cover

Time on site là gì? Những điều bạn cần quan tâm khi tìm hiểu về Time on site

Time on site là gì, câu hỏi khá phổ biến của những người đang sử dụng công cụ Google Analytics – công cụ quản trị website phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Hiểu một cách đơn giản thì...

Time on site là gì, câu hỏi khá phổ biến của những người đang sử dụng công cụ Google Analytics – công cụ quản trị website phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Hiểu một cách đơn giản thì Time on site tức là thời gian trên website của người sử dụng – một trong những chỉ số đo lường vô cùng quan trọng và cần thiết trong công việc SEO. Tuy vô cùng quan trọng nhưng không quá nhiều người hiểu được chính xác định nghĩa này cũng như những cách thức để có thể tăng Time on site. Trong bài viết này, ngoài việc sẽ giúp cho các bạn trả lời câu hỏi Time on site là gì thì MarketingAI cũng sẽ gợi ý cho bạn những cách thức nhanh chóng, đơn giản để tăng Time on site cho website của chính bạn. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Time on site là gì?

Time on site (TOS) tức là tổng cộng tất cả thời gian truy cập của những trang mà người sử dụng nào đó đã xem trong một phiên truy cập (thông thường một phiên sẽ là 30 phút, nếu hết 30 phút sẽ tính là phiên thứ 2).

Time on site là gì?

Time on site là gì? What is time on site? (Nguồn: hundred5)

Ý nghĩa của Time on site trong kỹ thuật SEO Onpage

Trong công cụ Google Analytics, do cách tính giống nhau nên chỉ số Time on site và Average Time on site (giá trị trung bình của Time on site) sẽ được thể hiện dưới một cái tên khác, đó là Session Duration (thời lượng phiên) và thời gian trung bình của một phiên truy cập (Avg. Session Duration).

>>> Bên cạnh thuật ngữ Time on site các bạn cũng có thể tham khảo thêm các thuật ngữ trong Google Analytics quan trọng không kém..

Time Onpage là gì

Theo định nghĩa từ Google Analytics thì time onpage là lượng thời gian trung bình người dùng bỏ ra xem một trang trang trên website của bạn.

Cách tính Time Onpage

Thông thường, rất nhiều người dùng sẽ truy cập vào website và thoát ngay nên thường sẽ không có nhiều tương tác trên website. Khi ấy, Google sẽ nhận định đấy là bounce rate (hành động bỏ trang) và trường hợp này thì time on page = 0. Time onpage chỉ được tính khi người dùng truy cập vào website và có tương tác như like, đọc bài, xem video, điều hướng sang page khác trong site,... Công thức tính time onpage sẽ là: Time cập tương tác cuối cùng - thời điểm truy cập vào trang.

Cách tăng Time on site cho website của bạn

Sau khi khi hiểu được Time on site là gì thì chắc sẽ có nhiều bạn quan tâm tới cách để tăng Time on site. Có rất nhiều cách để tăng Time on site trong kỹ thuật SEO onpage. Dưới đây là một số cách để tăng Time on site cho website của bạn.

Phân tích luồng hành vi của người dùng truy cập trang

Công việc đầu tiên mà bạn cần làm ngay trước khi nghĩ đến chuyện tăng Time on site, đó là phân tích được luồng hành vi của những khách hàng truy cập trang. Từ những số liệu được cung cấp bởi Google Analytics, bạn sẽ có cái nhìn cụ thể về cách mà khách hàng từ những con đường nào đã đi đến website của bạn.

Ngoài ra, bạn còn có thể biết được rằng trang web nào của bạn đang thu hút khách hàng nhất để từ đó có thể điều hướng khách hàng tới những trang có nội dung hay hoặc những trang mà khó tiếp cận được với người dùng.

Bạn cũng có thể xem những trang web nào mà người dùng thoát ra nhiều nhất hoặc bỏ ra ngay lập tức, từ đó tìm ra nhược điểm để có thể khắc phục.

Đảm bảo chất lượng nội dung trên website của mình

Vai trò của chất lượng nội dung trên webiste ảnh hưởng đến time on site là gì?

Vai trò của chất lượng nội dung trên webiste ảnh hưởng đến time on site là gì? (Ảnh: Internet)

Chỉ những website có nội dung hay, hấp dẫn và hữu ích thì website đó mới có khả năng níu được chân khách hàng. Chính vì thế, trước khi nghĩ tới việc khách hàng sẽ truy cập thêm những trang khác trên website thì trước hết cần phải tạo được những nội dung hấp dẫn ngay từ đầu. Chỉ cần một bài viết kém chất lượng, người dùng sẽ ngay lập tức tắt luôn website mà sẽ không thực hiện những hành động khác.

Những bài viết sáng tạo, đổi mới, giải quyết được vấn đề của khách hàng sẽ thể hiện được chất lượng bài viết của bạn.

Một nhiệm vụ tối quan trọng đối với những người quản lý website đó là giữ cho người dùng ở lại trên trang càng lâu càng tốt, chính vì thế nên việ mở external link là một điều cần thiết. Mở external link tại tab mới đồng nghĩa với việc những khách hàng vào trang của bạn có thể tìm một số thông tin liên quan tại những website khác mà sẽ không thoát trang web hiện tại.

Có thể nói rằng quyết định mở external link ở chế độ “mở liên kết trong tab mới” là một cách tăng time on site tuy đơn giản nhưng lại khá hiệu quả.

Tối ưu liên kết nội bộ của website – Internal Link

Cách tăng Time on site là gì - Có thể  tối ưu Internal Link

Cách tăng Time on site là gì - Có thể tối ưu Internal Link (Ảnh: Internet)

Internal Link (liên kết nội bộ) là những đường dẫn tới những bài viết có nội dung mà có thể người xem quan tâm trong website. Đây là một cách thức được các nhà quản trị website sử dụng khá phổ biến bởi những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên việc gắn quá nhiều Internal Link có thể dẫn tới những trải nghiệm tiêu cực cho khách hàng, ví dụ như họ sẽ bị choáng ngợp và rối mắt trước quá nhiều thông tin.

Chính vì lý do đó mà những nhà quản trị website cần lên một chiến lược cụ thể khi thực hiện kế hoạch gắn liên kết nội bộ. Hãy gắn những internal link thực sự quan trọng tại những vị trí dễ nhìn, dễ click, tránh gắn tràn lan ảnh hưởng đến việc tìm hiểu nội dung của khách hàng.

Cần tạo trang 404 để điều hướng người dùng

Với những website đang trong giai đoạn hoàn thiện cấu trúc thì thường sẽ xuất hiện những liên kết 404. Đây là điều khó tránh khỏi nhưng tuy nhiên nếu bạn vướng phải trường hợp này, bạn cần thiết kế trang 404 sao cho chuẩn SEO để có thể tạo thiện cảm tốt với người dùng, thậm chí có thể điều hướng người dùng. Bạn nên tránh việc để trang 404 là trang trắng, như thế người dùng sẽ thoát ra khỏi website của bạn ngay lập tức.

Ví dụ về cách tính Time on site của Google Analytics

Hiểu rõ được time on site là gì, tiếp theo chúng ta cùng đi tìm hiểu cụ thể qua một số ví dụ về cách tính Time on site của Google Analytics. Có 2 cách tính như sau:

Ví dụ 1:

Ví dụ có một khách hàng truy cập website của bạn theo thứ tự sau:

Time on site là gì? Time on site bao nhiêu là tốt?

Time on site bao nhiêu là tốt? Ví dụ về Time on site (Ảnh: Internet)

Time on page và Time on site sẽ được Google Analytics tính như sau:

Trang Home: 3 phút

Trang 2: 7 phút

Trang 3: 0 phút

Time on site sẽ là 10 phút

Ví dụ 2:

Trường hợp thứ 2 là người dùng truy cập và mở thêm một tab mới như hình vẽ dưới đây

Tổng quan Time on site là gì? Thời gian trung bình trên trang

Tổng quan Time on site là gì? Thời gian trung bình trên trang (Ảnh: Internet)

Trường hợp này Google Analytics sẽ tính Time on site theo ưu tiên time on page tuyến tính hóa (tức là sắp xếp theo một chuỗi thời gian liên tục). Sơ đồ sẽ như hình vẽ dưới đây

Time on site là gì? Ví dụ cơ bản time on page

Ví dụ cơ bản time on page (Ảnh: Internet)

Time on page và Time on site sẽ được tính như sau:

Trang chủ (home): 1 phút

Trang 4: 2 phút

Trang 2: 7 phút

Trang 3: 5 phút

Trang 5: 0 phút

Time on site: 15 phút

Lời kết

Nếu bạn đang kinh doanh và có cho riêng mình một website, bạn cần phải nắm vững những chỉ số của công cụ Google Analytics – công cụ quản lý website phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Trong đó, Time on site là một chỉ số vô cùng quan trọng mà bạn cần phải nắm vững. Hiểu được Time on site, bạn sẽ biết được điểm mạnh, điểm yếu của trang web mình đang quản lý, từ đó đề ra được những chiến lược phù hợp. Trong bài viết này, MarketingAI đã trả lời được cho bạn câu hỏi Time on site là gì và cách tính Time on site theo cách tính của công cụ Google Analytics. Ngoài ra, bài viết cũng đã gợi ý cho bạn một số phương pháp giúp bạn có thể tăng Time on site cho website của riêng mình. Mong rằng bài viết này có thể cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Nam Trương - MarketingAI

(Tổng hợp)

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.