Cho đến nay, Animation vẫn luôn là một lĩnh vực khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Vượt qua khỏi khái niệm phim hoạt hình giải trí truyền thống, video animation đang từng bước thâm nhập vào thị trường video marketing và dự đoán sẽ sớm trở thành một trong những công cụ marketing quyền lực thời kỳ công nghệ 4.0.
Vậy Animation là gì? Tại sao nói video animation là hình thức tiếp thị bằng cảm xúc?
Animation là gì? Công việc animation là làm gì?
Animation là gì?
Animation được bắt nguồn từ động từ “animate” với ý nghĩa tạo ra sự sống. Trên thực tế, Animation được biết đến như một loại hình nghệ thuật diễn hoạt hình ảnh có trong các phim hoạt hình, ấn phẩm quảng cáo, trò chơi điện tử… Hay hiểu một cách đơn giản thì Animation chính là việc thiết kế chuyển động bằng hình ảnh. Hình thức này sẽ biến cho hình ảnh của bạn được xuất hiện một cách trực quan và sinh động hơn rất nhiều so với dạng thiết kế tĩnh thông thường.
Công việc animation là làm gì?
Vậy, công việc của một animation là làm gì? Đây là một công việc được rất nhiều bạn trẻ có niềm đam mê với hội hoạ và nghệ thuật theo đuổi. Khác với nền điện ảnh thuần tuý, các Animator làm trong ngành này sẽ tạo ra những nét chuyển động khác nhau từ hình vẽ tay, hình ảnh 3D, mô hình, digital art… thay vì nhờ vào máy quay trong các thước phim truyền thống.
Theo báo cáo của U.S. Bureau of Labor Statistics, Animation thuộc 1/10 ngành nghề có mức thu nhập cao nhất hiện nay với $123,060 ($59.16/giờ), và mức lương trung bình hằng năm của một nhân viên dao động khoảng $70,530 ($33.91/giờ).
Vai trò của Animation trong hoạt động Marketing
Dễ dàng truyền tải thông điệp đến với khách hàng
Thực tế chỉ ra rằng các thông tin được truyền tải bằng hình ảnh hay video sẽ được não bộ xử lý nhanh hơn so với những thông tin được truyền tải bằng văn bản. Như vậy, khi sử dụng video animation sẽ giúp bạn đơn giản hoá việc truyền tải thông tin, dữ liệu, từ đó, giúp cho thông điệp được dễ dàng tiếp cận đến đối tượng khách hàng, để lại ấn tượng sâu sắc trong mắt họ.
Tăng khả năng chuyển đổi, mua hàng
Một ưu điểm khác của Animation trong các hoạt động Marketing chính là thương hiệu gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và mua hàng. Tác giả Yuriy Polyushko cho biết trên LinkedIn:
- Video Animation giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 85 - 90% trên landing page.
- Một bức hình hoạt (animation) trong email có thể giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột lên tới 100%.
Đó là những bằng chứng thuyết phục nhất mà bất cứ marketer nào cũng không thể chối từ.
Tăng khả năng tùy biến cao, tiết kiệm chi phí
So với một video marketing thông thường, chi phí để làm ra một video animation là tương đối tiết kiệm. Bởi để làm nên một video marketing, thương hiệu cần phải đầu tư rất lớn vào việc tìm bối cảnh, diễn viên phù hợp và các thiết bị quay chỉnh video… Nhưng với video animation thì không cần phải như vậy. Mặt khác bạn cũng hoàn toàn có thể chỉnh sửa sản phẩm, thay đổi chiến lược nhiều lần nhằm phục vụ cho các yêu cầu khác nhau.
Tăng độ nhận diện thương hiệu
Vì được xây dựng dưới những hình ảnh của nhân vật hoạt hình, đều là những nhân vật hư cấu, lại sở hữu đa dạng hình dáng và màu sắc khác nhau. Do đó, video animation thường sẽ kích thích não bộ và hành động click vào xem video của người dùng hơn. Những ấn tượng ban đầu về tính cách thương hiệu sẽ dễ dàng đi vào tâm trí của người dùng và góp phần không nhỏ trong việc tăng độ nhân diện của thương hiệu cho công ty.
Các loại video Animation phổ biến
Animation Truyền thống/ 2D Animation
2D Animation (hay Animation Truyền thống) là hình thức kết hợp giữa hình hoạ phẳng trên không gian 2D để tạo sự chuyển động cho nhân vật và bối cảnh. Đây là một trong số những kỹ thuật dựng Animation cổ điển nhất. Hiện nay, hình thức 2D Animation vẫn được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất video quảng cáo và phim hoạt hình. Điển hình là các bộ Anime nổi tiếng của Nhật Bản: Doraemon, Naruto...
3D Animation
Sự xuất hiện của 3D Animation đã tạo ra một cuộc cách mạng mới cho ngành này. Kỹ thuật 3D Animation sẽ xây dựng các tuyến nhân vật sinh động, từ thực cho tới siêu thực. Và được sử dụng phổ biến trong việc sáng tạo các tác phẩm về quảng cáo tương tác, video thương mại, phim điện ảnh... Đây là hình thức đòi hỏi thương hiệu cần phải đầu tư khá nhiều thời gian và ngân sách cho một dự án.
>>> Có thể bạn quan tâm: Video 3D là gì? Lợi ích của thiết kế video đối với nhãn hàng & doanh nghiệp
Stop Motion Animation
Stop Motion được xếp vào trong top list Animation lâu đời nhất. Để sản xuất một sản phẩm video Stop Motion Animation, bạn cần thiết kế chuỗi các bức ảnh minh hoạ cụ thể từng đối tượng nhân vật và sau đó sắp xếp và xâu chuỗi chúng với nhau để tạo ra cảm giác chuyển động. Những bộ phim sử dụng Stop Motion Animation điển hình phải kể đến Shaun the Sheep (2007), Caroline (2009)...
Rotoscope Animation
Rotoscope Animation cũng là một kỹ thuật sản xuất video có chi phí rẻ hơn 3D Animation. Hình thức này thường được sử dụng để vẽ lại những cảnh hình chuyển động từ khung hình qua khung hình, tạo cảm giác tương tác thật với môi trường xung quanh. Tương tự như Animation truyền thống, loại hình này cũng yêu cầu hoạ sĩ cần hoạt lại những cảnh phim trên những lớp kính.
Đồ họa chuyển động (Motion Graphics)
Motion Graphics hay đồ hoạ chuyển động liên quan nhiều hơn đến Graphic Design (Thiết kế đồ hoạ). Tuỳ thuộc vào nội dung mà thương hiệu muốn truyền tải mà Motion Graphics sẽ được phát triển theo nhiều cách khác nhau. Đồ hoạ chuyển động thường sẽ được ứng dụng trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện nhờ vào quy trình sản xuất đơn giản với mức chi phí hợp lí.
Typography Animation
Typography Animation (Nghệ thuật chữ chuyển động) thường được sử dụng phổ biến ở phần đầu phim để giới thiệu hay danh đề phim (Credits). Ngoài ra, hình thức này còn được xuất hiện trong các video thuyết trình hay video thương mại…
Claymation
Claymation là một kỹ thuật dựng video khác của Stop-Motion Animation, sử dụng kết hợp giữa đất sét (Clay) và hoạt hình diễn hoạt (Animation) để tạo sự chuyển động qua khung hình. Nhân vật sẽ được nặn từ những mảnh đất sét. Hình thức này thường được sử dụng để sản xuất những bộ phim hoạt hình cho trẻ em.
Cut-Out Animation
Clay-out Animation cũng tương tự như Claymation. Tuy nhiên, thay vì sử dụng đất sét, các Animators sẽ tận dụng các vật liệu từ giấy cắt rời để tạo hình cho nhân vật và bối cảnh.
Cách làm animation hiệu quả
Bước 1: Lên ý tưởng
Để lên được ý tưởng concept cho toàn bộ video, điều đầu tiên là bạn cần xác định sản phẩm/dịch vụ mình bán là gì, khách hàng của mình là ai… Từ đó, xây dựng ideas phù hợp với từng đối tượng, từng lĩnh vực.
Sau khi hiểu được nhu cầu của khách hàng, bước tiếp theo mà bạn cần làm chính là xây dựng cốt truyện xoay quanh sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu và cần bám vào các tiêu chí: gần gũi, sáng tạo và độc đáo.
Bước 2: Lên kịch bản cho video
Dựa trên những ý tưởng và cốt truyện đã xây dựng ở bước 1, bước tiếp theo, bạn cần xây dựng một kịch bản chi tiết cho video, bao gồm: nội dung, cảnh quay, thoại… Giai đoạn này đòi hỏi các Animators phải thật sự thận trọng và tỉ mỉ trong từng chi tiết.
Sau đó, bạn có thể tóm gọn lại các nội dung dưới dạng brief để có định hướng rõ ràng cho video.
Bước 3: Tạo Storyboard
Storyboard (Bảng phân cảnh) là một từ thuộc thuật ngữ chuyên ngành, nó giống như một dải truyện tranh cho video hoạt hình giúp sắp xếp các ý tưởng của bạn theo đúng từng phân cảnh. Storyboard sử dụng các hộp hình chữ nhật để thể hiện các cảnh xuất hiện liên tiếp và các hộp nhỏ bên dưới để làm nổi bật các hội thoại và hành động (nếu có). Hộp nhỏ hơn được sử dụng để lập kế hoạch cho các hình động hoặc góc camera của video. Tại bước này, người dựng video sẽ phải phác hoạ và hình dung ý tưởng từ những nội dung có sẵn trong kịch bản, trước cả khi bạn tiến hành tạo ra nó. Bảng phân cảnh yêu cầu cần có cả không gian, bối cảnh, bố cục và tạo hình nhân vật.
Bước 4: Lựa chọn thể loại
Hiện nay, trên thị trường có 5 phong cách dựng video khác nhau, bạn có thể tham khảo một trong số chúng:
- Video hoạt hình 2D: Loại hình này phù hợp với cả khán giả B2C và B2B. Các hình ảnh sẽ được sắp xếp liên tục và mô phỏng chuyển động như cuộc sống hàng ngày để tạo thành một video hoàn chỉnh.
- Video hoạt hình bảng trắng: Phù hợp với nội dung giải thích, chia sẻ về sản phẩm. Kỹ thuật này sẽ mô phỏng hiệu ứng của các nhân vật và vật thể xuất hiện trước mắt người xem trên một bảng trắng đơn giản. Đây là loại hình hoàn hảo với các nội dung mang tính giáo dục.
- Video hoạt hình typography (Kinetic typography): Pha trộn giữa văn bản và kỹ thuật chuyển động, thường dùng để tạo video lyric cho các bản nhạc.
- Video hoạt hình Infographic: Được sử dụng với mục đích biến những dữ liệu nhàm chán thành những câu chuyện hấp dẫn, thu hút người xem.
- Video hoạt hình thủ công: Hình thức này sẽ mô phỏng hiệu ứng của các vật thể di chuyển xung quanh hiện trường bằng một bàn tay.
Bước 5: Thêm âm thanh
Âm thanh trong video animation sẽ bao gồm giọng nói, âm nhạc và tiếng động. Bạn cần gắn âm thanh vào video để chúng trở nên sống động hơn. Các yếu tố này cần được phối hợp một cách nhịp nhàng nhằm tạo ra hiệu ứng thính giác. Trong một số trường hợp, bạn còn cần thêm lời thoại hay lồng tiếng cho nhân vật... Cuối cùng, sau khi hoàn thiện cả về hình ảnh lẫn âm thanh, hãy kiểm tra lại nhiều lần để tìm ra lỗi và khắc phục (nếu có).
Tạm kết
Khi người làm nghệ thuật càng sáng tạo, thì phương thức tạo ra một video animation lại càng mới mẻ và độc đáo. Đây sẽ là một công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp phát huy được tính hiệu quả khi làm truyền thông về thương hiệu.
Thanh Thanh - MarketingAI
14 Loại hình Mutex Clip làm nên “cơn địa chấn” Viral Clip từ Admicro
Bình luận của bạn