việt Nam đã tăng tới 9,31 tỉ giao dịch, tương đương 160 triệu tỷ đồng, tăng trưởng mạnh tới 58,4% về số lượng và 35% về giá trị.

Điều này cho thấy thanh toán không tiền mặt đang dần trở thành một hành vi mua sắm quen thuộc đối với người tiêu dùng và nó sẽ tiếp tục là một xu hướng quan trọng trong năm 2025.

4. Đề cao giá trị sản phẩm - Bao gồm cả giá trị sức khỏe, bền vững và giá trị thực

Những lo ngại về sức khỏe và tình hình thu nhập được cải thiện, khiến cho người tiêu dùng ngày càng đề cao giá trị của sản phẩm khi mua sắm. Đặc biệt là các sản phẩm như:

  • Thực phẩm hữu cơ, không hóa chất.
  • Thời trang bền vững
  • Mỹ phẩm "thuần chạy nhằm duy trì sức khỏe xanh".

Ngoài ra, thế hệ trẻ, đặc biệt là Gen ZMillennials ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Họ ưa chuộng bao bì thân thiện với môi trường, như túi giấy và túi vải, cùng với sản phẩm tái chế và hàng secondhand.

Đồng thời, người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm mang lại giá trị thực, như khuyến mãi, số lượng, tính đa dụng và các lợi ích bổ sung từ người bán.

5. Yêu cầu về tính cá nhân hóa sẽ tiếp tục tăng cao

Trải nghiệm mua hàng cá nhân hóa sẽ tiếp tục là yếu tố mà người tiêu dùng hướng tới trong năm 2025. 66% khách hàng muốn thương hiệu hiểu rõ nhu cầu của họ ngay từ lần tương tác đầu tiên. Từ đó, họ mong muốn doanh nghiệp tối ưu hóa hành trình mua sắm theo thói quen và sở thích cá nhân.

>>> Tìm hiểu thêm: Xu hướng tiêu dùng năm 2025

Dự báo xu hướng thị trường bán lẻ 2025

Dựa vào bối cảnh thị trường và những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng có thể dự đoán một số xu hướng sẽ diễn ra đối với thị trường bán lẻ trong năm 2025 như sau:

1. Chuyển đổi số và thương mại điện tử

Khi nhu cầu mua sắm online ngày càng tăng cao và yêu cầu về công nghệ của người tiêu dùng cũng trở nên khắt khe hơn. Họ sẽ ngày càng ưu tiên những kênh mua sắm online có sự tiện lợi và linh hoạt. Dự báo những kênh này sẽ đạt doanh thu tới 35 tỷ đô vào năm 2025 theo Bộ Công Thương, từ đó mở ra một cơ hội doanh thu hấp dẫn cho các doanh nghiệp biết nắm bắt để chuyển đổi số và phát triển các kênh bán lẻ điện tử. Đặc biệt là xu hướng livestream đang bùng nổ trong thời gian vừa qua.

Vì vậy, chuyển đổi số trở thành một trong những bài toán cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp.

2. Thị trường nông thôn tăng trưởng mạnh

Theo báo cáo từ Statista, thị trường bán lẻ Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 7,46% mỗi năm từ 2024 đến 2028. Trong đó quá trình đô thị hóa nhanh sẽ thúc đẩy sự phát triển của các kênh bán lẻ hiện đại.

Ngoài ra với hơn 60% dân số, tương đương 60 đến 70 triệu người, nông thôn đang là một thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp chắc chắn không thể bỏ lỡ. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng sẽ mở rộng ra các thành phố nhỏ như Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng, những thành phố này đã có sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, mở ra nhiều cơ hội bán hàng cho các nhà bán lẻ.

3. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Hơn 80% người tiêu dùng Việt Nam mong muốn có trải nghiệm mua sắm phù hợp hơn với sở thích của họ và có tới 91% người tiêu dùng có khả năng mua hàng từ những thương hiệu có thể nhớ tên và cung cấp những ưu đãi cá nhân hóa cho họ, những con số này cho thấy yêu cầu của người tiêu dùng đối với các trải nghiệm cá nhân hóa đang ngày càng tăng cao. Trong đó, sự xuất hiện của các công nghệ hiện đại như big datatrí tuệ nhân tạo đã mở ra một cuộc cách mạng mới trong quá trình phân tích dữ liệu và thấu hiểu người tiêu dùng.

4. Xu hướng bán lẻ xanh và bền vững

Nguồn thu nhập tăng cao khiến người tiêu dùng ngày càng chú trọng tới sức khỏe và ưu tiên những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của mình. Vì vậy, 80% người tiêu dùng hiện nay sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm có cam kết xanh và sạch - theo báo cáo của Nielsen. Trong năm 2025, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển mạnh, thúc đẩy các nhà bán lẻ phải chuyển hướng chiến lược xanh, kết hợp giữa marketing và cả hành động thực tế, giúp doanh nghiệp có thể thực sự chinh phục người tiêu dùng.

5. Ommichannel

Theo Accenture, 73% người tiêu dùng Việt Nam mong muốn trải nghiệm mua sắm liền mạch giữa các kênh ngoại tuyến và trực tuyến. Vì vậy, mô hình bán lẻ kết hợp đa kênh Omnichannel sẽ trở thành xu hướng quan trọng trong năm 2025.

Link tải về báo cáo: TẠI ĐÂY

>>> Xem thêm: Cơn sốt Retail Media 2025 - Thương hiệu cần làm gì để khác thác hiệu quả quảng cáo từ Nhà bán lẻ

Lời kết

Nhìn chung, tính cá nhân hóa, chuyển đổi số và phát triển bền vững là 3 xu hướng nổi bật nhất của người tiêu dùng trong năm 2025. Các thương hiệu cần nỗ lực tối ưu trải nghiệm cá nhân hóa, kết hợp đa kênh bán hàng một cách mượt mà, đồng thời tối ưu hành trình mua hàng tiện lợi nhất cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các yếu tố phát triển bền vững, sản phẩm xanh,... cũng là một chiến lược hiệu quả giúp thương hiệu có thêm niềm tin của người tiêu dùng trong năm tới. 

Tham khảo: Appota

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.