Hiểu rõ khái niệm "concept" sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về cách hình thành ý tưởng và triển khai chúng trong thực tế. Bài viết này sẽ giải thích cụ thể khái niệm "concept", tại sao nó quan trọng và cách áp dụng nó vào cuộc sống và công việc của bạn.
Khái niệm Concept là gì?
Trong mỗi lĩnh vực, concept lại mang một đặc trưng khác nhau:
Ví dụ:
- Đối với marketing & kinh doanh: Concept có thể là ý tưởng chủ đạo của một chiến dịch quảng cáo hoặc một sản phẩm dịch vụ mới.
- Đối với nghệ thuật: Concept có thể là ý tưởng hoặc thông điệp mà tác giả muốn truyền tải thông qua tác phẩm của mình.
- Đối với thiết kế: Concept là nền tảng cho toàn bộ quá trình sáng tạo từ việc phát triển những yếu tố hình ảnh đến việc bố trí không gian.
>>> Bạn có thể quan tâm: Recap là gì?
Ý nghĩa của Concept trong những lĩnh vực khác nhau
Hiểu được Concept, chúng ta sẽ thấy trong mỗi lĩnh vực concept lại có một ý nghĩa riêng. Concept ngoài nghĩa là phác thảo còn có nghĩa khác là đưa ra ý kiến hay ý tưởng về một chủ đề nào đó, cụ thể là:
Đối với giải trí
Trong giải trí concpet được dùng nhằm nói về những ý tưởng, sáng tạo ở các show diễn hay game show, giúp cho chương trình thành công tạo ra được những điểm nhấn, ấn tượng đối với người xem, concept sẽ giúp các chương trình tạo ra được chất riêng, tránh sự trùng lặp nhàm chán.
Đối với lĩnh vực nhiếp ảnh
Concept trong lĩnh vực này là định hình phong cách, nội dung, bối cảnh và bối cảnh của buổi chụp ảnh đó sao cho những bức ảnh mang cá tính và phong cách riêng nhưng vẫn phải toát lên thần thái.
Đối với nghệ thuật
Ý nghĩa của concept trong sân khấu điện ảnh tạo ra được những ý tưởng xuyên xuốt thời gian diễn ra chương trình. Việc sử dụng concept đối với nghệ thuật giúp chương trình sinh động hơn, có hồn hơn để đảm bảo được sự hứng thú cho người xem vào những ý tưởng hay thiết kế sân khấu.
Đối với dịch vụ khách hàng
Trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, concept giúp tạo ra phong cách cho khách sạn đó, với những thiết kế nôi cuốn, trang trí đẹp mắt và cách phục vụ của khách hàng và để làm hài lòng người sử dụng dịch vụ, thậm chí cả khi họ đã rời đi.
Đối với lĩnh vực thiết bị máy móc
Concept trong lĩnh vực thiết kế, máy móc được hiểu theo ý nghĩa là tạo ra những bản demo dùng thử trong những giai đoạn đầu nhằm giới thiệu sự xuất hiện của mẫu mã .
Một số mẫu concept đẹp
Dưới đây là một số mẫu concept đẹp của nhóm lĩnh vực khác nhau bạn có thể tham khảo qua:
Concept Iphone 14
Concept xe Vinfast
Concept và idea khác nhau như thế nào?
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được khái niệm concept là gì rồi phải không nào?. Vậy idea là gì? Tại sao concept và idea lại là mảnh ghép tạo nên sự thành công.
idea là gì? idea là tất cả những ý tưởng có thể xuất hiện trong đầu bạn nhằm bổ trợ cho concept hiện tại. Nhờ vậy giúp phát triển kịch bản chương trình một cách tốt nhất. Ý tưởng của bạn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và bạn lựa suy nghĩ và áp dụng những ý tưởng đó một cách phù hợp nhất.
Để hiểu hơn về sự khác nhau giữa concept và idea bạn có thể tham khảo video dưới đây:
Concept video là gì?
Sự khác nhau giữa Marketing Concept và Selling Concept?
Sự khác nhau giữa marketing concept và selling concept là chủ đề không hề mới nhưng đến nay nó vẫn luôn được tranh cãi bởi dễ nhầm lẫn và khó phân biệt. Đặc biệt là với những người làm marketing, cần hiểu rõ sự khác biệt của 2 concept mới có được những kế hoạch đúng đắn cho doanh nghiệp.
Selling concept là gì?
Selling concept có mục tiêu là bán sản phẩm của doanh nghiệp, tập trung vào việc thuyết phục các khách hàng mua hàng hóa. Trọng tâm trong selling concept tập trung nhiều hơn về việc bán các sản phẩm của công ty cho người tiêu dùng mà không hiểu nhu cầu thị trường và tăng giao dịch bán hàng hơn là xây dựng và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
Tuy nhiên selling concept chỉ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế trong ngắn hạn, bởi khi khách hàng mua sản phẩm xong thì sẽ không có sự kết nối nào với doanh nghiệp bạn nữa.
Marketing concept là gì?
Marketing concept hỗ trợ và khắc phục nhược điểm cho selling concept. Marketing concept mang mục tiêu dài hạn hơn là selling concept. Concept trong marketing là những ý tưởng, nội dung, hình thức marketing mang tính chiến lược hướng tới để hiểu nhu cầu của khách hàng, ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng và xác định cách một công ty có thể tận dụng điều đó.
Kết quả cuối cùng của marketing concept là trực tiếp hỗ trợ, làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn. Kỹ thuật và chiến lược marketing concept thực sự dựa trên những gì cần để xác định đúng sản phẩm, giá cho những sản phẩm đó và những gì cần được truyền đạt cho khách hàng mục tiêu (qua quảng cáo) để đảm bảo doanh số bán hàng thành công. Một trong những khía cạnh quan trọng của marketing concept là xây dựng bản sắc thương hiệu cho những gì một công ty đang bán và điều này thay đổi từ chính công ty.
McDonalds là thương hiệu thức ăn và quảng cáo của họ khác xa so với một nhà hàng sang trọng sẽ làm. Trong khi selling concept 'đẩy' để khách hàng mua sản phẩm, marketing concept 'kéo' để đưa khách hàng đến với bạn ngay từ đầu.
Khi marketing concept được thực hiện hiệu quả, nó cũng có thể làm cho doanh số bán hàng trở thành một công việc dễ dàng hơn cho một công ty, vì khách hàng đã có thể bị thuyết phục và sẵn sàng mua khi họ thực sự nhập cửa hàng của bạn. Doanh số bán hàng vẫn có thể thành công mà không có tiếp thị rất hiệu quả nhưng nó chắc chắn làm cho công việc khó khăn hơn.
2 Đặc điểm quan trọng khi phân biệt Marketing concept và Selling concept
Sau khi đã biết rõ khái niệm Marketing Concept và Selling Concept, để phân biệt Marketing concept và Selling concept thì các bạn cần lưu ý đến 2 đặc điểm quan trọng sau:
- Thứ nhất: selling concept tập trung vào nhu cầu của người bán còn marketing concept tập trung vào nhu cầu của người mua. Trong đó, nhu cầu của người bán chỉ là bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt, còn nhu cầu của người mua không đơn thuần là mua hàng mà cần được đáp ứng nhu cầu của họ thông qua hàng hóa, sản phẩm.
- Thứ hai: selling concept là quan tâm tới nhu cầu của người bán để chuyển đổi sản phẩm của mình thành tiền mặt. Marketing concept là quan tâm với ý tưởng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng phương tiện của sản phẩm như một giải pháp cho vấn đề của khách hàng hay nhu cầu, lợi nhuận doanh nghiệp đạt được trên sự hài lòng của khách hàng.
Kết luận:
Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn cũng đã biết được khái niệm Concept là gì và sự khác nhau giữa marketing concept và selling concept phải không nào? Khi xem xét giữa marketing concept và selling concept, điều quan trọng đối với bất kỳ chủ doanh nghiệp nào là đảm bảo rằng bạn đang xem xét cả hai khía cạnh của chu kỳ bán hàng và marketing tổng thể của mình.
Với nhiều doanh nghiệp, marketing concept và selling concept là gì đi chăng nữa thì đều được quản lý bởi cùng một bộ phận hoặc thậm chí cùng một cá nhân do thực tế là họ cần phải có liên quan chặt chẽ.
Ví dụ: chiến lược bán hàng cần phải kết hợp cùng một thông điệp như thông điệp marketing để có hiệu quả và tối đa hóa cơ hội bán thành công. Tập trung vào cả 'kéo' và 'đẩy' hiệu quả sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn được định vị để thành công.
Ngọc Mai - Marketing AI
Bình luận của bạn