Trong kỷ nguyên số, khi mà hàng loạt thông điệp liên tục xuất hiện dày đặc trên mọi nền tảng, từ website, mạng xã hội đến app, khiến người tiêu dùng dần rơi vào tình trạng "bội thực" quảng cáo. Họ ngày càng trở nên đề phòng, ác cảm và thậm chí là tự động chặn mọi quảng cáo (ad block) ngay cả khi nội dung của quảng cáo đó có thực sự hấp dẫn hay không.Từ đó khiến cho hiệu quả của quảng cáo truyền thống suy giảm đáng kể, khả năng tiếp cận khách hàng thấp và có thể khiến họ trở nên ác cảm, chán ghét thương hiệu. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của Native Ads đã mở ra một chương mới cho ngành quảng cáo toàn cầu.
Native Ads là gì?
Native Ads, hay Quảng cáo tự nhiên, là một hình thức quảng cáo trực tuyến được thiết kế liền mạch với nội dung, giao diện và chức năng của nền tảng quảng cáo mà nó xuất hiện. Khác biệt hoàn toàn với các loại quảng cáo truyền thống, Native advertising được cài gắm khéo léo khiến người xem cảm thấy nó giống như một phần của nội dung, trải nghiệm người dùng, thay vì một quảng cáo bắt buộc họ phải xem. Mục tiêu cốt lõi của Native Ads là cung cấp thông điệp quảng cáo một cách tinh tế, không gây khó chịu, từ đó tăng khả năng được người dùng tiếp nhận và tương tác.

Native Ads - Hình thức quảng cáo hiển thị tự nhiên
Hiểu một cách đơn giản, thay vì "chen ngang" đột ngột khi người dùng đang xem nội dung, Native Ads sẽ "ẩn mình" khéo léo trong luồng nội dung đó, mang theo những nội dung cung cấp kiến thức, giải trí,... hữu ích với người xem.
Ví dụ, khi bạn đang theo dõi một bài viết về chủ đề sức khỏe sinh sản trên một trang tin tức, bạn có thể thấy một quảng cáo với nội dung cách thức lựa chọn dịch vụ sinh của một bệnh viện được hiển thị một cách tự nhiên. Quảng cáo này kích hoạt sự tò mò của bạn vì nó hoàn toàn phù hợp với mạch đọc của bài viết, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin về các dịch vụ liên quan đến sức khỏe sinh sản, vừa không khiến bạn cảm thấy khó chịu hay bị làm phiền. Đó chính là một ví dụ điển hình về quảng cáo tự nhiên.
Tại thị trường Việt Nam, hình thức quảng cáo này đã hình thành và phát triển bởi nhiều đơn vị tiên phong. Tuy nhiên, để đảm bảo chiến dịch quảng cáo tự nhiên thực sự hiệu quả, thương hiệu cần tìm kiếm những nhà cung cấp có mạng lưới quảng cáo uy tín.
Admicro - một trong những đơn vị cung cấp giải pháp Native Ads được nhiều thương hiệu tin tưởng lựa chọn. Sở hữu hệ thống AdNetwork rất ấn tượng với hàng loạt trang tin, báo chí nổi tiếng, đa lĩnh vực như: CafeF, Cafebiz - Các kênh thông tin hàng đầu về thị trường, kinh tế, doanh nghiệp, Kenh14 - Trang tin được đông đảo giới trẻ yêu thích, GameK - Điểm đọc quen thuộc của các tín đồ Game, Afamily - Kênh về gia đình... cùng rất nhiều trang báo như Tuổi trẻ, Dân Trí, Thanh Niên,... Đặc biệt, Performance trung bình của Admicro Native Ad được đo lường cao hơn khoảng 1.8 - 2 lần so với các định dạng quảng cáo thông thường.
Tìm hiểu thêm: Native Ads Admicro - Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp và nhà quảng cáo
Cách thức hoạt động của Native Ads
Nhìn chung, cách thức hoạt động cơ bản của Native Ads đó là lấy người dùng làm trọng tâm của quảng cáo thay vì quá tập trung vào thương hiệu và sản phẩm. Nếu như quảng cáo truyền thống bắt đầu từ việc xây dựng nội dung quảng cáo rồi cài đặt chân dung khách hàng và phân phối tới thật nhiều kênh, thì Native advertising lại đi từ những đặc điểm của người dùng và nền tảng.

Quảng cáo này sẽ bắt đầu từ việc phân tích những dữ liệu về đặc điểm của khách hàng mục tiêu như: sở thích và nhân khẩu học,.... Đồng thời, nghiên cứu hành vi của người dùng khi sử dụng các trang mạng xã hội (Facebook, TikTok), công cụ tìm kiếm (Google, Bing), báo điện tử, blog hoặc sàn thương mại điện tử,... và mọi điểm chạm quan trọng khác. Từ đó, bắt đầu xây dựng nội dung dựa trên những insight này, tập trung đáp ứng nhu cầu, mong muốn của người dùng thay vì quá phô diễn về sản phẩm. Đồng thời hòa nhập với nội dung gốc, từ tiêu đề, hình ảnh đến cách trình bày và đảm bảo vận hành nhịp nhàng với UI/UX trên các nền tảng.
Ngày nay, công nghệ AI và machine learning đang giúp cho Native Ads ngày càng trở nên tối ưu hơn. Những công cụ này giúp phân tích, bóc tách dữ liệu nhanh chóng theo thời gian thực, từ đó giúp quảng cáo xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ, nâng cao tỷ lệ tương tác. Điều này giúp thương hiệu tạo sự kết nối hiệu quả với khách hàng mà không làm họ cảm thấy bị làm phiền, đồng thời tăng khả năng chuyển đổi một cách tự nhiên.
6 Loại quảng cáo Native Ads hiện nay
Về cơ bản, Native Ad sẽ bao gồm 6 loại hình chính như sau:
1. In-Feed Ads (Quảng Cáo Trong Luồng Nội Dung)
Đây là loại quảng cáo xuất hiện trong dòng thông tin (newsfeed) của mạng xã hội hoặc giữa các bài viết trên báo điện tử. Chúng có thiết kế tương tự nội dung tự nhiên nhưng được gắn nhãn "Được tài trợ" hoặc "Quảng cáo", giúp thương hiệu tiếp cận người dùng mà không làm gián đoạn trải nghiệm duyệt nội dung.
Ví dụ, đọc báo online, giữa các bài viết về chủ đề "Bí quyết giảm cân hiệu quả" sẽ xuất hiện một nội dung dạng như “Tìm hiểu các sản phẩm giảm cân an toàn” tưởng chừng là một bài cung cấp kiến thức nhưng thực chất là một bài PR cho một thương hiệu thực phẩm chức năng.

2. Paid Search Ads (Quảng Cáo Tìm Kiếm Trả Phí)
Đây là loại Native advertising xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google, Bing hoặc các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan, các quảng cáo này sẽ hiển thị ở vị trí đầu tiên hoặc cuối trang giống như một sản phẩm bình thường. Tuy nhiên, chúng thường có thêm dấu hiệu nhận diện như "Quảng cáo" hoặc "Tài trợ". Quảng cáo này giúp thương hiệu nhanh chóng tiếp cận những khách hàng thực sự có nhu cầu mua sản phẩm.

Ví dụ, khi bạn tìm kiếm trên Google cụm từ "mua giày thể thao nam", các kết quả đầu tiên trả về là: "Giày thể thao nam chính hãng – Giảm giá 20% hôm nay!" với nhãn dán Sponsored. Hoặc ở trên Shopee, khi tìm kiếm "son dưỡng môi", bạn có thể thấy một số sản phẩm có tag "Tài trợ", nghĩa là chúng đều được thương hiệu trả phí để hiển thị nổi bật hơn trong kết quả tìm kiếm.
>>> Bạn có thể quan tâm: Quảng cáo PPC là gì?
3. Recommendation Ads (Quảng Cáo Đề Xuất Nội Dung)
Đây là các quảng cáo hiển thị dưới dạng gợi ý bài viết hoặc nội dung có thể bạn quan tâm, thường xuất hiện ở cuối bài báo hoặc bên cạnh nội dung chính trên các trang tin tức, blog. Chúng sẽ được thiết kế sao cho giống với các nội dung tự nhiên, giúp tăng khả năng mà người dùng nhấp vào.
Chẳng hạn, khi bạn đọc một bài viết về "10 cách chăm sóc da mùa hè" trên một trang báo điện tử, ngay bên cạnh có thể xuất hiện các đề xuất như: "Các chuyên gia tiết lộ bí quyết trẻ hóa làn da – Xem ngay", hoặc "Cách giảm cân nhanh chỉ với 15 phút mỗi ngày". Nhìn bề ngoài, chúng giống như nội dung bình thường của trang web, nhưng thực chất là Native Ads từ các thương hiệu hoặc nhà cung cấp dịch vụ.
4. Promoted Listings Ads (Quảng Cáo Danh Sách Sản Phẩm)
Đây là dạng quảng cáo tự nhiên thường thấy trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, eBay, Walmart, Etsy... Với loại hình này, sản phẩm sẽ được tài trợ để hiển thị ở vị trí ưu tiên trong danh mục tìm kiếm hoặc trên trang chủ của nền tảng. Người dùng thường không phân biệt rõ giữa sản phẩm được tài trợ và sản phẩm tự nhiên vì chúng có giao diện tương tự nhau, chỉ khác biệt bởi nhãn "Tài trợ" hoặc "Quảng cáo".

Ví dụ, khi tìm kiếm "máy ép chậm" trên Shopee, bạn có thể thấy một số sản phẩm xuất hiện ngay đầu danh sách, kèm theo nhãn "Tài trợ". Những sản phẩm này không phải ngẫu nhiên được xếp hạng cao như vậy mà do thương hiệu hoặc nhà bán hàng đã trả tiền để có vị trí nổi bật hơn, giúp thu hút nhiều lượt click và mua hàng hơn.
5. In-Ad with Native Elements (Quảng Cáo Gắn Kết Nội Dung)
Loại quảng cáo này thường xuất hiện dưới dạng banner hoặc video như quảng cáo thông thường nhưng chúng sẽ được thiết kế về hình ảnh và nội dung sao cho phù hợp với trang web hoặc ứng dụng mà nó hiển thị. Các nền tảng hiển thị quảng cáo sẽ không còn dàn trải như trước mà tập trung vào những nền tảng thực sự tác động nhiều tới khách hàng mục tiêu và tinh chỉnh nội dung cho các nền tảng đó.
Ví dụ, khi bạn đang đọc một bài báo về xu hướng du lịch 2025, bạn có thể thấy một banner quảng cáo ngay giữa nội dung với tiêu đề "Top 10 khách sạn đẹp nhất ở Bali – Đặt phòng ngay". Quảng cáo này có hình thức và cách trình bày giống như một phần nội dung của trang báo, phù hợp với chủ đề của trang và nhu cầu của độc giả.
6. Custom Ads (Quảng Cáo Tùy Chỉnh Đặc Biệt)
Custom Ads là quảng cáo được thiết kế riêng để phù hợp với nền tảng cụ thể, thường xuất hiện dưới dạng filter trên Instagram, TikTok, hoặc sticker quảng cáo trên Snapchat,... cho phép người dùng có thể dễ dàng sử dụng như một tính năng bình thường của mạng xã hội. Loại hình quảng cáo này không chỉ tự nhiên mà còn tận dụng được các UGC - Nội dung do người dùng tạo ra, để lan tỏa hình ảnh của thương hiệu và chiến dịch.
Ví dụ, một thương hiệu mỹ phẩm có thể tạo filter trên Instagram cho phép người dùng thử son môi ảo trước khi mua. Hoặc một thương hiệu đồ ăn nhanh có thể tạo một sticker đặc biệt trên TikTok để người dùng sử dụng khi quay video review sản phẩm.
Lợi ích khi chạy quảng cáo Native Ads
Theo khảo sát, 97% mobile media buyer đánh giá rằng Native Ads giúp đạt mục tiêu thương hiệu hiệu quả. Ngoài ra, hình thức quảng cáo này còn thúc đẩy ý định mua hàng (purchase intent) trong brand lift cao hơn 18% so với banner ads.

Đặc biệt, 70% người dùng thích nội dung của quảng cáo tự nhiên hơn so với quảng cáo truyền thống, khiến loại quảng cáo này được xem thường xuyên hơn 53% và mang lại tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cao hơn 60% so với quảng cáo hiển thị. Không chỉ dừng lại ở việc thu hút sự chú ý, Native Ads còn tạo ra tác động lan tỏa mạnh mẽ khi 32% khách hàng cho biết họ đã chia sẻ nội dung quảng cáo với bạn bè và gia đình.
Mức độ cạnh tranh thấp
So với các hình thức quảng cáo truyền thống, Native Ad có mức độ cạnh tranh thấp hơn. Bởi hình thức quảng cáo này thường tận dụng cả các vị trí ít được chú ý nhưng lại có hiệu quả cao, ví dụ như trong luồng của một bài viết PR nào đó thay vì các vị trí đắc địa như trang chủ.
Hơn nữa, do nội dung được tinh chỉnh theo nội dung nền tảng và hành vi khách hàng, quảng cáo này thường chỉ xuất hiện với nhóm đối tượng phù hợp, giúp tối ưu ngân sách quảng cáo hơn. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những đơn vị muốn xây dựng thương hiệu một cách bền vững mà không phải đối đầu trực tiếp với những đối thủ lớn trong thị trường quảng cáo số.
Dễ thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng
Native Ads không chọn vị trí hiển thị nổi bật mà tập trung vào những khu vực phù hợp nhất với nội dung quảng cáo. Đây là những nơi mà người dùng đang chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, vì vậy họ là nhóm khách hàng có nhu cầu rất cao. Điều này giúp quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ngoài ra, Native advertising hiện nay còn kết hợp các công cụ như AI và dữ liệu lớn (Big Data) để cá nhân hóa nội dung theo hành vi khách hàng. Quảng cáo sẽ được điều chỉnh dựa trên sở thích, lịch sử tìm kiếm và hành vi truy cập, giúp hiển thị đúng thông điệp, đúng thời điểm, làm tăng mức độ quan tâm và khả năng mua hàng của người dùng.
Tối ưu chi phí hơn so với quảng cáo truyền thống
Do ít cạnh tranh và hoạt động theo cơ chế hiển thị tự nhiên, phù hợp, không dàn trải, Native Ads thường có chi phí thấp hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống. Thay vì phải chi nhiều tiền để đấu giá từ khóa trong Google Ads hoặc chạy quảng cáo hiển thị rộng rãi, Native advertising giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn với ngân sách tối ưu.
Ngoài ra, chi phí cho mỗi lượt nhấp (CPC) hoặc mỗi lần hiển thị (CPM) cũng thấp hơn so với các loại quảng cáo thông thường bởi quảng cáo sẽ chỉ hiển thị tại các nội dung liên quan và sát với tệp khách hàng tiềm năng nhất. Vì vậy, khi được tối ưu đúng cách, Native Ad có thể mang lại lợi nhuận cao hơn với chi phí thấp hơn, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing mà không phải tiêu tốn quá nhiều tài nguyên.
Không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng
Một trong những ưu điểm đặc trưng nhất của Native Ads là không làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng khi họ duyệt web, đọc báo hoặc lướt mạng xã hội. Không chen ngang như các quảng cáo pop-up hay video tự động phát gây khó chịu, native ad được thiết kế để hòa nhập với nội dung gốc của nền tảng, giúp người xem tiếp nhận thông tin một cách tự nhiên.
Điều này làm giảm cảm giác bị làm phiền và tăng khả năng khách hàng chủ động tương tác với quảng cáo. Khi nội dung quảng cáo có giá trị, người dùng không chỉ xem mà còn có thể chia sẻ, bình luận hoặc click để tìm hiểu thêm.

Không bị chặn
Hiện nay, các công cụ chặn quảng cáo (AdBlock) đã trở nên rất phổ biến và trở thành cánh tay đắc lực để người dùng loại bỏ những quảng cáo khiến họ khó chịu. Đó là lý do nhiều loại quảng cáo truyền thống như banner hay pop-up bị hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng.
Trong khi đó, Native Ads ít bị chặn hơn vì chúng được thiết kế giống như nội dung tự nhiên trên nền tảng, đảm bảo khả năng tiếp cận tới người dùng của quảng cáo. Ngoài ra, do không mang lại cảm giác phiền nhiễu, Native Ad cũng ít bị người dùng báo cáo hay chặn như các quảng cáo khác. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh lãng phí ngân sách mà còn cải thiện cảm tình của khách hàng đối với thương hiệu và sản phẩm.
Hướng dẫn chạy Native Ads với 6 bước cơ giản
Bước 1: Chọn nền tảng phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn
Nền tảng quảng cáo phải là nơi khách hàng tiềm năng của thương hiệu hoạt động nhiều nhất, bao gồm các điểm chạm như: Mạng xã hội, Trang tin, Báo chí, Website của các bên Retail, các ứng dụng mobile,... Cụ thể:
- Mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram): Nền tảng có đông đảo nhóm khách hàng trẻ, yêu thích nội dung trực quan và có thói quen mua sắm nhanh. Đặc biệt phù hợp với nhiều lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, công nghệ,.... Họ thường sử dụng mạng xã hội để giải trí và hiện nay còn dùng để tìm thông tin.
- Trang tin, báo điện tử, blog chuyên ngành (Kenh14, CafeF, CafeBiz, Soha, Tuổi trẻ,....): Nơi khách tìm kiếm các tin tức mới, các thông tin chuyên sâu, chính thống. Phù hợp với nhiều ngành nghề, bao gồm cả những ngành chuyên môn cao như Y Tế, Luật,...
- Google Discovery: Đây là nền tảng hiệu quả để tiếp cận khách hàng khi họ chủ động tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ.
- Sàn thương mại điện tử: Nơi giúp bạn tiếp cận khách hàng đã có nhu cầu mua sắm cao, dễ dàng tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bước 2: Nghiên cứu khách hàng và tạo các quảng cáo từ sở thích của họ
Sử dụng các công cụ như Google Trends, Facebook Audience Insights, Social Listening, hoặc AI để nhận diện và phân tích xu hướng hành vi. Đồng thời khảo sát, phỏng vấn hoặc theo dõi bình luận trên mạng xã hội cũng giúp bạn hiểu sâu hơn về mong muốn của họ. Từ đó, bạn có thể tạo nội dung quảng cáo cá nhân hóa, bám sát nhu cầu khách hàng. Ví dụ, nếu khách hàng quan tâm đến sản phẩm làm đẹp tự nhiên, hãy tập trung vào thông điệp cung cấp kiến thức về thành phần hữu cơ, lành tính thay vì chỉ quảng cáo giá rẻ.
Bước 3: Bắt đầu từ sự đầu tư nhỏ
Khi bắt đầu với Native Ads, thương hiệu chỉ nên chi một khoản ngân sách nhỏ để thử nghiệm các nội dung và định dạng khác nhau. Sau đó theo dõi phản hồi từ khách hàng để tối ưu trước khi mở rộng quy mô quảng cáo.

Bước 4: Sử dụng nội dung quảng cáo hấp dẫn và hình ảnh tuyệt vời
Native Ad cần hòa nhập với nội dung tự nhiên trên nền tảng, nhưng vẫn phải đủ thu hút để người dùng click. Để làm được điều đó đòi hỏi một tiêu đề có thể nhắm trúng nhu cầu, bám sát pain point của độc giả, kết hợp với các hình ảnh có hiệu ứng thị giác bắt mắt để nội dung trở nên nổi bật hơn.
Bước 5: Không nên chỉ chọn một nền tảng duy nhất
Thương hiệu không nên phân phối quảng cáo Native Ads trên duy nhất 1 nền tảng và thay vào đó nên kết hợp tiếp cận người dùng trên nhiều điểm chạm khác nhau, từ mạng xã hội, báo chí, tới các công cụ tìm kiếm,... để mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng hiệu quả chiến dịch.
Bước 6: Kiểm tra kết quả
Thường xuyên theo dõi các chỉ số như tỷ lệ nhấp (CTR), tỷ lệ chuyển đổi (CVR),... của các chiến dịch Native Ad để đánh giá hiệu quả. Từ đó, tinh chỉnh nội dung, điều chỉnh ngân sách và tối ưu quảng cáo để đạt hiệu suất cao nhất
Bí quyết chạy quảng cáo Native Ads hiệu quả
Ngày nay, Native Ads đã trở nên khá phổ biến và người tiêu dùng cũng dần làm quen với loại hình quảng cáo này. Điều này cũng khiến cho các tiêu chuẩn đối với loại quảng cáo này ngày một cao hơn, đòi hỏi nội dung tự nhiên và trải nghiệm mượt mà hơn. Vì vậy, để triển khai chiến dịch quảng cáo tự nhiên hiệu quả, thương hiệu cần lưu ý:
1. Tìm hiểu kỹ đối tượng khách hàng
Chân dung & hành vi của khách hàng là nền tảng cốt lõi của một Native Ads. Để tìm hiểu được đối tượng khách hàng, bạn cần xác định:
- Đối tượng mục tiêu là ai? (Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích…)
- Vấn đề họ đang gặp phải là gì? (Họ cần giải quyết điều gì? Họ đang tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ gì?)
- Họ sử dụng các nền tảng nào? (Mạng xã hội, báo điện tử, Google, sàn thương mại điện tử…)
- Họ thích loại nội dung nào? (Bài viết chuyên sâu, video ngắn, infographic hay câu chuyện thực tế?)
- Họ quan tâm đến phong cách nội dung nào? (Hướng dẫn, đánh giá sản phẩm, mẹo vặt, trải nghiệm người dùng?)
2. Tạo ra giá trị và khiến người xem thích thú
Do Native Ads hoạt động dưới dạng nội dung tự nhiên nên cách tốt nhất để tiếp cận người dùng là tạo ra những nội dung mà họ thực sự quan tâm và cảm thấy hữu ích. Điều này có nghĩa là thương hiệu cần tập trung vào việc nghiên cứu sở thích, nhu cầu và hành vi của khách hàng để xây dựng nội dung phù hợp.
Thay vì chỉ quảng bá sản phẩm trực tiếp, hãy cung cấp những thông tin mang lại giá trị, giải quyết những vấn đề mà khách hàng gặp phải chẳng hạn như mẹo vặt, hướng dẫn, xu hướng,...Khi nội dung đủ hấp dẫn và hữu ích, người đọc sẽ chủ động tiếp nhận, tương tác và thậm chí chia sẻ, giúp quảng cáo đạt hiệu quả tốt hơn mà không gây cảm giác bị ép buộc hay làm phiền.
3. Không nhất thiết phải nói trực tiếp về sản phẩm
Trong Native Ads, không nhất thiết phải phô diễn vai trò hay chức năng của sản phẩm. Thay vào đó, càng ít nhắc đến sản phẩm một cách lộ liễu, hiệu quả quảng cáo càng cao, vì nội dung sẽ tự nhiên và dễ tiếp cận hơn với người xem hơn.
Sản phẩm có thể được lồng ghép một cách tinh tế trong những câu chuyện, bài viết chia sẻ kiến thức hoặc trải nghiệm thực tế,... khi đó người xem sẽ cảm thấy cởi mở, tự nhiên hơn trong việc tương tác và ghi nhớ về thương hiệu. Đây chính là yếu tố then chốt để quảng cáo tự nhiên đạt được hiệu quả cao: tăng mức độ nhận diện thương hiệu mà không gây cảm giác đang "quảng cáo"
4. Nội dung đáp ứng đủ tiêu chuẩn, không làm qua loa
Đối với những hình thức quảng cáo thông thường, bạn có thể thu hút khách hàng một vài câu từ giật gân hoặc thiết kế ảnh thật bắt mắt. Nhưng với Native advertising, chất lượng nội dung là một yếu tố rất quan trọng. Bên cạnh việc nhắm đúng nhu cầu khách hàng, nội dung của quảng cáo phải đảm bảo độ chính xác về kiến thức chuyên môn, phù hợp với mạch trải nghiệm của người dùng. Ví dụ khi đặt Native Ad trong một bài báo, marketer cần phải điều chỉnh ngôn từ để vừa đảm bảo chất lượng tốt, lôi cuốn, vừa phải phù hợp với phần nội dung trước đó của bài báo.
5. Sáng tạo
Dù trong bất cứ loại hình quảng cáo nào, yếu tố sáng tạo vẫn luôn được đề cao, Native advertising cũng không ngoại lệ. Sáng tạo trong Native Ads nằm ở việc tạo nên những nội dung mà khách hàng chưa từng thấy, chạm tới những pain point thầm kín bên trọng họ,.... Kết hợp với đó là nghệ thuật sử dụng ngôn từ, chơi chữ, thiết kế hình ảnh thật độc đáo & khác biệt.
>>> Đọc thêm: Display Ads - Hình thức quảng cáo trực tuyến đa phương tiện
Kết bài:
Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu về Native Ads và các thông tin quan trọng liên quan đến loại hình quảng cáo này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng "sợ" quảng cáo, Native Advertising được kỳ vọng sẽ trở thành xu hướng quảng cáo mới trong Internet Marketing, nhờ vào trải nghiệm tự nhiên và không làm gián đoạn người dùng. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về Native Ads và cách triển khai hiệu quả cho doanh nghiệp!
Bình luận của bạn