cover

Big idea là gì? Làm thế nào để tu luyện một Big idea thành công

31 Thg 07

Nhiều thương hiệu đi qua một quãng đường dài, thế nhưng nếu nhìn lại vẫn không thể mô tả rõ ràng bức chân dung của họ thuộc thể loại, trường phái gì. Họ dần bị quên lãng, dần biến mất...

Nhiều thương hiệu đi qua một quãng đường dài, thế nhưng nếu nhìn lại vẫn không thể mô tả rõ ràng bức chân dung của họ thuộc thể loại, trường phái gì. Họ dần bị quên lãng, dần biến mất một cách lặng lẽ, chính vì vậy Big idea là điều cần thiết để tạo ra bản sắc riêng cho thương hiệu. Big idea là gì? và có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

Big idea là gì?

Như các bạn đã biết, trước khi chạy bất kì một chiến dịch hay quảng cáo chúng ta luôn cần tìm hiểu insight của khách hàng. Insight đó chính là những thắc mắc, vấn đề chưa được giải quyết, nhu cầu chưa được đáp ứng. Sau bước tìm insight, chúng ta sẽ có Big idea. Vậy big idea trong Marketing là gì?

Insight và big idea là gì

Insight và big idea là gì?

Big idea không phải cái gì đấy quá hoành tráng hoặc khó thực hiện. Hãy nhìn theo hướng đơn giản hơn, nếu insight là những bài toán chưa được giải quyết của người tiêu dùng, thì Big Idea là gì chính là lời giải cho bài toán trên. Big idea không cần là những cái gì lớn lao. Nếu doanh nghiệp sử dụng Big idea ấn tượng, khiến nhiều người ngạc nhiên là rất tốt nhưng chúng luôn luôn phải kết nối với insight và phải bắt nguồn từ Insight.

Để xác định một Big idea tốt, nó phải phải thỏa mãn 3 yếu tố: Chuyên sâu, bền bỉ và khả thi, có 3 loại big idea cơ bản: 

  • BRAND BIG IDEA (Sứ mệnh, tầm nhìn và định vị)
  • COMMUNICATION BIG IDEA (khái niệm truyền thông hướng chiến lược)
  •  ADVERTISING BIG IDEA (Quảng cáo)

Tiêu chí của Big Idea là gì?

Thay đổi

Ý tưởng lớn có thể thay đổi tháu độ, niềm tin và hành vi của người tiêu dùng hay không, mở ra cho họ một cách nhìn nhận và suy nghĩ về một vấn đề nào đó hay không? Một ý tưởng tốt có khả năng gây ảnh hường tới thị trường cũng như chính doanh nghiệp. Để làm được điều này, ý tường lớn cần phải nắm bắt được những sự thật tâm lý của con người để có thể đưa cho họ những giải pháp phù hợp, thúc đẩy họ thực hiện những hành vi mà thương hiệu mong muốn.

Sở hữu

Một ý tưởng lớn "có thể sở hữu được" là một ý tưởng có mối quan hệ chặt chẽ tới thương hiệu và chỉ mình thường hiệu đó thôi. Vì vậy, một thương hiệu lớn xuất phát từ định vị thương hiệu, trung thành với những đặc trưng, bản sắc của thương hiệu mà không thương hiệu nào có.

Yếu tố cốt lõi của Big Idea

Ý tưởng lớn " có thể sở hữu được" là một ý tưởng có mối quan hệ chặt chẽ

Đơn giản

Người tiêu dùng ngày nay có nhiều lựa chọn và thời gian thì quá ít. Do đó, họ ưa thích những thông tin ngắn gọn, thảng thắn và dễ hiểu. Một ý tưởng lớn dù hay đến thế nào người tiêu dùng cũng sẽ không tin dùng nếu nó được truyền tải một cách phức tạp. Ngược lại, những ý tưởng sáng tạo và ăn sâu tâm trí, trái tim của người tiêu dùng luôn ở dạng tối giản nhất và chỉ giữ lại những yếu tố chọn lọc nhất.

Độc đáo

Một ý tưởng lớn độc đáo sẽ được não bộ người tiêu dùng coi như một bài học mới mà họ cần khám phá. Nếu bản thân ý tưởng không có gì đặc biệt, nhiệm vụ của marketer là khiến nó trở nên khác biệt trong cách diễn đạt, trình bày...

Hấp dẫn

Một ý tưởng lớn thành công có sức hút mạnh mẽ tới người tiêu dùng, khiến họ không thể chối từ mà buộc phải tham gia vào các hoạt động trong chiến dịch, nói tốt về thương hiệu này. Hãy chú ý tới những điều họ thích hay không thích ở nhãn hàng của bạn, những mẫu quảng cáo hiệu quả nhất. Ngoài ra, hãy thường xuyên cập nhật trào lưu, trào lưu, chủ đề mà người tiêu dùng quan tâm, những vấn đề mà họ gặp phải trong đời sống hàng ngày vì mọi ý tưởng lớn đều xuất phát từ insight.

Những cách tạo ra một "big idea" bùng nổ

1. Ý tưởng bắt nguồn từ đối thủ

Bây giờ có thể thấy những ý tưởng rất dễ bị đạo nhái, và trong môi trường số hiện nay thì mọi thông tin có thể được liên kết với nhau một cách hết sức dễ dàng. Việc bạn lắng nghe và quan sát là "kim chỉ nam" để tạo ra một "big idea" cho riêng mình. Chỉ trong vòng vài phút, bạn có thể lên những mạng xã hội của đối thủ cạnh tranh khác như Facebook, Twitter, Fanpage... để thấy những gì họ đăng, phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ.

big-idea-la-gi

(Nguồn: Vietnetgroup)

Khi bạn nhìn thấy một thứ gì đó ấn tượng với bạn, hãy ghi lại và coi đó như là một cảm hứng để phát triển ý tưởng cho riêng bạn. Bây giờ điểm khởi đầu là thu thập những ý kiến nhỏ nhặt và dựa vào nền tảng đó để tạo nên một ý  tưởng tuyệt vời. Lắng nghe và quan sát là điểm mấu chốt để giúp bạn thực hiện và xây dựng ý tưởng dựa trên những ưu điểm của đối thủ.

2. "Big Idea" xây dựng từ ý kiến khách hàng

Hiện nay rất nhiều thương hiệu lên những ý tưởng và những chiến lược Marketing dựa trên những ý kiến thăm dò của khách hàng. Khách hàng vô tình trở thành người "truyền cảm hứng" cho thương hiệu của mình. Nếu bạn có một danh sách khách hàng, bạn có thể gửi email cho khách hàng những câu hỏi mà thúc đẩy họ đưa ra ý kiến và giúp doanh nghiệp của bạn tốt lên.

Big idea là gì? Làm thế nào để tu luyện một Big idea thành công- Ảnh 4.

(Nguồn: Pinterest)

Đôi khi không cần những Marketer chuyên nghiệp mà khách hàng chính là người giúp doanh nghiệp tạo ra được "big idea". Trong trường hợp bạn không có danh sách khách hàng đăng kí, bạn có thể nhờ Social Media thăm dò khách hàng, hãy nhớ nền tảng mạng xã hội có "uy lực" lớn như thế nào để bạn có thể tận dụng. Có rất nhiều ý kiến cho rằng mỗi khi nhận được phản hồi của khách là nhận một tá ý tưởng tuyệt vời để tạo ra được Big idea.

3. Tạo ra Big idea từ các tạp chí

Xem các tạp chí nổi tiếng, đặc biệt là các loại tạp chí mà cộng đồng thường xuyên sử dụng đọc. Việc tạo ra big idea đầu tiên hiểu được big idea là gì, sau đó hãy cập nhật xu hướng của thị trường để tạo ra một ý tưởng tuyệt vời. Đây là một cách tuyệt vời không chỉ đưa ra một ý tưởng lớn, mà nó còn là một cách hết sức đặc biệt để nghĩ ra tiêu đề cho chiến dịch sắp tới. Trong thực tế, một số cây viết kỳ cựu, hoặc một số nhà văn có tiếng đang làm việc trong các công ty tạp chí mà bạn đang đọc.

Tạo ra Big idea từ các tạp chí

(Nguồn: kimgarst)

Sử dụng bìa tạp chí cho ý tưởng nội dung và tạo cảm hứng cho tiêu dề tuyệt vời nhất là điều giúp các Marketer tạo ra một "big idea".  Một tiêu đề sẽ tác động mạnh mẽ tới khách hàng, đó là điều chắc chắn và dễ dàng nhận biết ra. Nếu bạn muốn có một ý tưởng lớn hoàn hảo, hãy sử dụng tạp chí vì ở đó có nhiều chi tiết thúc đầy ý tưởng sáng tạo và nó sẽ là yếu tố để truyền cảm hứng cho bạn sản xuất ra một "big idea" bùng nổ so với các đối thủ cùng ngành khác.

Những yếu tố để xây dựng một big idea là gì?

1. Thời gian

Tư duy sáng tạo đòi hỏi thời gian lớn để suy nghĩ tạo ra một idea. Tại 3M, các nhóm kỹ thuật phân bổ tới 15% thời gian của họ cho các dự án mà họ chọn. IBM có "Think Fridays", và nhân viên Pixar có thể dành tới bốn giờ làm việc một tuần để tham gia vào các hoạt động không liên quan đến công việc. Các công ty và cơ quan dịch vụ, nơi mà thời gian lập hóa đơn là rất quan trọng chiếm phần lớn thời gian của họ, vì vậy việc tạo ra những ý tưởng lớn đối với những doanh nghiệp thiên về tài chính là cả một rào cản lớn về thời gian.

2. Nhiệm vụ

Sáng tạo và luôn nỗ lực cần một mục tiêu cuối cùng và đích đến của nó là xây dựng được một "ý tưởng lớn". "Chiến dịch cho vẻ đẹp thực sự" của Dove được thúc đẩy bởi "big idea" được tuyên bố rõ ràng rằng "thế giới sẽ là một nơi tốt hơn nếu Dove có thể khiến nhiều phụ nữ cảm thấy đẹp hơn mỗi ngày". Nó tạo ra một vai trò để làm cho nhiều phụ nữ cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Bằng cách khuyến khích phụ nữ tự chăm sóc bản thân hơn, Dove có tác động tích cực đến lòng tự trọng của họ, giúp xây dựng mối liên hệ mạnh mẽ hơn với thương hiệu. Nhiệm vụ được xác định rõ ràng này giúp phát hành những sáng tạo tuyệt vời đằng sau những sáng kiến "vẻ đẹp thực sự".

3. Mục tiêu

Sáng tạo cần một chỉ đạo cần thẩn và hướng đi rõ ràng và phải biết cặn kẽ big idea là gì để đưa ra được mục tiêu đúng đắn. Hầu hết các công ty thành công đã phát triển cách riêng của họ để có thể đắm mình trong thế giới của khách hàng.

Lego - một công ty đồ chơi cho trẻ em đã lấy ý tưởng từ khách hàng đam mê nhất cái gì để từ đó phát triển sản phẩm mới. Crayola đã thực hiện một khảo sát lớn để thực sự hiểu khách hàng mục tiêu của mình trước khi bắt tay vào đổi mới sản phẩm chính, dẫn đến một tuyên ngôn đã thiết lập người mà họ đang đổi mới và tại sao.

Lego lấy big idea là gì?

Lego lấy big idea là gì?

Unilever có "Consumer Nation", nơi nhân viên trải nghiệm những gì khách hàng trải nghiệm, được theo dõi và sau đó, chia sẻ qua các bài học trong toàn tổ chức.

4. Kỹ thuật

Với đại đa số những Marketer sáng tạo cần rất nhiều yếu tố trong đó cùng nhau phát triển để cho ra đời "những big idea" là một lợi thế. Có rất nhiều kỹ thuật nổi tiếng để giúp phá vỡ các mô hình và thói quen được thiết lập. Mọi thứ từ động não, tạo ra idea có cấu trúc, lọc các idea và idea tối ưu nhất hứa hẹn. Nhưng đây là một số ví dụ khác thường:

- Các nhóm tại Facebook được làm việc tự do di chuyển xung quanh bàn làm việc và đồ nội thất của họ, tham gia các nhóm khác nhau để ấp ủ những idea mới mẻ và không gian sáng tạo để thúc đẩy ý tưởng mới cho họ.

Không gian của Facebook giúp nhân viên tạo ra

Không gian của Facebook giúp nhân viên tạo ra "Big idea" rất dễ dàng (Nguồn: toke)

- British Airways đưa mọi người lên máy bay - "một chuyến bay thí nghiệm đổi mới" - để giải quyết vấn đề nâng cấp kỹ thuật cho hãng, nhằm nâng cấp trải nghiệm cho người dùng.

- Ngày càng nhiều công ty FMCG vay mượn từ thế giới CNTT, thích ứng với "mô hình Hackathon" để thúc đẩy thế hệ idea.

>> Xem thêm: Phân tích chiến lược marketing mix của Coca Cola

Ví dụ Big idea của các thương hiệu lớn

Big idea của Coca- Cola: Trao Coca - Cola  trao cảm xúc

Có thẻ nói Coca- Cola là thương hiệu đồ uống giải khát được yêu thích nhất Việt Nam. Tuy nhiên, thương hiệu này chỉ đứng thứ 4 khi xét lượng tiêu thụ trên thị trường. Vì tăng trưởng đòi hỏi lượng tiêu thụ cao hơn, Coca-cola cần chuyển sự yêu thích đó thành tiêu dùng thật sự.

Nguồn tiêu thụ chính của sản phẩm đến từ các bạn tuổi teen vì nhóm này dễ gắn bó với thương hiệu. Cạnh tranh trong phân khúc này cũng khốc liệt hơn vì nhiều sản phẩm mới, thương hiệu mơi với hương vị mới liên tục xuất hiện.

Ý tưởng sáng tạo

Series chat sticker của Coca- Cola: mỗi sticker được thiết kế thành một lon Coca- Cola, kèm theo một biểu tượng cảm xúc và biểu tượng tương ứng.

Thông điệp:

Trao Coca- Cola trao cảm xúc

Thoát khỏi buồn té bằng cách làm những việc thường theo một cách thật khác thường, chẳng hạn như việc nhắn tin.

Mục tiêu chiến dịch mong muốn các bạn trẻ thể hiện cảm xúc của mình bằng Emotican qua nhiều cách khác nhau

Trước chiên dịch của Coca-cola , di động chưa từng được coi là kênh tiếp cận chính cho các thương hiệu. Chắc chắn đã có rất nhiều chiến dịch từng sử dụng tin nhắn điện thoại nhưng phải thấy hiểu hành vi đối tượng mục tiêu và có đối tác phù hợp để tạo thành một chiến dịch thành công.

>>>Xem thêm: Case Study: Trao Coca-Cola – Trao Cảm Xúc

Big idea của Vinamilk: Vươn cao Việt Nam

Đó là lý do Vinamilk đồng hành cùng trẻ em Việt Nam trong suốt hành trình 10 năm

TVC kỷ niệm 40 năm thành lập Vinamilk được quay với màu sắc chủ đạo là màu trắng với nhân vật chính là những đứa trẻ với đôi mắt sáng long lanh và nụ cười rạng rỡ.

Mục tiêu: Branding, truyền thông cho sụ kiện kỷ năm 40 năm thành lập Vinamilk

Thông điệp: Vinamilk - Vươn cao Việt Nam

Concept: Tạo sự rung động cảm xúc qua những hình ảnh đẹp bát ngát và hùng vĩ của đất nước, sự hồn nhiên của trẻ em

Format: MV ca nhạc

Chỉ trong 2 ngày đăng tải, video đã nhận được 197 nghìn lượt xem, và hàng ngàn lượt bình luận. Có thể thấy được sự quan tâm của khán giả đến với sự kiện này.

Big idea của Dove

Nhóm thông điệp được các nhãn hàng ưa chuộng vào các chiên dịch Marketing là chủ đề Vẻ đẹp thực sự.

Hiện nay, phụ nữ hiện đại bị áp đặt tiêu chuẩn về sắc đẹp, do sự tác động của truyền thông. quảng cáo. Điều này khiến họ luôn cảm thấy mình chưa đủ đẹp. Do đó, Dove đã thực hiện chiến dịch True Beauty, giúp các cô gái tự tin hơn, yêu lấy vẻ đẹp thực sự của chính mình.

Trong hơn một thập kỷ, nhãn hàng Dove liên tục tái sử dụng Big idea ‘Real Beauty’, điển hình như triển lãm "Beyond Compare: Women Photographers on Real Beauty” năm 2004, chiến dịch “Evolution” năm 2006, hay như clip viral “Dove Real Beauty Sketches” năm 2013, cho đến video “Reverse Selfie” ra mắt năm 2021 vừa qua. Những chiến dịch này đã đem lại nhiều giá trị cộng đồng, giúp phụ  nữ tự tin và yêu bản thân hơn, qua đó xây dựng những hình ảnh tích cực.

Kết luận

Để tạo lập một big idea không phải là dễ dàng gì, các Marketer luôn phải tìm ra những chiến lược sao cho tạo được lợi thế với các đối thủ cùng ngành. Hiểu được big idea là gì và đưa ra những ý tưởng tuyệt vời là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn để tạo một chiến lược Marketing như mong đợi.

Thắng Nguyễn - Marketing AI

Nguồn Tổng hợp

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.