cover

Checklist 6 yếu tố quan trọng cần nắm bắt trong SEO Onpage

08 Thg 10

Thuật toán xếp hạng của Google liên tục cập nhật và thay đổi, làm cách nào để SEOer triển khai chiến lược SEO Onpage hiệu quả và “thần tốc” nhất? Dưới đây là tổng hợp 6 yếu tố quan trọng...

Thuật toán xếp hạng của Google liên tục cập nhật và thay đổi, làm cách nào để SEOer triển khai chiến lược SEO Onpage hiệu quả và “thần tốc” nhất? Dưới đây là tổng hợp 6 yếu tố quan trọng hàng đầu mà người làm SEO cần nắm rõ khi thực hiện SEO Onpage.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage về cơ bản là một tập hợp các kỹ thuật và phương pháp tối ưu cho tất cả các yếu tố trên một trang web để làm cho chúng thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm và từ đó tăng thứ hạng website.

Mặc dù từ khóa được coi là trọng tâm của hầu hết mọi hoạt động SEO Onpage, nhưng chỉ từ khóa thôi là chưa đủ, vì SEO Onpage còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác như hình ảnh, URL, Title, thẻ H1, H2, Meta Description,...

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là gì?

Để giúp bạn dễ dàng nắm bắt và không bỏ sót yếu tố nào, dưới đây là checklist yếu tố quan trọng trong SEO Onpage.

Xem thêm>> SEO Off-Page: Hướng dẫn chi tiết về SEO Off-Page mới nhất

Checklist 6 tiêu chuẩn SEO Onpage

URL

Một URL ngắn gọn sẽ tăng khả năng lên top, tăng tỉ lệ click và giúp các công cụ thu thập thông tin dễ dàng hơn.

Một URL chuẩn SEO Onpage tốt cần đảm bảo 3 yếu tố sau:

  • Chứa từ khóa SEO chính
  • Ngắn gọn, loại bỏ các từ ngữ dư thừa
  • URL chuẩn cần dưới 60 ký tự
  • URL có liên quan đến nội dung bài viết
Tiêu chuẩn SEO Onpage

URL cần ngắn gọn và chứa từ khóa chính

Hình ảnh

Thêm hình ảnh vào bài viết góp phần cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng và thứ hạng của trang. Hơn nữa, sử dụng hình ảnh còn giúp nội dung dễ hiểu, hấp dẫn và dễ ghi nhớ hơn, từ đó thu hút nhiều lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.

Để tối ưu hóa hình ảnh cho SEO Onpage, đây là một số điều cần đảm bảo:

Tên hình ảnh và alt text

Các bot của Google không thể “nhìn thấy” hình ảnh như con người, mà chỉ có thể đọc hiểu được chữ cái hay ký tự. Vì vậy, hãy đặt tên tệp thật rõ ràng (“blue-running-shoes.jpg” thay vì “82596173.jpg”) và alt text (trong trường hợp hình ảnh không tải được vì lý do nào đó) cho mọi hình ảnh trên trang web, tất nhiên phải bao gồm cả từ khóa ở cả hai cách đặt tên này.

Một số lưu ý khi đặt tên hình ảnh và alt text:

  • Tên hình ảnh không dấu, không chứa kí tự đặc biệt
  • Điền đầy đủ thông tin mô tả hình ảnh
  • Chứa từ khóa chính trong tên hình ảnh, alt text
  • Thẻ alt nên mô tả hình ảnh chi tiết và đầy đủ

>> Xem thêm: Alt Text là gì? Cách viết Alt Text đem lại hiệu quả tốt nhất

Kích thước hình ảnh

Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trang web trên cả máy tính và thiết bị di động. Và một hình ảnh “cồng kềnh”, kích thước quá lớn sẽ làm chậm tốc độ tải trang của website.

Title và meta description

Một title hấp dẫn, đúng trọng tâm có thể nhanh chóng thu hút người dùng click vào bài viết. Ngoài ra, title tốt còn giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác hơn từ đó dễ dàng hiểu được nội dung bài viết.

Một số lưu ý khi đặt title cho bài viết:

  • Độ dài của title nên nằm trong khoảng 60-65 ký tự và không vượt quá 70 ký tự, nếu không sẽ bị cắt ngắn trong SERPs.
  • Title không nên giống hệt như URL
  • Từ khóa SEO nên xuất hiện ở đầu Title

Đoạn mô tả ngắn hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm được gọi là thẻ meta description. Thẻ meta nên chứa từ khóa chính, hấp dẫn và có liên quan đến mục đích tìm kiếm của người dùng, nhưng không được nhồi nhét quá mức.

Title và meta description

Đây là ví dụ về meta description

Thẻ meta nên có độ dài trong khoảng 156 - 160 ký tự. Nếu bạn không tạo thẻ meta, Google sẽ tự động lựa chọn một số đoạn văn bản có liên quan từ trang và hiển thị nó dưới dạng meta description trong SERP, nhưng điều này không có lợi cho SEO.

Tốc độ tải trang

Nếu các trang của bạn mất quá nhiều thời gian để tải, sẽ tạo trải nghiệm không tốt với khách truy cập hoặc trường hợp xấu hơn họ có thể thoát trang và sang trang web đối thủ.

Do đó, hãy đảm bảo rằng:

  • Giảm thiểu tối đa dung lượng dư thừa bằng cách minify Javascript/CSS
  • Không tạo các chuyển hướng không cần thiết
  • Nén tất cả hình ảnh
  • Bật tính năng nén tệp và lưu vào bộ nhớ đệm của trình duyệt

Internal và External link 

Cả Internal và External link đều đóng một vai trò trong SEO Onpage.

Các trang và nội dung cần được kết hợp một cách khoa học, có chiến lược. Điều này giúp trình thu thập thông tin hiểu rõ hơn và xếp hạng nội dung cho các từ khóa phù hợp.

Internal và External link 

Các liên kết nội bộ là yếu tố giúp tăng "điểm" SEO của trang

Liên kết nội bộ cũng giúp điều hướng khách truy cập đến các trang có liên quan và giữ họ tương tác với website.

Trích dẫn các nguồn bên ngoài và có các liên kết ngoài trang là yếu tố quan trọng để xây dựng uy tín trong mắt cả trình thu thập thông tin của Google và khách truy cập. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ liên kết lại các trang web chất lượng cao và các nguồn đáng tin cậy.

Ngoài ra, hãy đảm bảo không có liên kết bị hỏng (“404 not found”) trên trang vì chúng ảnh hưởng đến SEO và trải nghiệm người dùng.

Nội dung

Tất cả các bài đăng trên blog hay website đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa onpage. Hãy đảm bảo các từ khóa mục tiêu xuất hiện một cách phù hợp và tự nhiên xuyên suốt tiêu đề nội dung, URL, tiêu đề phụ và đoạn văn trong bài. Dưới đây là một số điều cần chú ý:

Cấu trúc và Readability

Bài viết cần được phân cấp rõ ràng, hợp lý bằng cách sử dụng thẻ tiêu đề và tiêu đề phụ với từ khóa chính, ví dụ thẻ H1, H2, H3,...

Việc phân cấp này còn giúp cải thiện Readability (khả năng độc giả đọc hiểu và thu thập thập thông tin trong bài viết).

Tính chuyên sâu

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các bài đăng dạng dài và chuyên sâu đem lại hiệu quả tốt hơn về thứ hạng trên Google so với các bài viết dạng ngắn.

Những nội dung dạng này cũng sẽ phục vụ độc giả tốt hơn vì nó có thể cung cấp đầy đủ về vấn đề hoặc chủ đề mà họ quan tâm.

Phân biệt SEO Onpage và SEO Off page trong chiến lược SEO

SEO Onpage và SEO Offpage là 2 thành phần cơ bản trong chiến lược SEO nhưng chúng khác nhau chỗ nào?

SEO Onpage chú trọng xây dựng nội dung và tối ưu hóa các công cụ để trang web thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm. Các yếu tố xếp hạng SEO Onpage gồm:

Chất lượng trang: Website phải có đầy đủ nội dung chính xác.

Từ khóa SEO: nội dung bài viết tập trung vào từ khóa . Bên cạnh đó, điểm xếp hạng trên công cụ tìm kiếm còn được tính dựa trên thời gian mà khách hàng ở lại trang của bạn.

Tình trạng cập nhật: Nội dung trên trang web không chỉ liên quan đến từ khóa mà cần mang tính mới nhất theo thời gian.

Cấu trúc trang: Những quy tắc cần có trong SEO về tiêu đề, thẻ mô tả, văn bản alt… để đẩy bài viết và website lên top.

Cấu trúc URL chứa từ khóa và rõ ràng sẽ dễ dàng điều hướng khách hàng.

Liên kết nội bộ là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược SEO onpage. Nó giúp hệ thống phân tích của google thu thập thông tin trên trang web của bạn dễ dàng và giữ người dùng ở lại trang lâu hơn.

Hiệu suất trang: Nếu website của bạn mất quá nhiều thời gian để truy cập hoặc không hiển thị chuẩn trên nhiều loại thiết bị thì khách hàng sẽ thoát ra.

SEO Offpage tập trung vào xây dựng liên kết (backlink) trỏ tới website của mình. Bạn cần phải đặt ra kế hoạch cho từng từ khóa, lựa chọn nguồn link đáng tin cậy mới có thể tăng thứ hạng.

Kết

Với mỗi bản cập nhật mới, Google đang dần chuyển trọng tâm sang việc gia tăng trải nghiệm cho người dùng (UX). Nhưng SEO Onpage có mối liên hệ chặt chẽ với UX, vì vậy checklist này vẫn sẽ hữu ích cho hoạt động SEO của doanh nghiệp.

Lương Hạnh - MarketingAI

Theo Searchenginewatch

>> Có thể bạn quan tâm: 34 cách cải thiện thứ hạng SEO năm 2021

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.