- Insight Gen Z: Tết & Những nỗi khổ tâm khó nói
- Big Idea & Key Message
- Hoạt động chính & Cách thức triển khai chiến dịch
- #1. Short Video Series “Gia đình bão mạng Tết 2022”
- #2. Livestream kết hợp cùng Influencer
- #3. Social Contest kết hợp Meme Marketing
- #4. Landing page: Điểm cuối chốt hạ khách hàng
- #5. Một số hoạt động khác: Social Media, Báo chí
- Kết quả
Bằng việc thấu hiểu nỗi "khổ tâm" của Gen Z mỗi dịp Tết đến, chiến dịch Tết của Samsung đã thành công xây dựng một thông điệp hướng tới người trẻ. Từ đó giúp thương hiệu ghi điểm ấn tượng trong mắt Gen Z, trở nên nổi bật trong mùa Tết 2022, cũng như mở ra cơ hội doanh thu đối với nhóm khách hàng này.
Insight Gen Z: Tết & Những nỗi khổ tâm khó nói
Samsung Galaxy là một cái tên đã quá quen thuộc trên thị trường Công nghệ tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Đối với các thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ như Samsung người trẻ đang là một trong những tệp khách hàng đông đảo và quan trọng bậc nhất hiện nay. Đặc biệt là Gen Z với số lượng ngày càng lớn và mức độ quan tâm đến công nghệ rất cao.
Tuy nhiên, Gen Z cũng là một nhóm khách hàng rất nhiều thách thức bởi yêu cầu cao về công nghệ, hành vi mua hàng phức tạp và cá tính rất độc đáo mạnh mẽ. Hơn hết, Gen Z cũng là một thế hệ chịu khá nhiều tổn thương về sức khỏe tinh thần bởi sức ép từ cộng đồng, mạng xã hội,... Vì vậy để có thể tiếp cận thế hệ này thương hiệu cần có sự thấu hiểu, gia nhập vào văn hóa, đời sống trở thành một người bạn đồng hành với họ.
Đối với Gen Z cũng như toàn bộ người tiêu dùng tại Việt Nam, Tết là một thời điểm đặc biệt nhất trong năm và cũng là cơ hội để thương hiệu có thể dễ dàng đi sâu hơn vào đời sống tinh thần cảm xúc văn hóa của người tiêu dùng. Trong dịp Tết, Gen Z có rất nhiều những hoạt động thú vị, tuy nhiên họ cũng phải đối mặt với khá nhiều những áp lực về mặt tinh thần. Sự khác biệt giữa văn hóa giữa các thế hệ khiến cho Gen Z thường cảm thấy không được lắng nghe không được thấu hiểu bởi các thế hệ trước như ông bà, cha mẹ và luôn bị ràng buộc bởi các định kiến xã hội cũ.
Ngoài ra, mỗi dịp Tết đến, Gen Z cũng thường xuyên được họ hàng, làng xóm “thăm hỏi” những vấn đề khá nhạy cảm như: Chê lương thưởng Tết này thua bạn kém bè, Chê chuyện tuổi 30 vẫn chưa lo chuyện cưới xin,... Điều này đang dần khiến cho dịp Tết của Gen Z không còn được trọn vẹn, trở nên đầy áp lực lo âu và có khoảng cách với gia đình. Vì vậy Gen Z luôn mong muốn một cái Tết thực sự thoải mái, ấm áp, sum vầy, không còn bị áp đặt bởi những quan điểm của xã hội.
Từ đây, chiến dịch “Mở chuyện chưa kể - Tết hết cửa chê” đã được thực hiện với mục tiêu cởi bỏ những nút thắt này của Gen Z, giúp họ chia sẻ những nỗi niềm của Gen Z trong ngày Tết, từ đó gỡ bỏ rào cản giữa các thế hệ, hóa giải những hiểu lầm tạo sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.
>>> Bạn có thể quan tâm: 5 nhóm insight đặc trưng, tạo nên bức tranh chân dung người tiêu dùng Việt trong mỗi mùa Tết
Big Idea & Key Message
Từ insight trên Samsung quyết định hóa thân thành một “đài tiếng nói” đại diện cho thế hệ Z trong dịp Tết 2022, đứng lên chia sẻ những câu chuyện thật, những nỗi niềm giấu kín của họ trong dịp Tết. Từ đó giúp đông đảo cộng đồng hiểu được rằng Tết là dịp để thấu hiểu và sum vầy, không phải là thời điểm cho những lời chê trách giữa các thế hệ.
Big Idea: Đài tiếng nói Gen Z
Key Message: “Mở chuyện chưa kể - Tết hết cửa chê”
"Là "Đài tiếng nói Gen Z", Samsung Galaxy cùng Gen Z mở ra cái Tết không còn những lời chê ra chê vào. Bởi Tết là dịp sum vầy, và sum vầy chỉ chân thật khi ta thật hiểu nhau.’ - Trích dẫn từ Samsung Galaxy.
Thông điệp nêu rõ mục tiêu trong chiến dịch Tết của Samsung Galaxy là mang tới những câu chuyện chưa kể, những nỗi khổ tâm khó nói của người trẻ. Đồng thời khẳng định mong muốn: “Tết hết cửa chê” - Không còn lời chê bài nào trong thời điểm Tết. Thông điệp được xây dựng khá thẳng thắn, rõ ràng phù hợp với cá tính mạnh mẽ của Gen Z.
Hoạt động chính & Cách thức triển khai chiến dịch
Từ Big idea về hình ảnh của một đài tiếng nói đại diện cho Gen Z chiến dịch “Mở chuyện chưa kể - Tết hết cửa chê” đã lựa chọn hoạt động chính là Series video trên YouTube. Kết hợp với nhiều kênh truyền thông bổ trợ đúng “gu” Gen Z giúp lan tỏa cho chiến dịch như: Landing Page, Livestream, Influencer, Meme Marketing, Social Slang, Social Contest...
#1. Short Video Series “Gia đình bão mạng Tết 2022”
Series video của chiến dịch được lấy cảm hứng từ những mối quan hệ của các bạn trẻ Gen Z đối với các thế hệ khác trong gia đình như bố mẹ ông bà. Những video khai thác hình ảnh của các bạn trẻ sử dụng điện thoại ngày Tết và thường xuyên nhận được những câu “hỏi thăm” quen thuộc như “Tết mà cứ ôm điện thoại”, “Tết mà cứ cúi đầu hoài”,... Mở ra một góc nhìn mới về việc người trẻ sử dụng điện thoại trong ngày Tết, không chỉ để giải trí cá nhân mà đôi khi còn để ghi lại hình ảnh, phát nhạc cho ngày Tết thêm vui nhộn.
Chiến dịch sử dụng định dạng Short Video (video ngắn) - định dạng nội dung đang được yêu thích nhất trên mạng xã hội hiện nay. Giúp thương hiệu truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng, trọn vẹn và không khiến người xem cảm thấy khó chịu. Đồng thời không quên lồng ghép các dòng sản phẩm đặc trưng như điện thoại Galaxy Z Flip.
Bộ 4 video trong series đã giúp thương hiệu thu về gần 15 triệu lượt xem trong dịp Tết 2022.
>>> Có thể bạn quan tâm: TOP 5 TVC Quảng cáo Tết bùng nổ nhất năm 2024
#2. Livestream kết hợp cùng Influencer
Nói tới những kênh truyền thông có ảnh hưởng nhiều nhất tới người trẻ, không thể bỏ qua Livestream và Influencer Marketing. Vì vậy, trong chiến dịch lần này, Samsung đã triển khai một phiên livestream “Mở Chuyện Chưa Kể”.
Livestream được phát sóng trên Fanpage của Kênh 14 - Một trong những kênh thông tin thu hút đông đảo người trẻ. Kết hợp với sự góp mặt của hàng loạt KOL nổi tiếng, có sức hút lớn đối với Gen Z như: VJ Nicky, fashionista Châu Bùi và KOLs Trang Hý.
Trong phiên Live, khách mời đã cùng chia sẻ với những câu chuyện đời tư mà họ đã gặp phải trong những dịp Tết cùng với gia đình của mình, một cách thân mật và hóm hỉnh. Từ đó nói lên những suy nghĩ trong lòng các bạn trẻ, đồng thời lồng ghép thông điệp của chiến dịch. Ngoài ra, đội ngũ Influencer cũng khéo léo thông tin review khá tự nhiên về sản phẩm của thương hiệu, giúp thúc đẩy hiệu suất chuyển đổi cho chiến dịch.
Phiên Livestream đã nhanh chóng thu về 30k lượt xem, 2k lượt react và 1k bình luận ngay tại thời điểm phát sóng. Đồng thời cũng trở thành tư liệu truyền thông hấp dẫn cho nhiều hoạt động khác như: Kết hợp PR báo chí, hotpage, bài đăng của Influencer,... mở rộng độ phủ tới hàng trăm nghìn khán giả trẻ.
#3. Social Contest kết hợp Meme Marketing
Vẫn là chiến lược Meme Marketing quen thuộc khi tiếp cận Gen Z, nhưng cách làm của Samsung lại trở nên sáng tạo hơn khi kết hợp cùng Social Contest và nhóm KOL Welax.
Thương hiệu đã triển khai cuộc thi “Chế meme chưa kể – Tết hết cửa chê” cho phép người chơi tham gia sáng tạo các meme thú vị dựa các chủ đề thú vị như: “Tết chưa kể hệ lao động” và “Tết chưa kể hệ tâm linh”,... Người dự thi sẽ đăng bài dự thi cùng hashtag #CheMemeChuaKe #TetHetCuaChe #withGalaxy #Welax. Kết quả sẽ được tính trên lượng tương tác và những người dành chiến thắng sẽ nhận được những phần quà rất giá trị từ Samsung như điện thoại Samsung Galaxy A03s,...
Hoạt động độc đáo này không chỉ giúp thương hiệu gia tăng tương tác với người dùng như các contest khác, mà còn góp phần tạo ra một lượng nội dung UGC lớn và đặc biệt là thúc đẩy khả năng viral cho chiến dịch nhờ vào Meme thú vị.
Thương hiệu đã triển khai cuộc thi “Chế meme chưa kể – Tết hết cửa chê”
#4. Landing page: Điểm cuối chốt hạ khách hàng
Thương hiệu cũng xây dựng một trang Landing Page dành riêng cho chiến dịch “Mở chuyện chưa kể - Tết hết cửa chê”. Đây là điểm cuối cùng trên hành trình của khách hàng, dẫn dắt người xem tới các sản phẩm nổi bật của Samsung Galaxy kèm những CTA hấp dẫn. Đồng thời Landing page cũng cung cấp thông tin về chiến dịch và các thông điệp mà thương hiệu muốn gửi gắm một cách tổng quan nhất.
#5. Một số hoạt động khác: Social Media, Báo chí
Bên cạnh 3 hoạt động chính, chiến dịch cũng kết hợp một số hoạt động khác để tăng độ phủ như: PR báo chí, kết hợp cùng các KOL, KOC chia sẻ về chiến dịch,... sử dụng các ngôn ngữ, văn hóa đậm chất Gen Z như Social Slang trong các ấn phẩm truyền thông.
Kết quả
Big Idea thú vị, cách phối hợp các hình thức marketing khéo léo và sử dụng lối kể chuyện, hình ảnh phù hợp với văn hóa người trẻ đã giúp cho chiến dịch “Mở chuyện chưa kể - Tết hết cửa chê” nhận được những kết quả khá tích cực. Theo thống kê từ YouNet Media, chiến dịch của Samsung Galaxy nằm trong số 20 chiến dịch nổi bật nhất trong dịp Tết 2022. Với những kết quả như
- Hơn 14.9 triệu lượt xem series video “Gia đình bão mạng Tết” trong dịp Tết 2022
- 30K lượt xem, 2k react, 1k bình luận trong thời điểm phát sóng Livestream.
>>> Xem thêm: 5 chiến dịch Tết ý nghĩa và ấn tượng năm 2024
Lời kết:
Nhìn chung, điểm sáng lớn nhất trong chiến dịch Tết của Samsung “Mở chuyện chưa kể - Tết hết cửa chê” là cách thức khai thác insight khách hàng khá thú vị. Những áp lực của người trẻ được chuyển hóa thành câu chuyện thú vị, lạc quan và vẫn truyền tải được thông điệp ý nghĩa tới cộng đồng. Đây cũng là những bài học cho các thương hiệu khi triển khai chiến dịch Tết trong năm 2025. Không chỉ khai thác những thông điệp quan trọng như đoàn viên, sum vầy,... thương hiệu có thể tìm kiếm những góc nhìn mới từ khách hàng, cả những pain point họ có thể gặp phải trong mùa Tết, để từ đó tìm ra cơ hội trở thành người bạn đồng hành của họ.
Bình luận của bạn