- Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng 3D animation?
- Thu hút sự chú ý
- Gắn kết khách hàng
- Thể hiện hình ảnh chân thực nhất đến khách hàng
- Gia tăng nhận diện thương hiệu
- Sự khác biệt giữa animation truyền thống và 3D animation
- Quy trình sản xuất 3D animation
- Ứng dụng của 3D animation mà bạn cần biết
- Marketing
- Giải trí
- Kiến trúc và xây dựng các công trình
- Y học
3D animation là gì?
3D animation (hoạt hình 3D) là các kỹ thuật để tạo ra chuyển động 3 chiều cho các nhân vật, hay các mô hình và vật thể trong môi trường ảo. Những vật thể này sẽ có khối lượng, chiều sâu và khả năng thực hiện các động tác di chuyển chân thực như người thật, có độ chuẩn xác và tính linh hoạt cao.
Để sản xuất các tác phẩm 3D animation, những nhà sản xuất 3D animation (3D animator) sẽ phải sử dụng đến các phần mềm chuyên dụng. Song song với đó, họ cũng phải thực hiện phối hợp nhịp nhàng giữa các yếu tố khác như ánh sáng, chuyển động, âm thanh,...để xây dựng nên những thước phim chuyển động 3D có tính chân thực và mượt mà nhất.
3D animation hiện đang được khai thác và ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, chẳng hạn như làm game, giáo dục, kiến trúc, y khoa, marketing, phim ảnh....Trong đó, game và phim ảnh là hai lĩnh vực nổi bật nhất, chuyên ứng dụng công nghệ đồ họa này.
Ngoài ra, trong những năm gần đây nhằm để xây dựng sự khác biệt và gia tăng tính cạnh tranh trên các phương tiện truyền thông, lĩnh vực marketing cũng liên tiếp thực hiện các kế hoạch đưa 3D animation vào các chiến dịch quảng bá của mình. Điều này góp phần nào nên những bước tiến đầy sáng tạo và mới lạ cho ngành, thay đổi những hình ảnh vốn đã quá truyền thống của ngành tiếp thị.
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng 3D animation?
3D animation hiện đang nhận được những đánh giá rất tích cực từ phía các doanh nghiệp. Đây là công cụ marketing hiệu quả và độc đáo, có khả năng lan truyền mạnh mẽ, đưa sản phẩm/dịch vụ và danh tiếng thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Đồng thời, các ấn phẩm tiếp thị 3D animation cũng giúp thu hút sự chú ý của đám đông, nhờ đó tăng mức độ tương tác của người dùng:
Thu hút sự chú ý
Với hình thức thể hiện độc đáo, 3D animation giúp thu hút sự chú ý của người dùng trên diện rộng. Đặc biệt trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp hiện nay mới chỉ dừng lại ở các phương thức quảng cáo truyền thống hay các dạng animation 2D, sự khác biệt của quảng cáo 3D animation đã “thổi một làn gió mới” vào lĩnh vực tiếp thị. Sự chân thực và sáng tạo của quảng cáo 3D cho người xem thấy được những góc cạnh rõ ràng nhất của sản phẩm - dịch vụ, thể hiện chính xác nhất những thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm. Đây chính là yếu điểm mà nhiều loại hình quảng cáo vẫn chưa thể làm được.
Gắn kết khách hàng
Bằng những hình ảnh sống động, kết hợp với các yếu tố âm thanh và ánh sáng, hoạt hình 3D sẽ kích thích các hành động tương tác từ phía người dùng, khiến họ khó lòng rời mắt khỏi các sản phẩm - dịch vụ hay các ấn phẩm quảng cáo của bạn. Hãy thử nhìn lại những chỉ số truyền thông ấn tượng của các chiến dịch quảng cáo 3D ấn tượng như quảng cáo Redmi trên màn hình 3D của nam thần Vương Nhất Bác hay quảng cáo 3D trên màn hình LED của Lazada tại đường Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM),... để thấy rõ nhất sự tác động của những loại hình quảng cáo thế hệ mới này đối với khách hàng.
Mặc dù chỉ xuất hiện ít giây nhưng những đoạn quảng cáo này đã thu về hàng chục ngàn thậm chí hàng triệu lượt thảo luận trên các diễn đàn, mạng xã hội,... Điều này khó có thể thấy ở những phương thức quảng cáo truyền thống vốn không có nhiều sự khác biệt.
Thể hiện hình ảnh chân thực nhất đến khách hàng
Việc xây dựng và tạo lập hình ảnh rõ ràng thông qua công nghệ 3D animation hay các mô hình 3D anime giúp doanh nghiệp thể hiện chân thực và khách quan nhất hình ảnh bản thân hay các sản phẩm/dịch vụ của mình tới khách hàng.
Điều này góp phần nâng cao tính nhận diện, đồng thời giúp kết nối cảm xúc và tăng khả năng giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng. Từ các dữ liệu được đưa ra, khách hàng sẽ có cái nhìn toàn diện và trực quan hơn về sản phẩm/dịch vụ đó trước khi đưa ra quyết định mua và dùng thử.
Gia tăng nhận diện thương hiệu
Các ấn phẩm 3D animation cho phép doanh nghiệp nâng cao khả năng truyền tải theo hướng chi tiết và tổng thể hơn. Thông qua những kỹ xảo hiện đại, khách hàng sẽ có những cái nhìn bao quát hơn về các sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.
Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ này cũng cho thấy doanh nghiệp đang có kế hoạch đầu tư rất lớn cho các hoạt động tiếp thị của mình, thể hiện rõ những khát vọng của doanh nghiệp trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Chính những điều này là chất xúc tác để nâng cao nhận thức của khách hàng đối với doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm của họ đối với doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa animation truyền thống và 3D animation
So với animation truyền thống (animation 2D), 3D animation có nhiều điểm cải tiến hơn hẳn cả về quy trình, kỹ thuật tạo hình và phong cách nghệ thuật. Để có những đánh giá chi tiết nhất về 2 loại hình này bạn có thể theo dõi thông qua bảng so sánh chi tiết dưới đây:
2D animation | 3D animation | |
Khái niệm | Là hình thức sản xuất hoạt hình bằng chuỗi hình ảnh liên tiếp với các động thái, tư thế và các chuyển động khác nhau. | Là loại hoạt hình có tính sống động và chân thực cao, được dựng lên trong không gian 3 chiều. |
Kỹ thuật tạo hình | Thường được vẽ tay hoặc tạo hình bằng máy tính. Sau đó sẽ được sắp xếp theo trình tự để tạo ra hiệu ứng chuyển động. Hình ảnh 2D thường phảng và thiếu đi tính chiều sâu. Khả năng di chuyển khá linh hoạt và mượt mà | Tạo hình mô hình 3 chiều có khối lượng, chiều sâu và có thể di chuyển linh hoạt trong không gian. Các hoạt động của vật thể 3D có độ phức tạp hơn, thường được mô phỏng theo các hoạt động vật lý. |
Quy trình sản xuất | Tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức. Mỗi khung hình được đầu tư vẽ tay khá tỉ mỉ. | Nhờ có sự trợ giúp của máy móc và phần mềm nên quá trình sản xuất 3D animation thường nhanh hơn. Tuy nhiên, cũng đòi hỏi sự tỉ mẩn và sáng tạo không ngừng của các animator 3D. |
Phong cách nghệ thuật | Phong cách nghệ thuật khá đa dạng, phụ thuộc nhiều vào dụng ý của người thể hiện. | Thiên hướng hiện thực hóa cao hơn. Các animator 3D thường tập trung xây dựng các thế giới ảo có độ chân thực cao, mô phỏng chi tiết các hiện tượng, hành động vật lý ngoài đời thực. |
Tính ứng dụng | Được sử dụng rộng rãi trong sản xuất phim, quảng cáo, sản xuất video ca nhạc,... | Ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như phim ảnh, kiến trúc, ý tế, marketing,... |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Quy trình sản xuất 3D animation
Quy trình sản xuất animation 3D yêu cầu nhận sự thực hiện phải có sự khéo léo và am hiểu và kỹ thuật. Đồng thời animator cũng phải sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm để phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất. Dưới đây là quy trình tổng quan để tạo ra những thước phim hoạt hình 3D sáng tạo, thu hút mà chỉ người trong nghề mới biết:
Dựng hình (modeling): Bước cơ sở trong quy trình sản xuất animation 3D. Ở bước này, animator sẽ tạo các đối tượng bằng cách sử dụng công cụ mô hình hóa, thiết lập hình dạng và các chi tiết liên quan của vật thể. Bước này cũng bao gồm 1 công tác khác là gắn khung xương (rigging) để cho phép vật thể di chuyển mượt mà nhất khi ra thành phẩm.
Bố cục và hoạt ảnh: Sau khi hoàn thiện khâu dựng hình, bước tiếp theo trong khâu sản xuất chính là quy trình tạo ra những chuyển động thực tế. Công đoạn này đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mỉ cùng óc sáng tạo không giới hạn của animator. Họ sẽ sử dụng các kỹ thuật keyframe và dữ liệu chụp chuyển động để tạo ra hoạt động của vật thể theo ý muốn.
Kết xuất (rendering): Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất của animation 3D. Lúc này, các animator sẽ thực hiện các công đoạn cuối cùng, bao gồm điều chỉnh ánh sáng, đổ bóng, và một số chi tiết khác để làm ra những hình ảnh chân thực và đẹp mắt nhất.
Ứng dụng của 3D animation mà bạn cần biết
Vì được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình nên 3D animation thường bị lầm tưởng rằng công nghệ này chỉ được khai thác trong làm phim. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Animation 3D được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống:
Marketing
Các kỹ thuật hoạt họa 3D được sử dụng rất nhiều cho các hoạt động tiếp thị, đặc biệt là các dịch vụ vô hình hoặc các sản phẩm có kết cấu phức tạp như máy móc, ô tô, bất động sản, thiết kế nhà cửa,...Ngoài ra, animation 3D còn được trong một số hoạt động khác như giới thiệu sản phẩm, xây dựng những chuyến tham quan ảo, đào tạo và giáo dục chuyên ngành marketing, quảng bá và gia tăng nhận diện thương hiệu, sáng tạo các chiến dịch quảng cáo,...
Giải trí
Đây là lĩnh vực có sự xuất hiện nhiều và rõ nét nhất của công nghệ hoạt họa 3D. Trong đó, người ta thường sử dụng các kỹ thuật 3D để sản xuất video ca nhạc, game hay các bộ phim giải trí ngắn,....Sự độc đáo và chân thực của hình ảnh 3D giúp các tác phẩm giải trí trở nên sống động và thu hút hơn. Trong nhiều trường hợp, kỹ thuật này còn tạo ra các môi trường giả lập, tái tạo các mô hình, sự vật đã không còn tồn tại một cách chính xác và chi tiết nhất để người xem có thể dễ dàng hình dung ra.
Kiến trúc và xây dựng các công trình
Đặc thù ngành kiến trúc đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính trực quan trong mọi bản vẽ. Và để làm được điều này, các kỹ sư đã ứng dụng 3D animation vào trong các bản thiết kế của mình, xây dựng các video mô phỏng có tính chân thực cao. Nhờ vậy, khách hàng và các đơn vị thi công dễ dàng mường tượng ra những ý đồ mà kiến trúc sư muốn gửi gắm, hỗ trợ quá trình thi công - hoàn thiện diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Y học
3D animation đã và đang phục vụ rất hữu ích cho lĩnh vực y khoa. Những mô hình 3D mô tả chi tiết các cơ quan trong cơ thể con người là giáo cụ trực quan được ứng dụng rộng rãi trong quá trình đào tạo đội ngũ y bác sĩ. Bên cạnh đó, các video mô phỏng cơ chế hoạt động và tình trạng hiện tại của người bệnh cũng là cơ sở để đội ngũ y bác sĩ tiến hành hội chẩn và đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất cho các trường hợp mang tính đặc thù.
Những thông tin Marketing AI chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về khái niệm 3D animation là gì, đồng thời giúp bạn có những đánh giá và phân biệt rõ ràng kỹ thuật này với animation 2D truyền thống. Có thể thấy rằng, animation 3D là công cụ tiện ích và mang nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống. Khai thác và sử dụng kỹ thuật này đúng đắn sẽ đem đến cho các doanh nghiệp những hiệu quả tiếp thị độc đáo, gia tăng mức độ thảo luận và đưa thương hiệu tiến gần hơn tới khách hàng mục tiêu. Vì vậy, hãy cân nhắc và đưa kỹ thuật này vào trong các chiến dịch quảng bá sắp tới của doanh nghiệp mình để thu về những kết quả rực rỡ nhất bạn nhé!
Bình luận của bạn