cover

[NielsenIQ] Xu hướng người tiêu dùng 2025: Tiềm năng mới cho các sản phẩm, dịch vụ giải trí tại nhà

08 Thg 10

Sau những tín hiệu tích cực về tình hình lạm phát trong năm 2024, dự kiến xu hướng chi tiêu, mua sắm của người tiêu dùng sẽ có những chuyển biến đáng kể trong nửa cuối 2024 và 2025. Cùng theo dõi báo cáo thị trường từ NielsenIQ để thấy được những insight mới của người tiêu dùng cũng như xu hướng tiêu dùng của họ trước thềm năm mới.

Những số liệu nổi bật trên thị trường người tiêu dùng 2025

- Tăng trưởng lạm phát CPG toàn cầu hàng tháng đã chậm lại còn 1,7% so với một năm trước.

- Hơn một nửa (56%) số người được hỏi trên toàn cầu bày tỏ lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu với công nghệ AI.

- 62 % có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho trải nghiệm tại nhà để tiết kiệm chi phí nhà hàng và giải trí.

Trạng thái của người tiêu dùng sẽ trở nên tích cực hơn trong năm 2025

Tình hình của người tiêu dùng trên toàn cầu đang có những tín hiệu lạc quan hơn. Họ tin tưởng khả năng phục hồi sau suy thoái kinh tế, nhưng cũng rất cảnh giác với những nguy cơ khủng hoảng có thể tiếp tục xảy ra. Vì vậy, người tiêu dùng đang rất chú trọng tới mọi khía cạnh chi tiêu hàng ngày của họ.

Đặc biệt, lạm phát đang dần trở lại mức bình thường, tăng trưởng lạm phát CPG toàn cầu hàng tháng đã chậm lại còn 1,7% so với cùng kỳ năm trước và một số ngân hàng trung ương cũng đã bắt đầu hạ hoặc sắp hạ lãi suất. Những yếu tố này dự kiến sẽ thúc đẩy tâm lý tiêu dùng tích cực hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất như nhà ở và các loại hàng hóa có giá trị cao.

1. Người tiêu dùng ngày càng rõ ràng trong các khoản chi tiêu, trở nên mạnh mẽ và lạc quan hơn

Người tiêu dùng đang điều chỉnh chi tiêu vào những lĩnh vực quan trọng nhất, chuyển từ việc tiêu dùng thận trọng sang tiêu dùng có mục đích cụ thể, rõ ràng hơn. Nhằm đối mặt với những thay đổi đổi về chính trị, kinh tế và môi trường có thể sẽ diễn ra trong nhiều tháng tới.

30% người tiêu dùng toàn cầu cho biết tình trạng tài chính của họ đang tốt hơn so với một năm trước, tăng 2% so với tháng 1/2024. Ngược lại 32% cho biết tình hình tài chính của họ đã xấu đi trong năm qua - giảm 2% so với tháng 1/2024. Những con số này cho thấy mức độ lạc quan của người tiêu dùng đã được cải thiện đáng kể.

2. Người tiêu dùng vẫn phải đối mặt với những áp lực không thể tránh khỏi

Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung người tiêu dùng vẫn không tránh khỏi áp lực từ việc gia tăng chi phí sinh hoạt. Trong số 32% người tiêu dùng chia sẻ tình hình tài chính của họ xấu đi ở trên, có tới 76% cho rằng nguyên nhân là do chi phí sinh hoạt tăng. Ngoài chi phí sinh hoạt, người tiêu dùng còn cho rằng tình hình tài chính của họ bị ảnh hưởng xấu bởi suy thoái kinh tế (41%) và thị trường việc làm bất ổn (31%). Những yếu tố sẽ ảnh hưởng trong dài hạn, khiến mức tăng trưởng chi tiêu bị kìm hãm trong năm 2025 và cả các năm tiếp theo.

3. Những mối quan tâm đang đè nặng lên tâm chí của người tiêu dùng

Giá thực phẩm tăng, chi phí tiện ích và mối đe dọa về suy thoái kinh tế,... tiếp tục là những yếu tố khiến người tiêu dùng cảm thấy áp lực khi chi tiêu. Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, họ còn phát sinh những mối quan tâm mới như: Thay đổi thời tiết cực đoan tại một số khu vực, Phúc lợi cá nhân,... Trong khi đó, một số vấn đề của giai đoạn trước như: Chi phí nhà ở, xung đột toàn cầu,... đã không còn tác động nặng nề tới người tiêu dùng như giai đoạn trước đó.

Nhìn chung, có thể thấy rõ người tiêu dùng đang phân bổ chi tiêu của họ một cách có mục đích cao và bất kỳ khoản dư thừa nào cũng sẽ được họ tận dụng một cách cẩn trọng, có chiến lược cụ thể. Mặc dù lạm phát đã giảm tốc, những ảnh hưởng kép trong nhiều năm của nó đã tác động sâu sắc tới người tiêu dùng, thúc đẩy họ chi tiêu ít hơn cho một số danh mục dù cho họ kiếm được nhiều tiền hơn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Báo cáo Xu hướng tiêu dùng 2024 từ Nielsen IQ

Xu hướng chi tiêu và cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng trong năm 2025

Theo WDL, chi tiêu tiêu dùng toàn cầu sẽ tăng trưởng gần 6% trong năm 2025. Điều này sẽ tương đương với khoảng 3,2 nghìn tỷ đô la chi tiêu mới sẽ phát sinh vào năm 2025. Trong đó, WDL dự đoán rằng một nửa số chi tiêu mới vào năm 2025 sẽ đến từ việc người tiêu dùng trở nên giàu có hơn, tăng từ 48% vào năm 2024.

1. Cơ cấu người tiêu dùng trên toàn thế giới

Chúng ta sẽ có 131 triệu người tiêu dùng mới gia nhập vào các giai cấp tiêu dùng khác nhau vào năm 2025. Tuy nhiên dự kiến từ nay cho đến năm 2040, tốc độ tăng trưởng của nhóm người tiêu dùng mới sẽ bắt đầu chậm lại. Do đó các công ty sẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn để thu hút người tiêu dùng mới đồng thời giữ chân nhóm người tiêu dùng cũ của mình. Trên cả thế giới sẽ chỉ có khoảng 17 quốc gia có trên 1 triệu khách hàng mới vào thị trường trong năm 2025. Trong đó có Việt Nam với 3,8 triệu người tiêu dùng mới sẽ gia nhập thị trường trong năm tới. Đây là một tín hiệu khá tốt để các thương hiệu có thể tiếp tục mở rộng tiếp khách hàng của mình trong thời gian này.

Báo cáo về  Xu hướng người tiêu dùng 2025

Cơ cấu người tiêu dùng trên toàn thế giới

Trong đó cơ cấu và mức chi tiêu của các nhóm người tiêu dùng cũng có sự chuyển biến đáng kể. Đến năm 2025 dự kiến nhóm người tiêu dùng trung bình thấp chi từ 12 đến 40 USD/ngày sẽ chiếm 35% số lượng người tiêu dùng, nhưng họ sẽ chỉ chiếm 21% tổng chi tiêu toàn cầu. Ngược lại những người thuộc tầng lớp Thượng Lưu chi tiêu trên 120 USD/ngày sẽ chỉ chiếm 3% khối lượng người tiêu dùng toàn cầu, nhưng chiếm tới 33% tổng lượng chi tiêu vào năm 2025.

2. Xu hướng cắt giảm và tăng trưởng chi tiêu ở một số dịch vụ, sản phẩm: Các dịch vụ tại nhà lên ngôi

  • 54% Người tiêu dùng chỉ mua những gì sẽ được sử dụng
  • 43% Dành nhiều thời gian ở nhà hơn
  • 41% Lên kế hoạch trước khi mua sắm để quản lý chi tiêu
  • 62 % có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho trải nghiệm tại nhà để tiết kiệm chi phí nhà hàng và giải trí

Những con số trên cho thấy rằng người tiêu dùng đang ngày càng tập trung chi tiêu nhiều hơn và các sản phẩm mang tính thiết yếu và loại bỏ bớt những sản phẩm không thiết yếu trong kế hoạch chi tiêu của mình. Đặc biệt họ đang dành thời gian ở nhà nhiều hơn thay vì trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ của bên ngoài. Do đó mức chi tiêu cho các loại sản phẩm dịch vụ giải trí tại nhà cũng tăng ca cao trong thời gian tới.

Cụ thể, các mặt hàng bị cắt giảm chi tiêu nhiều nhất hiện nay bao gồm: Các bữa ăn & giải trí ngoài trời, Dịch vụ giao đồ ăn, Quần áo và Trang trí nhà cửa,... đều là các nhóm sản phẩm dịch vụ liên quan tới các nhu cầu ăn chơi, giải trí và không thực sự thiết yếu trong đời sống của người tiêu dùng.

Trong khi đó, các sản phẩm giáo dục cho bản thân và gia đình lại được người tiêu dùng dự tính sẽ chi tiêu nhiều hơn trong thời gian tới. Điều này cho thấy người tiêu dùng đã sẵn sàng đầu tư để phát triển cho bản thân và gia đình mang lại sự thịnh vượng trong lâu dài nhiều hơn là giải trí ngắn hạn. 

Xu hướng người tiêu dùng 2025 - Tiềm năng mới cho các sản phẩm, dịch vụ giải trí tại nhà

Các dịch vụ tại nhà lên ngôi

3. Dự định chi tiêu trong 12 tháng tới

Trong 12 tháng tới, các mặt hàng có khả năng được chi tiêu nhiều hơn bao gồm:

  • Tiện ích
  • Giáo dục / Chăm sóc Trẻ em tăng trưởng mạnh
  • Hàng tạp hóa và nhu yếu phẩm gia đình — đặc biệt là sản phẩm tươi sống, chăm sóc sức khỏe — là ưu tiên hàng đầu.
  • Khám sức khỏe
  • Chi phí đi lại
  • Chi phí Thuê/Thế chấp
  • Tiết kiệm / Đầu tư
  • Dịch vụ tài chính

Trong những khoản trên, có rất nhiều khoản chi “cố định” như tiền điện, tiền thuê nhà, chi phí khám sức khỏe,... - hầu hết là những khoản chi tiêu thiết yếu "không thể thương lượng". Đó là lý do dù có cảm giác ổn định tài chính hơn, người tiêu dùng vẫn phải đối mặt với những chi phí không thể tránh khỏi trong cuộc sống, ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu cho các danh mục sản phẩm không thiết yếu khác.

Báo cáo của NielsenIQ về xu hướng người tiêu dùng 2025

Các mặt hàng có khả năng được chi tiêu nhiều hơn trong 12 tháng tới

Những điểm đặc biệt của người tiêu dùng trong năm 2025

1. Người tiêu dùng định nghĩa lại về việc “giảm giá”, nỗ lực tìm kiếm các hình thức mua hàng giảm thiểu chi phí

Đối với người tiêu dùng, khả năng chi trả và giá cả luôn là những yếu tố cơ bản hình thành quyết định của họ. Tuy nhiên, khi lạm phát đã ổn định và những tháng vừa qua, người tiêu dùng đã có sự thay đổi nhẹ trong quan niệm về "giảm giá". Hiện nay, họ không chỉ tìm kiếm những sản phẩm có giá cả hợp lý mà còn kỳ vọng vào các hình thức mua sắm giúp tối ưu chi phí hơn.

  • 67% có khả năng thay đổi hoặc thử một thương hiệu mới vì giá thấp hơn.
  • 70% sẽ mua một sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc có chi phí thấp để chạy
  • 45% sẽ sử dụng các thành phần tự nhiên hoặc các sản phẩm thực phẩm thay thế trong việc chăm sóc sắc đẹp của họ (ví dụ: củ cải đường cho sắc tố da / má hồng, dầu tóc hương thảo, v.v.).
  • 67% sẵn lòng mua một sản phẩm đã được cải tiến để trở nên giá cả phải chăng nhất có thể. Ví dụ, khi một sản phẩm mới được cải tiến xuất hiện, người tiêu dùng rất có thể sẽ thay đổi lựa chọn nếu giá cả của sản phẩm đó tương đương hoặc "vẫn phải chăng” so với sản phẩm cũ mà họ đang sử dụng.

Nhìn chung, hiện nay quyết định chi tiêu của người dùng diễn ra khá phức tạp. Họ kỳ vọng về hiệu quả và chất lượng của sản phẩm nhưng cũng rất nỗ lực trong việc tìm kiếm các lựa chọn khác có mức giá rẻ hơn trên nhiều kênh bán và nhiều thương hiệu khác nhau. Điều này đòi hỏi các thương hiệu cần nỗ lực không ngừng trong việc phát triển các sản phẩm mới tối ưu các sản phẩm cũ và có các biện pháp để chứng minh hiệu quả của sản phẩm đối với vấn đề của người tiêu dùng.

2. Những cách chi tiêu giảm giá mà người tiêu dùng đang ưa chuộng:

Khi nắm được những “công thức” chI tiêu tiết kiệm dưới đây của người tiêu dùng bạn sẽ có cơ hội chinh phục họ một cách dễ dàng hơn trong thời gian tới:

  • Mua bất kỳ thương hiệu nào đang được khuyến mại 36%
  • Chuyển sang tùy chọn giá thấp hơn 36%
  • Mua sắm thường xuyên hơn tại các cửa hàng giảm giá/giá trị/giá thấp hơn 32%
  • Theo dõi chi phí cho toàn bộ giỏ hàng 32%
  • Dừng mua một số sản phẩm nhất định để tập trung vào những thứ thiết yếu 32%
  • Tích trữ hoặc mua số lượng lớn khi mọi thứ được bán giảm giá 28%
  • Mua sắm trực tuyến để có được ưu đãi tốt hơn hoặc tiết kiệm 27%
  • Thu thập/Sử dụng điểm trung thành để quản lý chi tiêu 26%
  • Sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tìm ưu đãi tốt hơn 24%
  • Thay thế/Đổi sang sản phẩm thay thế có giá thấp hơn 23%

Như vậy có thể thấy các chương trình khuyến mãi vẫn có sức nặng rất lớn đối với người tiêu dùng hiện nay. Ngoài ra họ cũng đang nỗ lực để tìm ra những lựa chọn có mức giá thấp hơn hoặc tìm đến những kênh bán có nhiều ưu đãi hơn.

3. Các loại chi phí tác động như thế nào đến người tiêu dùng?

Có thể thấy rõ hai hướng cắt giảm chi phí mua sắm của người tiêu dùng hiện nay: Giảm chi phí sử dụng sản phẩm và Giảm chi phí mua sản phẩm

  • Giảm chi phí sử dụng: 65% người tiêu dùng chia sẻ họ đang chuyển sang mua nhiều hơn các sản phẩm được đóng gói với kích thước lớn hoặc mua với số lượng lớn hơn.
  • Giảm chi phí mua: Trong khi đó 52% lại lựa chọn mua nhiều sản phẩm được đóng gói nhỏ hơn.

Điều này phụ thuộc và mức ngân sách cũng như nhu cầu sử dụng của từng đối tượng.

4. Người tiêu dùng sẵn sàng “vung tiền” cho những dịch vụ, sản phẩm premium để làm hài lòng bản thân

  • 56% người tiêu dùng chia sẻ họ có thể chi tiêu thêm một chút để làm cho một khoảnh khắc hoặc ngày trong tuần trở nên đặc biệt hoặc thú vị hơn.
  • 55% chi tiêu nhiều hơn để nhận được sự thuận tiện.

Những con số này cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để đạt được sự thoải mái và thuận tiện trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ. Đặc biệt là thế hệ trẻ như MillennialsGenZ là những người sẵn sàng chi tiền cho sự thoải mái nhiều nhất. Do đó nhóm người tiêu dùng này là cơ hội vàng để các nhà bán lẻ có thể phát triển thêm các dịch vụ sản phẩm nâng cấp, tạo nên cho họ sự thuận tiện và những trải nghiệm mới mẻ trong quá trình sử dụng. 

Lời kết

Nhìn chung, qua báo cáo thị trường của NielsenIQ có thể thấy một số điểm nổi bật như: sự tăng trưởng của các dịch vụ giải trí tại nhà, chiến lược mua hàng giảm giá của người tiêu dùng và đặc biệt là những loại hình sản phẩm sẽ được ưu tiên hoặc cắt giảm chi tiêu trong năm 2025. 

Nguồn: NielsenIQ


TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.