cover

Video 3D là gì? Lợi ích của thiết kế video đối với nhãn hàng & doanh nghiệp

15 Thg 06

Với những thay đổi chóng mặt của các công nghệ quảng cáo và tiếp thị, thiết kế video 3D đang dần trở thành xu hướng mới được nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng theo đuổi nhằm thu hút sự chú ý đến từ phía công chúng...

Video 3D là gì? Video 3D mang lại những lợi ích như thế nào đối với các doanh nghiệp? Hãy cùng theo dõi những thông tin MarketingAI chia sẻ dưới đây để khám phá rõ hơn về sức mạnh của video 3D nhé!

Video 3D là gì?

Video 3D được hiểu đơn giản là sản phẩm video clip có sử dụng các kỹ xảo đồ họa 3D (3 chiều) để dựng phim. Nhờ những kỹ thuật tạo hình 3 chiều này, sản phẩm video cuối cùng có độ chân thực, sống động và có chiều sâu hơn, tạo cảm giác hứng thú cho người xem.

Video 3D là gì

Video 3D là gì?

Ngày nay, video 3D đang dần trở nên phổ biến hơn, không chỉ trong các lĩnh vực quen thuộc như làm phim, sản xuất hoạt hình mà thậm chí còn được sử dụng trong chính đời sống thường ngày.

Đặc biệt, trong lĩnh vực quảng cáo, để thu hút sự chú ý từ công chúng, các nhãn hàng, doanh nghiệp đã có sự đầu tư rất lớn cho việc sản xuất video 3D, mang đến những thước phim quảng cáo mới lạ và độc đáo. Trong đó nổi bật nhất có thể kể đến một số nhãn hàng như Downy, Vinamilk , Huawei, Lazada,...

>>> Có thể bạn quan tâm: 3D animation là gì? 3D animation khác gì so với animation truyền thống?

Lợi ích của thiết kế video 3D

Trái ngược với các dạng thức video 2D truyền thống, thiết kế video 3D được đánh giá cao hơn hẳn nhờ những tác động mạnh mẽ mà công nghệ này mang đến cho doanh nghiệp và các nhãn hàng:

  • Mang đến trải nghiệm chân thực và sống động hơn: Thiết kế video 3D mang đến cho người xem những cảm nhận chân thực và sống động tương tự như việc họ được trực tiếp trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ/tình huống được xây dựng trong video.
  • Mang đến góc nhìn tổng quản và đa chiều hơn: Đối với những video 3D quảng bá sản phẩm/dịch vụ, người xem sẽ có thể dễ dàng tưởng tượng ra hình ảnh thực tế của sản phẩm/dịch vụ đó và có những đánh giá tổng quan sau khi xem video.
  • Tăng cường sự tập trung và khả năng ghi nhớ thông tin của người xem: Theo nhiều nghiên cứu, video 3D cho khả năng ghi nhớ chi tiết tốt hơn hẳn so với các video 2D. Đồng thời, thiết kế video 3D cũng giúp giữ chân người xem lâu hơn nhờ vào những thước phim sống động và mới lạ của mình.
  • Để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người xem: Với những chi tiết mới lạ và sáng tạo, thiết kế 3D luôn để lại cho người xem những ấn tượng mạnh mẽ, tạo sự thích thú cho họ khi theo dõi.
  • Tăng tỷ lệ tương tác của người xem: Video 3D kích thích sự tương tác từ phía người xem, kích thích các hành động phản hồi từ họ (like, chia sẻ, lưu thước phim,...)
  • Hiện tượng hóa những ý tưởng mới lạ: Video 3D cũng được coi là “mảnh đất hứa” cho những ý tưởng sáng tạo. Trong đó, nhiều ý tưởng mới lạ sẽ được thực thi và truyền tải đến người xem.
Lợi ích của thiết kế video 3D

Lợi ích của thiết kế video 3D

Ứng dụng của video 3D trong doanh nghiệp

Video 3D là một công cụ hữu ích, được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, giúp tăng doanh số bán bán bán hàng và nâng cao khả năng nhận diện cho các thương hiệu. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của video 3D trong doanh nghiệp:

  • Quảng cáo và tiếp thị: Thiết kế video 3D được sử dụng nhiều trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị, cụ thể chúng được sử dụng để sáng tạo nên các ấn phẩm quảng cáo (sản phẩm, dịch vụ), hoặc các đoạn video 3D giới thiệu doanh nghiệp. Ngoài ra, người ta cũng xây dựng các video animation 3D để hướng dẫn cụ thể cho khách hàng về công năng và cách sử dụng của sản phẩm.
  • Bán hàng: Đối với một số ngành nghề cụ thể, video 3D còn được khai thác để phục vụ cho hoạt động bán hàng, ví dụ như tạo showroom ảo 3D, tạo hình sản phẩm 3D. Với những video dạng này, khách hàng có thể tham quan và mua sắm trực tuyến mà không cần ghé trực tiếp cửa hàng. Họ có thể đánh giá toàn diện về sản phẩm từ mọi góc độ chỉ qua video quảng cáo, bán hàng.
  • Đào tạo nhân sự: Nhiều doanh nghiệp cũng sử dụng video 3D như một “giáo trình trực quan” để hướng dẫn và đào tạo nhân sự của mình, giúp họ thực hành các kỹ năng chuyên môn trong môi trường làm việc an toàn và hiệu quả hơn.
  • Chăm sóc khách hàng: Thiết kế video 3D cũng được ứng dụng để xây dựng các video hướng dẫn giải quyết sự cố, giải đáp các thắc mắc của khách hàng mà không cần phải liên hệ trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị doanh nghiệp cũng ứng dụng video 3D để xây dựng chatbot ảo tương tác trực tiếp với khách hàng, tạo cảm giác trực quan và gần gũi hơn cho khách hàng khi tiếp xúc.
Ứng dụng của video 3D trong doanh nghiệp

Ứng dụng của video 3D trong doanh nghiệp

Cách thiết kế video 3D đơn giản cho người mới bắt đầu

Để sáng tạo nên bất kỳ sản phẩm video 3D nào, người thực hiện sẽ cần đi qua 3 giai đoạn, bao gồm tiền sản xuất, sản xuất và hậu kỳ. Thực hiện bài bản các bước trên sẽ giúp bạn xây dựng nên những video 3D chất lượng, chuyên nghiệp và chuẩn xác ngay từ khi mới bắt đầu:

Giai đoạn 1: Tiền sản xuất (Pre-production)

Đây là bước đầu tiên đồng thời cũng là bước quan trọng nhất mà bạn phải thực hiện nếu muốn xây dựng một video 3D chất lượng. Trong đó, bạn cần đi tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng nên kế hoạch triển khai dự án 3D, thực hiện chia nhóm công việc thành 2 hạng mục chính, bao gồm: lên ý tưởng/sáng tạo câu chuyện và viết kế hoạch sản xuất (ngân sách, timeline). Công đoạn này càng làm chi tiết và chuẩn xác mức độ thành công của dự án càng cao, tốc độ sản xuất cũng được đẩy nhanh hơn.

Cụ thể hơn, giai đoạn tiền sản xuất sẽ đi thực hiện các công tác chính như sau:

  • Xây dựng ý tưởng, nội dung cốt truyện: Đảm bảo rằng ý tưởng đủ hay và hấp dẫn, có định hướng phát triển phù hợp.
  • Thu thập dữ liệu: Đi tìm kiếm và xây dựng các dữ liệu liên quan như hình ảnh, bối cảnh, trang phục, văn hóa địa phương,....
  • Pháo thảo, tạo hình nhân vật: Từ những thông tin đã thu được, tiến hành phác thảo hình ảnh nhân vật với những ý tưởng đã được vạch sẵn từ đầu.
  • Xây dựng kịch bản chi tiết: Xây dựng kịch bản chi tiết (kịch bản văn học), bao gồm chuyển động nhân vật, hành động, bối cảnh, thoại và môi trường nơi diễn ra bối cảnh,...
  • Xây dựng kịch bản phân cảnh: Cung cấp đầy đủ các thông tin cho từng shoot hình, bao gồm tư thế nhân vật, sự kiện cảnh quay, góc quay,..
  • Vẽ storyboard 2D: Từ kịch bản phân cảnh, thực hiện vẽ storyboard với đầy đủ các thông tin cần có của một cảnh quay.
  • Tạo hình 2D cho bối cảnh, môi trường và nhân vật: Bao gồm thiết kế tưởng, thiết kế nhân vật, phục trang, môi trường,...

Giai đoạn 2: Sản xuất (Production)

Ở bước này, các yếu tố hình ảnh sẽ được chuyển giao cho người thực hiện chuyên trách (họa sĩ) để thực hiện các bước sản xuất chi tiết, bao gồm:

  • Dựng layout: Quá trình tạo dựng vật thể đơn giản. Sau bước trên, cần thiết lập camera để làm một đoạn phim trình bày ý tưởng với đoàn phim.
  • Dựng vật thể trong không gian 3 chiều: Là bước tạo chuyển động cho vật thể trong không gian 3 chiều dựa vào phác thảo.
  • Tô màu và tạo chất liệu - Texturing: Sau khi đã tạo dựng xong vật thể trong không gian 3 chiều, việc tiếp theo cần làm là tạo màu sắc và chất liệu cho mô hình để chúng trở nên sống động hơn.
  • Tạo xương cho vật thể - Rigging: Xây dựng hệ thống khung xương và bộ điều khiển của nhân vật/sự vật. Đây là bước cực kỳ quan trọng trong thiết kế video 3D. Trong đó, khung xương đóng vai trò quan trọng giúp tạo ra các chuyển động cho vật thể.
  • Tạo chuyển động - Animation (diễn hoạt): Sau khi vật thể đã được hoàn thiện về hình dạng, màu sắc và kích cỡ,... việc tiếp theo cần làm chính là tạo chuyển động cho vật thể.
  • Thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh - VFX: Công đoạn quan trọng trong sản xuất video 3D, bao gồm các công việc như bổ sung âm thanh và tạo hiệu ứng hình ảnh trong môi trường 3D, phục vụ cho giai đoạn hậu kỳ.
Giai đoạn sản xuất (Production)

Giai đoạn sản xuất (Production)

Giai đoạn 3: Hậu kỳ (post -production)

Đây là giai đoạn cuối cùng trong hướng dẫn cách tạo video 3D, bao gồm các công việc khác như: xử lý hậu kỳ, dựng phim, lồng tiếng, chỉnh sửa màu sắc, ánh sáng,...

>>> Có thể bạn quan tâm: Animation là gì? Nghệ thuật tạo sự chuyển động bằng hình ảnh

Top 5+ phần mềm thiết kế video 3D miễn phí, tốt nhất

Top 5+ phần mềm thiết kế video 3D miễn phí, tốt nhất

Top 5+ phần mềm thiết kế video 3D miễn phí, tốt nhất

Thiết kế video 3D không còn là thuật ngữ quá xa lạ với các doanh nghiệp hay các nhà quảng cáo, người sáng tạo nội dung,... Quá trình thiết kế và xây dựng video 3D ngày nay đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều nhờ những ứng dụng sản xuất chuyên nghiệp. Dưới đây là top 5+ phần mềm thiết kế video 3D miễn phí tốt nhất mà bạn không thể bỏ qua.

Autodesk 3Ds Max

Autodesk 3Ds Max là công cụ được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất video 3D, được phát triển bởi Autodesk Media & Entertainment. Autodesk 3Ds Max có khả năng thực hiện tạo mô hình 3D chi tiết, sinh động, mô hình hóa 3D các vật thể nhanh chóng dựa trên nhiều nguyên tắc (spline, NURBS, đa giác,...). Hiện nay, bạn có thể sử dụng phần mềm này miễn phí trong vòng 30 ngày trước khi ra quyết định cuối cùng có nên gia hạn gói dịch vụ hay không.

Adobe Animate

Adobe Animate là công cụ vẽ và làm phim hoạt hình được phát triển bởi Adobe. Với phần mềm này, bạn có thể thỏa sức sáng tạo các đoạn phim hoạt hình 2D hoặc 3D ngay trên máy tính hoặc kết nối với bảng vẽ. Hiện tại, Adobe cho phép dùng thử phần mềm này trong vòng 7 ngày với đủ loại chức năng. Sau đó bạn có thể lựa chọn thanh toán phí dịch vụ theo tháng, hoặc theo năm tùy thích.

Adobe Animate

Adobe Animate

Adobe After Effects

Adobe After Effects là phần chỉnh sửa và thiết kế video 3D chuyên nghiệp, cho phép người dùng có thể tạo nên những hiệu ứng kỹ xảo chuyên nghiệp, đồ họa chuyển động mượt mà cho các video 3D của mình. Tương tự như Adobe Animate, hiện nay phần mềm này chỉ cho phép sử dụng full tính năng miễn phí trong vòng 7 ngày, sau đó bạn cần trả phí để tiếp tục sử dụng và khai thác các tính năng của phần mềm này.

Blender

Blender là phần mềm là video 3D không còn quá xa lạ với các nhà làm phim. Phần mềm này được ứng dụng để mô hình hóa các nhân vật, tạo hiệu ứng hình ảnh (vfx),... Blender hỗ trợ nhiều hiệu ứng và kỹ xảo độc đáo, cung cấp các tính năng tiện ích cho quá trình làm phim.

Blender

Blender

Capcut

Nếu bạn đang thắc mắc chưa biết nên ứng dụng cách làm video 3D trên điện thoại bằng phần mềm nào thì Capcut chính là sự lựa chọn bạn không thể bỏ qua. Đây là công cụ miễn phí mà người mới bắt đầu có thể ứng dụng để chỉnh sửa các chi tiết liên quan đến video như chỉnh màu, lồng nhạc, chèn hiệu ứng cho thước phim,... Capcut được đánh giá là tương đối dễ sử dụng, không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật, lý tưởng cho bất kỳ ai.

Tạm kết:

Những thông tin được MarketingAI chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về Video 3D là gì và những ứng dụng của loại hình ấn phẩm này đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Hãy nghiên cứu và khai thác tối đa những tiện ích mà video 3D đem tới, giúp thúc đẩy hoạt động thương mại và quảng bá doanh nghiệp của bản diễn ra thuận lợi hơn.

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.