Xây dựng liên kết không chỉ là để có được các backlink, mà còn liên quan đến việc liên kết một trang của một trang web với một trang web khác. Internal link (Liên kết nội bộ) vừa hữu ích cho cả khách truy cập vào trang web và robot công cụ tìm kiếm. Do đó, các liên kết nội bộ rất quan trọng đối với chủ sở hữu trang web. Chúng sẽ giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng, đảm bảo lập chỉ mục (index) nhanh chóng cho nội dung mới và giúp thêm từ khóa liên quan đến các trang web. Vậy Internal link là gì? Hãy cùng tìm hiểu những lời khuyên dưới đây để biết cách xây dựng liên kết nội bộ một cách tốt nhất.
Internal link là gì?
Internal link (liên kết nội bộ) được xem là những đường dẫn trỏ đến một 1 trang khác trên cùng 1 trang web (có nghĩa là cùng domain chính). Chúng ta đang đề cập đến các liên kết thông thường hoặc liên kết văn bản. Tất nhiên, điều hướng trang web, menu website (Website navigation) của bạn là một ví dụ về liên kết nội bộ, nhưng ở đây chúng ta đang nói về các liên kết trong nội dung, trên các trang. Một số liên kết nội bộ phổ biết mà bạn có thể thấy đó là:
- Link từ danh mục đến các bài viết
- Link từ bài này đến các bài viết khác
- Link từ Menu đến footer
- Link dạng banner đặt trên website
Tương tự, đối với website, liên kết nội bộ của site phải được tối ưu hóa thì mới tác động đến kết quả SEO của bạn. Đặc biệt với độ cạnh tranh ngày càng gia tăng, thì hiểu được Internal link là gì sẽ như là 1 công việc bắt buộc mà Marketer nào cũng phải quan tâm.
4 lời khuyên cho các Marketer trong việc xây dựng Internal link
Lời khuyên 1: Thiết lập các điều hướng trang web hợp lý
Cách bạn liên kết các trang web của bạn nên được điều chỉnh bởi loại và kích thước của trang web của bạn. Nếu sở hữu một trang web cửa hàng trực tuyến nhỏ với 5 trang mô tả sản phẩm, thì bạn nên đặt liên kết đến tất cả các trang trên mỗi trang sản phẩm để có thể tăng tỷ lệ khách hàng tiếp cận với nhiều sản phẩm khác.
Các liên kết neo (Anchors) thường sẽ bao gồm các từ khóa và sẽ là một đóng góp cho hiệu ứng SEO tổng thể. Đối với các trang web nhỏ, việc liên kết tất cả các trang với nhau sẽ có lợi cho SEO và người dùng. Điều đó sẽ không dẫn đến việc lập chỉ mục kém hoặc trải nghiệm người dùng kém.
Đối với các trang web lớn hơn, quy tắc chung là tránh làm cho cấu trúc liên kết quá sâu, bởi vì điều hướng của các trang ở cấp độ thứ ba và thấp hơn là có vấn đề. Liên kết tất cả các trang đến tất cả các trang cũng sẽ gây nhầm lẫn - tốt hơn là bám vào cấu trúc liên kết phẳng và giữ số lượng cấp độ liên kết ở mức tối thiểu.
Lời khuyên 2: Hiển thị bao gồm cả các thẻ tiêu đề (title tags) vào các liên kết nội bộ của bạn
Nếu bạn thiết lập thuộc tính tiêu đề, người dùng sẽ nhận được một thông tin khi con trỏ chuột đi qua liên kết, ví dụ một cơ hội để quyết định xem liên kết đó có đáng để theo dõi không.
(Nguồn: 417 Marketing)
Về hiệu ứng SEO, một số quản trị web tin rằng việc thêm thuộc tính tiêu đề vào liên kết nội bộ là tốt cho SEO, những người khác nói rằng nó sẽ không giúp trang có được sự liên quan nhiều hơn vì bản thân văn bản với liên kết neo (Anchors) là đủ. Tuy nhiên, dù sao thì nó cũng đáng để thử vì lợi ích của người dùng.
Lời khuyên 3: Thêm Breadcrumbs vào Internal Link
Hiểu được Internal Links là gì là điều cần thiết và việc thêm những công cụ khác sẽ giúp trang web của bạn tốt hơn rất nhiều. Breadcrumbs là hỗ trợ điều hướng giúp định vị một trang web trong cấu trúc trang web. Nó thường được đặt ở đầu trang dưới dạng Trang chủ -> Trang danh mục -> Trang danh mục con.
Amazon là một ví dụ điển hình trong việc thiết lập thêm Breadcrumbs. Breadcrumbs tương tự như sơ đồ trang web - chúng giúp cả người dùng và SEO được định hướng trên các trang web, đặc biệt là các trang web lớn. Bạn có thể đưa một số từ khóa vào mẩu bánh mì để có hiệu quả SEO tốt hơn, nhưng hãy đảm bảo bạn tránh nhồi nhét từ khóa.
Lời khuyên 4: Sử dụng công cụ tối ưu hóa trên trang để không bị quá tải
Tránh xây dựng quá nhiều liên kết nội bộ - nó sẽ khiến người dùng mất tập trung vào nội dung thực sự quan trọng và khiến các liên kết trông kém tin cậy hơn đối với các công cụ tìm kiếm.
Không có số lượng liên kết nội bộ lý tưởng, nhưng quy tắc chung là không vượt quá 100 liên kết trên mỗi trang web.
Quản trị viên web có thể sử dụng Trình kiểm tra WebSite (Website Auditor) để theo dõi số lượng liên kết nội bộ đến trang và từ trang. Để bật giám sát liên kết nội bộ, chọn Tùy chọn -> Quản lý không gian làm việc -> tab Trang web :
Chọn không gian làm việc (ví dụ: Tất cả các trang ) từ danh sách và nhấn Chỉnh sửa :
Sau đó thêm Liên kết nội bộ vào Trang và Liên kết nội bộ từ Trang vào các cột hiển thị:
Do đó, bạn sẽ nhận được dữ liệu trên các liên kết nội bộ trong không gian làm việc và sẽ có thể xem liệu có quá nhiều trong số chúng cho các trang nhất định:
Kết luận
Bạn có khả năng kiểm soát toàn bộ website của bạn, vì vậy internal links là những link dễ tạo dựng nhất để thúc đẩy quá trình SEO. Thông qua bài viết này chắc chắn bạn sẽ hiểu Internal link là gì và những tips để xây dựng liên kết nội bộ một cách tốt nhất cho website của bạn.
Thắng Nguyễn - MarketingAI
Theo Link-assistant
Bình luận của bạn