cover

Tổng hợp các thuật ngữ Digital Marketing mà bạn cần nắm vững

25 Thg 11

Trong thời đại công nghệ không ngừng chuyển động, việc nắm rõ thuật ngữ Digital Marketing không chỉ giúp bạn làm chủ chiến lược tiếp thị mà còn mở ra cánh cửa thành công cho doanh nghiệp. Đặc biệt, những thuật ngữ này không chỉ là xu hướng mà còn là chìa khóa để bạn dẫn đầu trong cuộc đua số hóa. Hãy cùng khám phá ngay và làm chủ ngôn ngữ của thế giới tiếp thị tương lai!

Tầm quan trọng của việc hiểu rõ thuật ngữ Digital Marketing

Tại sao lại nói hiểu sâu về Digital Marketing chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong kinh doanh hiện đại? Bởi chúng mang đến nhiều lợi ích như sau:

Tăng khả năng giao tiếp và phối hợp trong đội nhóm

Digital Marketing không chỉ là công việc của một cá nhân mà thường yêu cầu sự hợp tác giữa nhiều phòng ban như marketing, sales, công nghệ thông tin và cả dịch vụ khách hàng. Việc nắm vững các thuật ngữ Digital Marketing như SEO, CTR hay ROI giúp các đội nhóm dễ dàng giao tiếp và phối hợp, giảm thiểu hiểu lầm và tối ưu hóa hiệu quả công việc.

Ứng dụng chiến lược phù hợp với từng đối tượng khách hàng

Digital Marketing yêu cầu sự nhạy bén trong việc xác định các công cụ và phương pháp phù hợp để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng. Các thuật ngữ như Audience Segmentation hay Customer Journey Mapping là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến lược cá nhân hóa, đáp ứng đúng nhu cầu và hành vi người tiêu dùng.

Đo lường hiệu quả chính xác

Việc đo lường hiệu quả là một trong những thách thức lớn trong Digital Marketing. Các chỉ số như ROI, CPC hay Conversion Rate là những thuật ngữ quan trọng để đánh giá mức độ thành công của chiến dịch. Nếu marketer không hiểu rõ ý nghĩa và cách tính toán các chỉ số này, việc ra quyết định sẽ dựa trên cảm tính hơn là dữ liệu, dẫn đến những sai lầm không đáng có.

Nắm bắt xu hướng và đổi mới

Digital Marketing là lĩnh vực thay đổi không ngừng với các thuật ngữ mới xuất hiện mỗi năm. Những khái niệm đang dần trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Hiểu rõ và áp dụng linh hoạt các thuật ngữ này giúp marketer không bị tụt hậu và luôn đi đầu trong việc đổi mới.

Củng cố uy tín và sự chuyên nghiệp

Khi bạn hiểu và sử dụng thành thạo các thuật ngữ trong digital marketing, bạn sẽ dễ dàng thuyết phục đối tác, khách hàng hoặc các bên liên quan về kiến thức và năng lực chuyên môn của mình. Điều này không chỉ giúp tăng độ tin cậy mà còn xây dựng hình ảnh một chuyên gia thực thụ trong mắt người khác.

Tầm quan trọng của việc hiểu rõ thuật ngữ Digital Marketing

Hiểu rõ các thuật ngữ Digital Marketing giúp việc trao đổi, hợp tác giữa các phòng ban diễn ra dễ dàng, chính xác hơn

Phân loại các thuật ngữ Digital Marketing

Digital Marketing là một lĩnh vực bao quát với hàng loạt thuật ngữ đặc trưng và đa dạng. Dưới đây là các thuật ngữ trong Digital Marketing mà bạn cần “nằm lòng”:

Các thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực Digital Marketing

  • SEM (Search Engine Marketing): Đây là thuật ngữ Digital Marketing mang ý nghĩa về một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số tập trung vào việc tăng khả năng hiển thị của một website trên các công cụ tìm kiếm. SEM bao gồm hai nhánh chính: SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và PPC (quảng cáo trả phí trên mỗi lượt nhấp).
  • CRM (Customer Relationship Management): Là một hệ thống giúp doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng và cải thiện quan hệ với họ. CRM không chỉ lưu trữ dữ liệu như tên, số điện thoại hay lịch sử mua hàng mà còn hỗ trợ cá nhân hóa trong việc chăm sóc khách hàng. Ví dụ, với hệ thống CRM, doanh nghiệp có thể gửi email chúc mừng sinh nhật khách hàng kèm mã giảm giá, tạo ấn tượng tốt đẹp và tăng khả năng mua sắm.
  • Content Marketing: Thuật ngữ Digital Marketing này thường rất quen thuộc với các bạn định hướng theo đuổi ngành quảng cáo, tiếp thị. Đây là chiến lược tạo và phân phối nội dung giá trị để thu hút khách hàng và xây dựng lòng tin với họ. Không giống các phương thức quảng cáo trực tiếp, Content Marketing tập trung vào việc cung cấp thông tin hữu ích.
  • Social Media Management: Là việc quản lý toàn bộ hoạt động trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,…. Trách nhiệm công việc sẽ bao gồm lên kế hoạch nội dung, đăng bài, tương tác với người theo dõi và phân tích hiệu quả.
  • Affiliate Marketing: Đây là một trong các thuật ngữ trong digital marketing đang trở thành xu hướng trong những năm gần đây khi “nhà nhà người người” theo đuổi mô hình này. Affiliate marketing là mô hình tiếp thị liên kết, trong đó một đối tác quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và nhận hoa hồng dựa trên mỗi lần bán hàng thành công.
Affiliate Marketing là thuật ngữ Digital Marketing phổ biến hiện nay

Thuật ngữ Affiliate Marketing đang trở thành xu hướng trong những năm gần đây.

  • UGC (User-Generated Content): UGC chính là nội dung do người dùng tạo ra, được xem như một trong những cách quảng bá tự nhiên và hiệu quả nhất. Các bài đánh giá, hình ảnh hoặc video do khách hàng chia sẻ về sản phẩm không chỉ giúp tăng độ tin cậy mà còn lan tỏa thương hiệu.
  • CX (Customer Experience): Trải nghiệm khách hàng là toàn bộ cảm giác và nhận thức mà khách hàng có được khi tương tác với thương hiệu. Một trải nghiệm tích cực không chỉ giúp giữ chân khách hàng mà còn xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Các thuật ngữ trong Digital Marketing thông dụng nhất

Khám phá các thuật ngữ trong Digital Marketing thông dụng nhất để chinh phục cơ hội nghề nghiệp “hot”

  • Customer Journey: Thuật ngữ Digital Marketing này mang ý nghĩa về hành trình mà khách hàng trải qua từ lúc biết đến thương hiệu cho đến khi thực hiện mua hàng hoặc trở thành khách hàng trung thành. Hiểu rõ hành trình này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa từng điểm chạm với khách hàng. Ví dụ, một người tìm kiếm từ khóa "mua laptop giá tốt" trên Google, truy cập website, tham khảo đánh giá sản phẩm, thêm vào giỏ hàng và hoàn tất thanh toán – đó chính là một hành trình khách hàng điển hình.
  • Email Marketing: Là hình thức tiếp thị qua email với mục đích giữ chân khách hàng và tăng doanh thu cho thương hiệu. Thông qua các email được cá nhân hóa, doanh nghiệp có thể thông báo khuyến mãi, ra mắt sản phẩm mới hoặc cung cấp nội dung giá trị.

Các thuật ngữ trong lĩnh vực phân tích và đo lường hiệu quả

  • Data Visualization: Hay trực quan hóa dữ liệu là cách trình bày dữ liệu phức tạp dưới dạng đồ thị, biểu đồ, hoặc bảng biểu để dễ dàng theo dõi và phân tích.
  • Google Analytics: Google Analytics chỉ công cụ phân tích website mạnh mẽ giúp đo lường lượng truy cập, hành vi người dùng và hiệu quả của từng nội dung.
  • Bounce Rate: Được hiểu là tỷ lệ người dùng thoát khỏi website ngay sau khi truy cập mà không thực hiện bất kỳ hành động nào. Tỷ lệ này càng cao, khả năng website mất khách hàng tiềm năng càng lớn.
  • SERP (Search Engine Results Page): Đây là trang kết quả tìm kiếm hiển thị khi người dùng tìm kiếm một từ khóa nào đó trên Google. Việc xuất hiện trên top SERP giúp website tăng cơ hội tiếp cận khách hàng.
  • Heatmaps: Là công cụ hiển thị các khu vực trên website mà người dùng tương tác nhiều nhất giúp bạn biết nội dung hoặc nút bấm nào hiệu quả. Ví dụ, một Heatmap cho thấy rằng người dùng thường tập trung nhấp vào nút "Mua ngay" hơn là "Thêm vào giỏ hàng", từ đó bạn có thể tối ưu vị trí nút này để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Các thuật ngữ Digital Marketing về lĩnh vực phân tích và đo lường

Nếu bạn chuyên về lĩnh vực đo lường, tối ưu hóa website thì không còn xa lạ với nhóm thuật ngữ Digital Marketing trên

Các thuật ngữ trong chiến lược tối ưu hóa nội dung

  • Keyword Research: Được xem là bước nghiên cứu từ khóa để xác định các thuật ngữ mà khách hàng tiềm năng thường tìm kiếm, từ đó tối ưu nội dung nhằm tăng cơ hội xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.
  • Content Pillars và Cluster: Các thuật ngữ trong Digital Marketing này nói về chiến lược nội dung trong đó Pillars (trụ cột) đóng vai trò là bài viết chính, được hỗ trợ bởi các Clusters (cụm bài viết liên quan). Chẳng hạn bài "Hướng dẫn toàn diện về SEO" là Pillar, trong khi các bài như "Cách chọn từ khóa" hoặc "Tối ưu hình ảnh cho SEO" là các Cluster.
  • Thought Leadership: Là việc xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp như một chuyên gia trong ngành thông qua nội dung giá trị và sâu sắc.
  • Thumb-Stopping: Đây là thuật ngữ mô tả nội dung trên mạng xã hội đủ hấp dẫn để người dùng ngừng lướt và tương tác.

Xem thêm: Thuật ngữ Content Marketing quan trọng

Xu hướng thuật ngữ Digital Marketing trong năm 2025

Trong bối cảnh công nghệ và hành vi tiêu dùng không ngừng thay đổi, năm 2025 dự kiến sẽ chứng kiến sự nổi lên của nhiều thuật ngữ và xu hướng mới trong lĩnh vực Digital Marketing như:

Marketing Automation

Marketing Automation ám chỉ việc ứng dụng phần mềm và công nghệ nhằm tự động hóa các hoạt động tiếp thị như gửi email, quản lý mạng xã hội đến phân tích dữ liệu khách hàng. Mục tiêu là tăng hiệu quả, cá nhân hóa trải nghiệm và tối ưu hóa nguồn lực. Theo báo cáo từ Growmatik, tự động hóa tiếp thị giúp doanh nghiệp tránh các tác vụ lặp đi lặp lại, cải thiện hiệu suất và tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Growth Hacking

Growth Hacking là chiến lược tập trung vào việc tìm kiếm các phương pháp sáng tạo, chi phí thấp để đạt được tăng trưởng nhanh chóng cho doanh nghiệp. Thay vì dựa vào các chiến dịch tiếp thị truyền thống, growth hackers thường thử nghiệm nhiều ý tưởng mới, phân tích dữ liệu và tối ưu hóa liên tục để tìm ra cách tiếp cận hiệu quả nhất.

Hiện nay, growth hacking cho phép các startup phát triển nhanh chóng mà không cần dựa vào các phương pháp quảng cáo đắt đỏ, bằng cách tối ưu hóa mọi khía cạnh của doanh nghiệp và sử dụng các chỉ số quan trọng để thu hút khách hàng một cách hiệu quả

Dropbox là một trong những ví dụ điển hình sử thành thông công chiến lược growth hacking. Bằng cách cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí cho người dùng khi họ giới thiệu bạn bè, số lượng người dùng Dropbox đã tăng trưởng một cách nhanh chóng.

Giải mã thuật ngữ Digital Marketing:Growth Hacking

Dropbox là công cụ lưu trữ đám mây cho phép người dùng chia sẻ và truy cập ở mọi nơi

Phygital

Phygital là sự kết hợp giữa trải nghiệm vật lý (physical) và kỹ thuật số (digital) nhằm tạo ra hành trình mua sắm liền mạch cho khách hàng. Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến phát triển mạnh mẽ, việc tích hợp hai trải nghiệm này giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Một ví dụ điển hình của phygital là mô hình cửa hàng không quầy thanh toán của Amazon Go. Trong mô hình này, khách hàng chỉ cần sử dụng ứng dụng trên điện thoại để quét mã hoặc đăng nhập trước khi bước vào cửa hàng. Tại đây, người dùng có thể thoải mái chọn lựa sản phẩm từ kệ hàng như trong cửa hàng truyền thống. Hệ thống cảm biến tiên tiến và công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ tự động ghi nhận các sản phẩm mà khách hàng lấy, sau đó thanh toán được xử lý tự động thông qua ứng dụng khi họ rời khỏi cửa hàng. Điều này giúp kết nối trải nghiệm mua sắm vật lý quen thuộc với sự tiện lợi và nhanh chóng của công nghệ số.

Humaning

Humaning là thuật ngữ Digital Marketing mới nói về việc tập trung vào kết nối cảm xúc và xây dựng mối quan hệ sâu sắc với khách hàng thông qua các nội dung chân thực, mang tính nhân văn. Thay vì chỉ tập trung vào việc bán hàng, humaning khuyến khích doanh nghiệp hiểu và đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng một cách chân thành.

Giải mã thuật ngữ Digital Marketing: Humaning

Ngày càng có nhiều thương hiệu tập trung xây dựng mối quan hệ với khách hàng qua những nội dung gần gũi, nhân văn

Disruptor

Disruptor đề cập đến những công ty hoặc chiến lược phá vỡ quy tắc thông thường để tạo nên sự đột phá trong ngành. Những disruptor thường giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới mẻ, thay đổi cách thức hoạt động truyền thống và tạo ra giá trị mới cho khách hàng. Điển hình như Grab đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp taxi truyền thống bằng cách cung cấp dịch vụ đặt xe qua ứng dụng di động, mang lại sự tiện lợi và giá cả cạnh tranh cho người dùng.

Customer Journey Mapping

Customer Journey Mapping là quá trình vẽ bản đồ hành trình khách hàng, từ lúc họ nhận thức về thương hiệu cho đến khi trở thành khách hàng trung thành. Customer Journey giúp doanh nghiệp hiểu rõ từng điểm chạm (touchpoint) và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng tại mỗi giai đoạn.

Thuật ngữ Digital Marketing phổ biến: Customer Journey Mapping

Vẽ hành trình khách hàng là cách để doanh nghiệp kết nối sâu sắc và tạo nên trải nghiệm đáng nhớ cho người dùng

Personalization

Personalization là việc tùy chỉnh trải nghiệm khách hàng dựa trên dữ liệu và sở thích cá nhân, nhằm tăng cường sự tương tác và lòng trung thành. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp tập trung vào chiến lược Hyper personalization để cung cấp nội dung, sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với từng cá nhân giúp doanh nghiệp nổi bật và tạo dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

Ví dụ tiêu biểu như Netflix sử dụng thuật toán để đề xuất phim và chương trình truyền hình dựa trên lịch sử xem của từng người dùng giúp họ tìm thấy nội dung yêu thích một cách nhanh chóng.

>>> Tìm hiểu thêm: Thuật ngữ Facebook Ads

Kết luận

Hiểu rõ các thuật ngữ Digital Marketing không chỉ giúp marketer làm chủ công việc mà còn tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch. Từ các khái niệm cơ bản đến các công cụ phân tích phức tạp, mỗi thuật ngữ đều mang lại giá trị thiết thực trong việc triển khai chiến lược. Hãy liên tục cập nhật để không bị bỏ lại phía sau trong lĩnh vực không ngừng phát triển này!

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.