- Cấu trúc Silo là gì?
- Vai trò của cấu trúc Silo với SEO Website
- #1 Hỗ trợ thu thập dữ liệu và lập chỉ mục
- #2 Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
- #3 Mở rộng các liên kết nội bộ (internal link) trong website
- Các loại cấu trúc Silo phổ biến
- #1 Silo vật lý
- #2 Silo ảo
- 6 bước tạo cấu trúc silo chuẩn SEO
- Bước 1: Xác định chủ đề chính mà website hướng tới
- Bước 2: Lựa chọn chủ đề phụ bổ trợ cho chủ đề tổng của website
- Bước 3: Thiết kế và xây dựng cấu trúc silo
- Bước 4: Xây dựng Silo vật lý
- Bước 5: Xây dựng silo ảo
- Bước 6: Nhất quán toàn bộ nội dung
- Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về silo
- #1 Làm sao để xem cấu trúc silo của đối thủ?
- #2 Nên sử dụng silo vật lý hay silo ảo?
- #3 Có nên sử dụng Silo phụ (sub-Silo)?
- #4 Cách đặt tên URL cho bài viết như thế nào?
Cấu trúc Silo là gì?
Silo là một loại cấu trúc website trong đó người dùng hệ thống hóa thông tin, bài viết theo chủ đề, thể loại hoặc từ khóa có liên quan với nhau. Mỗi cấu trúc silo sẽ bao gồm một trang silo chính và các thành phần con bên trong silo được được liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, nội dung trong mỗi silo hoàn toàn độc lập, không liên kết với nội dung trong các silo khác.
Việc áp dụng cấu trúc Silo khi xây dựng nội dung website sẽ giúp phân cấp bài viết theo cụm chủ đề, tạo nên sự chuyên sâu. Nhờ đó mà người đọc cũng dễ dàng tìm thấy các bài viết liên quan trong cùng một website.
>>> Xem thêm: Rank Math SEO là gì? So sánh Rank Math và Yoast SEO
Vai trò của cấu trúc Silo với SEO Website
SEO website có vai trò tăng tỷ lệ tiếp cận, lượng traffic và chuyển đổi khách hàng, cấu trúc silo sẽ giúp việc này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ những lợi ích sau:
#1 Hỗ trợ thu thập dữ liệu và lập chỉ mục
Cấu trúc silo giúp website sắp xếp các trang có nội dung liên quan hoặc cùng một thể loại, chủ đề với nhau. Hoạt động này sẽ giúp các bot Google dễ dàng đọc hiểu và đánh giá các bài viết trên website. Nhờ đó, quá trình lập chỉ mục (index) nội dung trên website diễn ra nhanh chóng hơn.
#2 Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
Ưu điểm nổi bật khi thực hiện cấu trúc silo là hệ thống nội dung theo bộ lọc, mục đích nhất định giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm các nội dung họ mong muốn. Đối với các website xây dựng theo cấu trúc silo, các nội dung được phân bổ thành nhiều phần riêng biệt nhưng vẫn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, việc sử dụng silo còn mang lại nhiều chỉ số trải nghiệm người dùng tích cực cho website như sau:
- Tăng thời gian người dùng ở lại website (Time on site)
- Giảm tỷ lệ thoát trang (Bounce)
- Tăng tỷ lệ tương tác của người dùng (User Engagement)
#3 Mở rộng các liên kết nội bộ (internal link) trong website
Internal link là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong SEO Onpage nhằm giúp website nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Các Bot Google có thể dựa trên các liên kết nội bộ để thu thập thông tin và hiểu các nội dung trên website một cách tốt hơn. Nhiều internal link còn giúp đẩy nhanh tốc độ index bài viết, đồng thời còn tạo ra những cụm chủ đề (topic cluster) để thu hút sự đón đọc, thảo luận của người xem.
Bên cạnh đó, liên kết nội bộ còn đóng vai trò điều hướng người dùng tới những trang đích mà doanh nghiệp mong muốn, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi thành công. Cấu trúc silo có thể xây dựng nên các internal link một cách có chủ đích, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Các loại cấu trúc Silo phổ biến
Cấu trúc silo trong doanh nghiệp rất đa dạng nhưng có hai loại được ứng dụng rộng rãi nhất gồm:
#1 Silo vật lý
Silo vật lý là cách tổ chức các liên kết URL trên website theo dạng cấu trúc parent/child. Theo đó, các nội dung có liên quan với nhau sẽ được sắp xếp trong cùng một mục để người đọc dễ dàng theo dõi và tham khảo mà không cần tốn quá nhiều thời gian tìm kiếm. Việc này sẽ góp phần thúc đẩy lượng lớn traffic cho website. Hình thức này đòi hỏi đội ngũ SEO phải sắp xếp nội dung một cách logic, tỉ mỉ để đạt kết quả cao nhất.
#2 Silo ảo
Silo ảo là hình thức sử dụng cấu trúc internal link của website để nhóm các bài có liên quan với nhau và loại bỏ những nội dung không liên quan ra, hướng đến việc tăng cường trang đích cho mỗi silo. Nếu silo vật lý sắp xếp các trang chung thể loại trong cùng một thư mục thì silo ảo được hình thành bởi các Hypertext Link giữa các trang có chung chủ đề. Các spider của công cụ tìm kiếm sẽ đi theo các liên kết này để crawl dữ liệu của website nên vẫn có thể đạt được hiệu quả tối ưu SEO mà không cần dùng đến silo vật lý.
6 bước tạo cấu trúc silo chuẩn SEO
Dưới đây là 6 bước xây dựng cấu trúc silo đạt hiệu quả SEO tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Xác định chủ đề chính mà website hướng tới
Bước đầu tiên để xây dựng cấu trúc silo chuẩn SEO là lựa chọn nội dung cốt lõi mà website muốn thể hiện, có như vậy, bạn mới có thể định hình được trình tự sắp xếp bài viết. Nếu bạn đã có sẵn một website hoàn thiện, cần xác định được có bao nhiêu từ khóa đã lên top để biết chính xác Google đang nhận diện website của bạn ra sao. Bên cạnh đó, đội SEO cũng không nên bỏ qua mức độ và hoạt động tương tác của người dùng trên website diễn ra như thế nào.
Ngoài ra, thương hiệu cũng nên quan tâm các website đứng top đã triển khai cấu trúc silo như thế nào, chẳng hạn internal link đặt ở vị trí nào, nội dung bài viết ra sao, các thanh điều hướng, menu tối ưu có gì đặc biệt,...Qua đó, đội kỹ thuật sẽ định hướng và thiết kế website tương tự hoặc phát triển hơn các thương hiệu đã làm tốt.
Bước 2: Lựa chọn chủ đề phụ bổ trợ cho chủ đề tổng của website
Internet là mạng lưới thông tin khổng lồ được kết nối với nhau qua các liên kết, chẳng hạn website A liên kết với trang web B nhờ vào một backlink nào đó. Vì vậy, để đọc hiểu lượng lớn thông tin trên internet, các Bot Google sẽ phân loại website thành các nhóm content khác nhau và cứ thể phân rã nhỏ hơn nữa để hiểu tường tận các nội dung hiển thị trên trang web.
Ví dụ: Content về chủ đề sức khỏe làm đẹp sẽ được chia thành các chủ đề nhỏ hơn nữa như chăm sóc da mặt, trang điểm, mỹ phẩm, nước hoa, thực phẩm chức năng,... Nếu trang web của hạn hệ thống bài viết một cách trật tự, ngăn nắp, phân chia hợp lý thì Google dễ dàng nhận diện website, ưu tiên index và nâng cao thứ hạng tìm kiếm.
Bước 3: Thiết kế và xây dựng cấu trúc silo
Sau khi xác định chủ đề chính và các nội dung phụ trợ, bước tiếp theo là lập kế hoạch chi tiết cho việc xây dựng cấu trúc silo ở từng bài viết. Các yêu cầu cần có trong bản kế hoạch này là một sơ đồ web hoàn chỉnh, thể hiện đầy đủ chủ đề chính, phụ cũng như các webpage tương ứng với từng mục đích. Chẳng hạn, web blog chỉ cần sơ đồ cho bài viết trong khi web bán hàng cần có thêm sơ đồ câu hỏi thường gặp, danh mục sản phẩm, tin tức,…
Quá trình này có thể thực hiện bằng các công cụ hỗ trợ như Google Drawing, Powerpoint,…Một bí quyết hữu ích để thiết kế mô hình Silo tối ưu là đứng trên góc nhìn, tư duy của người đọc để hình thành cấu trúc silo nhiều tầng hợp lý, hiệu quả, tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng.
Bước 4: Xây dựng Silo vật lý
Silo vật lý được hình thành từ các danh mục và đường URL nên bạn có thể sử dụng trên nền tảng WordPress theo các bước sau:
- Xây dựng các trang danh mục (category), danh mục con (subcategory)
- Thay đổi liên kết tĩnh (permalink) trong Wordpress thành "domain/category/post-name"
- Xây dựng nội dung bài viết trên website và lựa chọn hiển thị trong danh mục
Đối với các website mã nguồn đóng cũng có thể áp dụng nguyên tắc xây dựng mô hình silo vật lý như trên. Bên cạnh đó, quản trị viên cũng cần tập trung vào menu và breadcrumb để thể hiện cấp bậc và silo bài viết đang triển khai.
Bước 5: Xây dựng silo ảo
Thiết lập silo ảo nhằm củng cố thêm cho cấu trúc silo vật lý trên website bằng cách tạo ra các internal link làm thành chuỗi các bài viết liên kết với nhau theo chủ đề hoặc danh mục. Điều này sẽ giúp nội dụng cụm silo ảo được thể hiện chuyên sâu và kết nối chặt chẽ hơn với nhau.
Bước 6: Nhất quán toàn bộ nội dung
Đây là bước cuối cùng để hoàn tất quá trình xây dựng cấu trúc silo cho website. Hiện nay, Google ưu tiên đánh giá và nâng cao thứ hạng cho những website cung cấp các nội dung hữu ích, có giá trị chuyên môn cao trong các lĩnh vực. Điều đó sẽ được căn cứ vào độ chuyên sâu, uy tín của bài viết cũng như tất cả phải hướng đến một chủ đề chính. Do đó, nếu website của bạn quá lan man, không tuân thủ một định hướng nhất định thì rất dễ bị Google đánh giá thấp. Sự đồng bộ phải thể hiện ở mọi khía cạnh, gồm nội dung, chủ đề bài viết, các hình ảnh, video minh họa,...
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về silo
#1 Làm sao để xem cấu trúc silo của đối thủ?
Theo các khảo sát gần đây cho thấy 80% website không tuân thủ theo cấu trúc silo và bạn có thể kiểm tra website đó có sử dụng mô hình silo hay không bằng thông qua việc xem sitemap của họ. Ngoài ra, bạn có thể xác định thủ công bằng cách truy cập và lướt vài lần trên trang web đối thủ để đánh giá là họ có dùng silo hay không.
#2 Nên sử dụng silo vật lý hay silo ảo?
Việc xây dựng cấu trúc silo vật lý không còn quá bắt buộc và cần thiết như trước đây bởi các nền tảng như WordPress cho phép tạo ra các silo page, các bài viết cấp dưới và liên kết chúng với nhau bằng internal link (silo ảo). Một mẹo nhỏ là các SEOer nên sử dụng breadcrumbs khi triển khai Silo để Google dễ dàng nhận diện và đọc hiểu website của bạn tốt hơn.
#3 Có nên sử dụng Silo phụ (sub-Silo)?
Sub-silo là các silo phụ xếp bên dưới silo chính với vị trí hiển thị như sau: Silo>sub-Silo>post. Trong trường hợp website của bạn phát triển theo hướng đa ngành có thể sử dụng sub-Silo còn nếu chúng chỉ có một ngách hoặc siêu ngách thì không cần thiết tổ chức Silo phụ.
#4 Cách đặt tên URL cho bài viết như thế nào?
Đối với cấu trúc silo vật lý, bạn có thể đặt tên URL theo dạng "domain.com/Silo-name/post-name". Tuy nhiên, khi sử dụng silo ảo bằng cách đặt internal link thì bạn có thể định dạng URL theo "domain/post-name" cho tất cả các trang và bài viết trên website.
>>> Xem thêm: Checklist 6 yếu tố quan trọng cần nắm bắt trong SEO Onpage
Tạm kết
Mong rằng qua những chia sẻ về "silo là gì" của MarketingAI đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu trúc silo và cách thức triển khai silo chuẩn SEO hiệu quả. Việc thiết kế và xây dựng mô hình silo hoàn thiện sẽ góp phần giúp các nội dung, bài viết được hệ thống hóa, website có trật tự, chuyên nghiệp hơn cũng như tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng.
Bình luận của bạn