- Kế hoạch marketing là gì?
- Tại sao cần lập kế hoạch marketing?
- Cách lập kế hoạch Marketing sản phẩm mới với 7 bước hiệu quả
- Bước 1: Nắm vững thông tin về công việc kinh doanh hiện tại và sản phẩm của công ty
- Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu
- Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Bước 4: Đặt ra các mục tiêu marketing sản phẩm
- Bước 5: Phác hoạ kế hoạch marketing
- Bước 6: Xây dựng ngân sách cho kế hoạch marketing
- Bước 7: Bắt tay ngay vào thực hiện!
- Case-study về lập Kế Hoạch Marketing sản phẩm của các Thương Hiệu Lớn
- Tài liệu mẫu kế hoạch marketing cho sản phẩm mới
Kế hoạch marketing là gì?
Kế hoạch marketing là một phần trong kế hoạch kinh doanh tổng thể. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp cụ thể, nó có thể tách rời để thực hiện mục tiêu ngắn hạn. Việc lập kế hoạch Markerting, nếu được thực hiện tốt nó sẽ giúp cho chiến lược marketing được vận hành trơn tru, xác định mục tiêu, chiến thuật rõ ràng
Nếu thực hiện tốt kế hoạch, nó đem lại sự phù hợp với chiến lược marketing, mục tiêu và các chiến thuật được áp dụng.
A marketing plan is a comprehensive document or blueprint that outlines a business advertising and marketing efforts for the coming year. It describes business activities involved in accomplishing specific marketing objectives within a set time frame… The marketing plan shows the step or actions that will be utilized in order to achieve the plan goals. – Tham khảo tại: Marketing plan (Wikipedia)
Dịch nghĩa: Kế hoạch marketing là một tài liệu tổng quát, chi tiết được vạch ra để quảng bá doanh nghiệp, tiếp thị cho năm tới. Nó mô tả về các hoạt động kinh doanh liên quan đến mục tiêu tiếp thị, quảng bá sẽ được hoàn thành trong khung thời gian nhất định. Việc lập kế hoạch trong marketing giúp chúng ta thấy được các bước, quy trình sẽ được sử dụng để đạt được mục tiêu của kế hoạch đã đề ra.
Ngoài ra việc xây dựng việc lên marketing plan cũng sẽ cung cấp giúp bạn đo lường công việc của bạn. Nếu không lập kế hoạch cụ thể, các bạn sẽ không có định hướng rõ ràng cho chiến dịch và tỉ lệ thành công là không cao.
Tại sao cần lập kế hoạch marketing?
Chúng ta cùng đi tìm hiểu lý do tại sao cần marketing plan chi tiết cho doanh nghiệp nhé.
Một số lý do mà các bạn cần lập marketing plan:
- Mọi người trong công ty sẽ đi theo một hướng nhất định trong kế hoạch.
- Giúp nhìn thấy rõ ràng mục tiêu và quy trình để đạt được mục tiêu đó.
- Giúp xác định và đáp ứng nhu cầu khách hàng đúng sản phẩm.
- Quản lý được chi tiêu ngân sách, tránh rủ ro đầu tư trong hoạt động marketing.
- Kiểm soát được quy trình thực hiện tiếp thị, xử lý các tình huống thay đổi.
- Cho phép các công ty nhỏ có thể đi theo thị trường ngách hoặc cạnh tranh trực tiếp với các công ty lớn nhờ các ý tưởng táo bạo, kế hoạch rõ ràng.
Nói tóm lại, việc lập kế hoạch marketing cho doanh nghiệp là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Nó có thể quyết định sự thành công, tạo đột phá cho doanh nghiệp.
>>>Có thể bạn quan tâm: Nguồn lực marketing là gì? Cách quản lý nguồn lực marketing 2024
Một số vấn đề của việc lập kế hoạch marketing
Khi xây dựng kế hoạch trong marketing, người quản lý nào cũng mong muốn chiến dịch của mình được thành công. Tuy nhiên nếu đưa ra một kế hoạch chiến lược sai lầm thì doanh nghiệp rất có thể phải nhận những điều tồi tệ nhất. Cùng tìm hiểu một số thách thức lớn mà phía doanh nghiệp cần vượt qua trong quá trình lập kế hoạch:
- Cấp quản lý không hỗ trợ và làm việc cùng nhau.
- Sự nhầm lẫn giữa marketing plan giữa chiến lược và chiến thuật
- Thiếu hụt nguồn lực về con người, tài chính.
- Thiếu giả định về sự thay đổi của khách hàng
- Đưa ra kỳ vọng quá cao, không thể đi vào thực tế.
- Thiếu tập trung vào một mục tiêu nhất định hoặc triển khai nhiều mục tiêu trong cùng một lúc.
Cách lập kế hoạch Marketing sản phẩm mới với 7 bước hiệu quả
Bước 1: Nắm vững thông tin về công việc kinh doanh hiện tại và sản phẩm của công ty
Trong bước này, các doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT để liệt kê ưu, nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển. Về bản chất, nội dung công việc giống hệt như bản kế hoạch kinh doanh của công ty nên đây là cơ hội để nhìn nhận lại toàn bộ công việc kinh doanh bao gồm bộ máy quản lý, sản xuất, quy trình đối nội, đối ngoại.
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là điều có thể bạn đã nghe rất nhiều ở các lớp học marketing hay các bài viết chuyên môn. Nó chính là nguyên tố quyết định cho mọi chiến lược marketing thành công.
Trong phần này, doanh nghiệp nên liệt kê "tất tần tật" mọi thứ về khách hàng tiềm năng, bao gồm thông tin nhân khẩu học, tuổi tác, giới tính, và sau hơn là hành vi, thói quen mua hàng.
Tại sao họ lại mua hàng của bạn? Sản phẩm của bạn giúp giải quyết vấn đề gì của họ? Họ sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào? Thông tin họ muốn tìm kiếm thường ở đâu? Tổng hợp lại toàn bộ dữ liệu bạn có được tại phần này để nhận diện chính xác các phương thức và chiến lược marketing cần sử dụng. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu "từ trong ra ngoài" sẽ rất hữu ích để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả nhất.
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Sẽ chẳng bao giờ có chuyện doanh nghiệp không cần phải lo lắng về đối thủ cạnh tranh với sản phẩm/ dịch vụ của mình cả. Luôn luôn có một vài công ty đang cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tương tự với sản phẩm mà doanh nghiệp bạn sắp đưa ra - tức là bạn cần phải cố gắng hơn nữa để khác biệt và vượt lên dẫn đầu.
Đừng vội lo lắng, đây là điều mà mọi chủ sở hữu doanh nghiệp phải đối mặt. Cách xử lý chính là sử dụng tất cả hiểu biết của bạn về đối thủ để tìm ra hướng đi mới mẻ, khẳng định sự khác biệt của mình giữa đám đông.
Điểm nổi trội hơn so với đối thủ của bạn là gì? Điểm mạnh và điểm yếu của họ so với sản phẩm của bạn? Bằng việc thu thập thông tin chi tiết cả về khách hàng của đối thủ cũng giúp bạn nâng tầm sự khác biệt của mình để chiếm lĩnh thị trường.
Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần nhận biết và làm rõ mọi nhà đầu tư có khả năng trở thành đối thủ tiềm năng trong tương lai và chuẩn bị sẵn sàng nếu cuộc đối đầu diễn ra.
Bước 4: Đặt ra các mục tiêu marketing sản phẩm
Doanh nghiệp cần chiếm được thêm bao nhiêu phần trăm thị phần trong năm tới? Có nội dung xác định nào cần phải đạt được hay không? Dựa vào tình hình thực tế và tham vọng mà doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu từ tài chính cho tới mở rộng thị trường, từ lợi nhuận thu về cho tới số lượng người biết tới thương hiệu,...
Phần quan trọng nhất là khoanh vùng một số đích đến mà doanh nghiệp cần đạt tới trong năm, dù nó có vẻ khả thi hay không. Cố gắng không đưa các vấn đề như logistic hay quản trị vào bước này để tránh bị phân tâm.
Nhiệm vụ chính của bước này là cụ thể hoá các mong muốn, mục đích của doanh nghiệp về sản phẩm trong giai đoạn sắp tới. Đừng để các mục tiêu của bạn trở nên quá xa vời bởi chúng cần trở thành động lực chứ không phải khiến bạn lo ngại.
Bước 5: Phác hoạ kế hoạch marketing
Trong các bước lập kế hoạch trong marketing cho sản phẩm mới, đây có thể xem là phần khiến bạn phải giành nhiều thời gian và công sức nhất. Dựa vào các mục tiêu đã đề ra ở bước thứ 4, giờ là lúc doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch marketing tổng thể.Trước khi lập nên hệ thống hoàn chỉnh, doanh nghiệp hoặc người làm marketing nên giải quyết từng mục tiêu bằng cách đưa ra các phương án thực hiện. Điều này cho phép doanh nghiệp nhìn thấy cụ thể các công việc cần thiết đẩy mạnh triển khai. Bước này cũng là cơ hội để người làm marketing xem xét và cân nhắc cách marketing sản phẩm với các mục tiêu đặt ra có khả thi hay không.
Bước 6: Xây dựng ngân sách cho kế hoạch marketing
Một kế hoạch hiệu quả là không lãng phí quá nhiều tiền nhưng tạo ra được thu hút được sự chú ý lớn từ người tiêu dùng. Cần có bảng kê khai chi tiêu dự kiến đầy đủ và rõ ràng để phân bổ ngân sách hợp lý và tránh phát sinh chi phí ngoài ý muốn.
Ngân sách marketing luôn luôn là công việc đau đầu với nhiều nhà quản lý. Doanh nghiệp cần xác định rõ từng khoản chi để đảm bảo ngân sách nằm trong khả năng thực hiện vào thời điểm hiện tại chứ không phải phụ thuộc vào tương lai.
Bước 7: Bắt tay ngay vào thực hiện!
Chúc mừng bạn đã tới bước cuối cùng đễ xây dựng kế hoạch chiến lược marketing thiết thực cho sản phẩm mới của doanh nghiệp mình. Kế hoạch marketing có thể đơn giản hoặc phức tạp, điều đó phụ thuộc vào các loại sản phẩm và công việc kinh doanh. Nhưng chắc chắn qua 6 bước cơ bản trên, doanh nghiệp có thể tự tin xây dựng marketing plan cho sản phẩm mới trong ngắn hạn hay dài hạn.
Case-study về lập Kế Hoạch Marketing sản phẩm của các Thương Hiệu Lớn
Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm sữa tươi Vinamilk
Bước 1: Thông tin về tình hình doanh nghiệp của Vinamilk theo mô hình SWOT
- Điểm mạnh: Thương hiệu Vinamilk uy tín, lâu đời, dẫn đầu thị trường; danh mục sản phẩm đa dạng; hệ thống phân phối rộng khắp; nguồn lực tài chính mạnh.
- Điểm yếu: Cạnh tranh gay gắt; áp lực về giá với các đối thủ cùng ngành; người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm organic, tự nhiên.
- Cơ hội: Nhu cầu tiêu thụ sữa tươi tăng; xu hướng tiêu dùng sản phẩm tốt cho sức khỏe; phát triển kênh bán hàng trực tuyến.
- Thách thức: Thay đổi thói quen tiêu dùng; sự xuất hiện của sản phẩm thay thế; khó khăn kiểm soát chất lượng nguyên liệu; biến động kinh tế.
Bước 2: Thị trường mục tiêu
- Gia đình có trẻ em ở trên khắp cả nước.
- Người lớn quan tâm đến sức khỏe, có thu nhập trung bình khá trở lên.
Bước 3: Đối thủ cạnh tranh của Vinamilk
- Đối thủ trực tiếp: TH True Milk, Dutch Lady, Nutifood.
- Đối thủ gián tiếp: Thương hiệu sữa tươi nhập khẩu, sản phẩm thay thế sữa tươi.
Bước 4: Đặt ra các mục tiêu marketing
- Tăng thị phần sữa tươi thêm 5-10% trong năm tới.
- Ra mắt thành công dòng sản phẩm sữa tươi mới, đạt 25% độ nhận diện trong 6 tháng đến 1 năm tới.
- Tăng doanh số bán hàng trên các nền tảng trực tuyến lên 25%.
Bước 5: Phác họa kế hoạch marketing
- Sản phẩm: Phát triển sản phẩm mới, cải tiến bao bì, tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Giá: Duy trì giá cạnh tranh, khuyến mãi định kỳ, chính sách giá linh hoạt.
- Phân phối: Tăng cường hiện diện tại kênh phân phối hiện đại, đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, quản lý quan hệ đối tác.
- Truyền thông: Quảng cáo đa kênh, sử dụng KOLs, tổ chức sự kiện, chương trình giáo dục dinh dưỡng (vì tầm góc Việt), xây dựng cộng đồng trực tuyến,...
Bước 6: Xây dựng ngân sách cho kế hoạch marketing
- Phân bổ ngân sách cụ thể cho quảng cáo, khuyến mãi, sự kiện, PR.
- Sử dụng công cụ đo lường để ước tính các chi phí và lợi ích của doanh nghiệp nhận được từ chiến lược Marketing.
Bước 7: Thực hiện và đánh giá
- Triển khai kế hoạch, theo dõi KPI, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh và cải thiện kế hoạch marketing cho sản phẩm mới khi cần.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Vinamilk chinh phục thị trường sữa Việt
Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm bánh trung thu của Kinh Đô
Bước 1: Thông tin về tình hình doanh nghiệp của Kinh Đô theo mô hình SWOT
- Điểm mạnh: Thương hiệu mạnh, uy tín; sản phẩm đa dạng, chất lượng; hệ thống phân phối rộng khắp.
- Điểm yếu: Mùa vụ kinh doanh ngắn; cạnh tranh cao trong mùa trung thu; giá thành cao so với một số đối thủ cùng ngành.
- Cơ hội: Nhu cầu tiêu dùng bánh trung thu tăng cao trong dịp lễ; xu hướng quà tặng cao cấp, ý nghĩa.
- Thách thức: Thay đổi khẩu vị người tiêu dùng; sự xuất hiện của các sản phẩm bánh trung thu handmade, nhập khẩu và các sản phẩm bánh trung thu hiện đại.
Bước 2: Thị trường mục tiêu
- Gia đình, doanh nghiệp mua làm quà tặng cho các dịp lễ.
- Người tiêu dùng có thu nhập trung bình khá trở lên, quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thương hiệu bánh trung thu Kinh Đô.
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ trực tiếp: Các thương hiệu bánh trung thu lớn như Givral, Brodard, Hữu Nghị,...
- Đối thủ gián tiếp: Các cửa hàng bánh trung thu handmade, sản phẩm nhập khẩu.
Bước 4: Đề ra mục tiêu marketing sản phẩm của bánh trung thu Kinh Đô
- Tăng thị phần bánh trung thu thêm 4% trong mùa trung thu năm nay
- Tăng độ nhận diện thương hiệu bánh trung thu Kinh Đô lên 9%.
- Tăng doanh số bán hàng trên các nền tảng trực tuyến lên 13%.
Bước 5: Phác họa kế hoạch marketing cho sản phẩm của Kinh Đô
- Sản phẩm: Đa dạng mẫu mã, hương vị, thiết kế hộp quà sang trọng.
- Giá: Duy trì giá cạnh tranh, có chương trình ưu đãi cho khách hàng thân thiết, doanh nghiệp.
- Phân phối: Tăng cường hiện diện tại các kênh phân phối hiện đại, đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, hợp tác với các đối tác phân phối quà tặng.
- Truyền thông: Chiến dịch quảng cáo đa kênh, sử dụng KOLs, tổ chức sự kiện, minigame, xây dựng câu chuyện thương hiệu ý nghĩa tăng độ nhận diện thương hiệu.
Bước 6: Lập ngân sách cho kế hoạch marketing
- Phân bổ ngân sách cho quảng cáo, khuyến mãi, sự kiện, PR.
- Tập trung ngân sách vào giai đoạn trước và trong mùa trung thu.
Bước 7: Thực hiện và đánh giá
Triển khai kế hoạch, theo dõi KPI, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh kế hoạch khi cần.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing bánh trung thu Kinh Đô
Lập kế hoạch marketing sản phẩm Coca Cola
Bước 1:Thông tin về tình hình doanh nghiệp của Coca Cola theo mô hình SWOT
- Điểm mạnh: Thương hiệu toàn cầu, mạng lưới phân phối rộng, đa dạng sản phẩm, nguồn lực tài chính dồi dào.
- Điểm yếu: Cạnh tranh gay gắt, lo ngại về sức khỏe, ảnh hưởng môi trường từ bao bì nhựa, phụ thuộc vào một số thị trường lớn.
- Cơ hội: Xu hướng tiêu dùng lành mạnh, tiềm năng tăng trưởng ở thị trường mới nổi, ứng dụng công nghệ vào marketing và sản xuất.
- Thách thức: Thay đổi thói quen tiêu dùng sang đồ uống lành mạnh hơn, quy định về sức khỏe ngày càng nghiêm ngặt, áp lực giảm thiểu tác động môi trường,
Bước 2: Thị trường mục tiêu
Phân khúc đa dạng từ già đến trẻ nhưng chủ yếu tập trung vào giới trẻ (15-35 tuổi), năng động, hiện đại.
Bước 3: Đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ trực tiếp: Pepsi và các thương hiệu đồ uống có ga khác.
- Đối thủ gián tiếp: Đồ uống không ga (trà, nước ép, nước tăng lực), thương hiệu địa phương và các thương hiệu đồ uống healthy.
Bước 4: Mục tiêu marketing
- Duy trì tăng trưởng doanh số 5%/năm.
- Tăng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội lên 15%.
- Tăng thị phần đồ uống không đường lên 10% trong 2 năm.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu trẻ trung, năng động, có trách nhiệm với xã hội và môi trường
Bước 5: Phác hoạ kế hoạch marketing
- Sản phẩm: Đổi mới bao bì, thiết kế trẻ trung, hiện đại cùng với đó ra mắt sản phẩm mới như các sả phẩm Ít/không đường, đáp ứng nhu cầu sức khỏe hay hương vị mới, phiên bản giới hạn tạo sự mới lạ kích thích người tiêu dùng.
- Giá: Duy trì giá ổn định, cạnh tranh. Thêm các sự kiện k huyến mãi theo mùa/sự kiện, combo hấp dẫn.
- Phân phối: Phủ sóng mọi điểm bán, từ cửa hàng nhỏ đến siêu thị, kênh trực tuyến. Cùng với đó hợp tác với các ứng dụng giao hàng, các sàn thương mại điện tử như Shoppe, Tiki, Lazada,...Lazad+
- Truyền thông: Tạo ra các dịch viral trên mạng xã hội, nội dung sáng tạo, hấp dẫn mang câu chuyện của thương hiệu đến gần hơn người tiêu dùng. Tài trợ sự kiện âm nhạc, thể thao, thu hút giới trẻ. Hợp tác KOLs, người nổi tiếng. Truyền thông về sản phẩm lành mạnh, thân thiện môi trường.
Bước 6: Xây dựng ngân sách cho kế hoạch marketing
- Đầu tư mạnh vào truyền thông, sự kiện, đặc biệt là digital marketing
- Cân nhắc ngân sách cho CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp), các hoạt động vì cộng đồng và môi trường
Bước 7: Thực hiện và đánh giá cho kế hoạch marketing
- Triển khai kế hoạch, theo dõi sát sao KPI (doanh số, tương tác mạng xã hội, thị phần sản phẩm mới).
- Đánh giá, điều chỉnh chiến lược thường xuyên dựa trên phản hồi thị trường và kết quả đo lường.
>>> Có thể bạn quan tâm: Phân tích chiến lược marketing của Coca Cola
Tài liệu mẫu kế hoạch marketing cho sản phẩm mới
Tải và tham khảo tài liệu bản kế kế hoạch marketing cho sản phẩm mới: TẠI ĐÂY
Một xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả phải có sự đầu tư công sức và chất xám của cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực hiện tốt các bước lập kế hoạch tiếp thị cho sản phẩm mới như trên sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian mà hiệu quả mang lại vô cùng lớn. Như vậy trên đây là toàn bộ chia sẻ giúp bạn hiểu về lập kế hoạch trong marketing, vai trò và mục tiêu của việc lên kế hoạch, cùng với đó là 7 bước lập kế hoạch marketing hiệu quả cho sản phẩm mới. Hy vọng rằng đây sẽ là thông tin hữu ích đối với bạn đọc.
Khánh Khiêm - MarketingAI
Bình luận của bạn