- Truyền thông marketing là gì?
- Vai trò của truyền thông marketing đối với doanh nghiệp
- Các hình thức truyền thông marketing phổ biến và hiệu quả
- Những mục tiêu mà truyền thông marketing cần đạt?
- 5 Bước Xây dựng chiến lược truyền thông marketing hiệu quả
- Những điều cần biết về ngành truyền thông marketing
- Case Study thực tế về truyền thông marketing thành công đến từ các thương hiệu
Truyền thông marketing là gì?
Truyền thông Marketing được hiểu theo tiếng Anh là Marketing Communication là một phần căn bản và không thể thiếu trong những nỗ lực tiếp thị của một doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, truyền thông Marketing có thể được mô tả như là tất cả các thông điệp và phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp có thể triển khai để tiếp cận tới thị trường tiềm năng của mình.
Có rất nhiều hình thức truyền thông Marketing khác nhau như:
- Truyền thông một cách trực tiếp (mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ bán hàng, thông qua trung tâm dịch vụ điện thoại) hoặc
- Truyền thông một cách gián tiếp (sử dụng hoạt động thúc đẩy thương mại, quảng cáo, truyền thông điện tử hay là các vật dụng trưng bày tại điểm bán).
Tuy nhiên phụ thuộc vào từng mục tiêu truyền thông Marketing mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình hình thức truyền thông phù hợp nhất.
Vai trò của truyền thông marketing đối với doanh nghiệp
Tiếp thị truyền thông đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và duy trì của mối doanh nghiệp. Vậy cụ thể vai trò đó là gì?
- Xây dựng thương hiệu: Mô hình truyền thông marketing giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Thông qua các câu chuyện, thông điệp, hình ảnh truyền tải qua các kênh truyền thông khác nhau. Từ đó khiến khách hàng nhớ và tin tưởng sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
- Thu hút khách hàng mới: Các chiến dịch truyền thông marketing hiệu quả giúp thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, tạo sự tò mò và hứng thú với sản phẩm/ dịch vụ. Từ đó thuyết phục khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
- Duy trì khách hàng hiện tại: Tiếp thị truyền thông giúp duy trì sự tương tác của khách hàng cũ thông qua các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng tận tâm... tạo niềm tin và sự trung thành của khách hàng, từ đó khuyến khích hàng mua hàng lại.
- Tăng doanh số và lợi nhuận: Tiếp thị truyền thông hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.
- Đối phó với khủng hoảng truyền thông: Đôi khi doanh nghiệp gặp phải một số vấn đề về khủng hoảng truyền thông. Tiếp thị truyền thông sẽ đóng vai trò trong việc xử lý tình huống, giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp.
Các hình thức truyền thông marketing phổ biến và hiệu quả
Mỗi một lĩnh vực, ngành nghề sẽ có những kênh truyền thông phù hợp, do đó lựa chọn được kênh truyền thông marketing đúng sẽ giúp doanh nghiệp bạn đạt được những mục tiêu chiến dịch truyền thông, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng cũng như tối ưu được ngân sách marketing. Dưới đây sẽ là một số kênh truyền thông phổ biến và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
- Mạng xã hội: Các nền tảng mạng xã hội lớn như: Facebook, Instagram, Youtube, TikTok... đang là những kênh truyền thông mà bất kỳ doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng đang tận dụng để tương tác với khách hàng tiềm năng cũng như mở rộng mối quan hệ với khách hàng.
- Trang web: Xây dựng 1 trang web tốt sẽ giúp nghiệp tăng độ uy tín và cung cấp những thông tin cần thiết hữu ích cho khách hàng.
- Email marketing: Là một trong những hoạt động truyền thông marketing cũng rất phổ biến và hiệu quả. Điều quan trọng khi áp dụng email marketing đó là bạn cần có được danh sách khách hàng (data) chất lượng và nội dung email hấp dẫn nhằm tăng tỷ lệ mở thư và tương tác.
- Quảng cáo truyền thông: Nhanh chóng tiếp cận khách hàng tiềm năng trên các nền tảng lớn như: báo chí, truyền hình, đài phát thanh... là ưu điểm nổi bật của hình thức quảng cáo truyền thông. Tuy nhiên chi phí sẽ khá cao đối với hình thức này.
Những mục tiêu mà truyền thông marketing cần đạt?
Truyền thông Marketing có hai mục tiêu chính là "hình thành duy trì nhu cầu và sở thích cho sản phẩm" và "rút ngắn chu kỳ bán hàng".
Hình thành nhu cầu về sản phẩm
Xây dựng sự nhận biết thương hiệu thường là một nỗ lực dài hạn nhằm mục đích sử dụng các công cụ truyền thông để giúp định vị về thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Từ đó, khách hàng tiềm năng nhận biết sự có mặt của bạn và sản phẩm mà bạn cung cấp, mục đích nhằm khi mà khách hàng có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, ngay lập tức khách hàng nhớ ngay đến thương hiệu, sản phẩm của bạn.
Định vị và xây dựng sự nhận biết thương hiệu đòi hỏi phải có thời gian và đòi hỏi sự nhất quán nhất định (không chỉ trong nỗ lực truyền thông mà còn về các yếu tố cốt lõi như sản phẩm, giá cả và phân phối ) và nó phải duy trì được những cam kết ngầm định giữa doanh nghiệp với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Hãy nhớ rằng việc hình thành nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách xây dựng sự nhận biết thương hiệu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, lợi nhuận và thậm chí là sự tiếp cận của bạn đối với khách hàng tiềm năng - nguồn cung cấp giá trị lâu dài cho công ty.
Rút ngắn chu kỳ bán hàng cho doanh nghiệp
Việc rút ngắn chu kỳ bán hàng sẽ giúp những nhân viên bán hàng và các đối tác trong hệ thống kênh phân phối trong nỗ lực xác định, thu hút và phân phối tới khách hàng tiềm năng. Để rút ngắn được chu kỳ bán hàng này yêu cầu doanh nghiệp phải nắm được rõ quá trình mua của người tiêu dùng.
Thông qua nghiên cứu thị trường và giao tiếp trực tiếp với người bán hàng, nhân viên truyền thông Marketing cần phải xác định được cách thức để đẩy nhanh quá trình mua của khách hàng tiềm năng.
Trong trường hợp sản phẩm công nghệ cao, chu kỳ bán hàng liên quan chịu ảnh hưởng đáng kể từ việc hướng dẫn khách hàng về sản phẩm của doang nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình mua. MarCom phải tập trung vào việc hình thành, đóng gói và phân phối thông tin liên quan đến người mua trong suốt quá trình mua hàng để người bán hàng có thể nẵm rõ được những thông tin về sản phẩm mà khách hàng cần trong giai đoạn này.
Nhìn chung, các kỹ thuật truyền thông được sử dụng để rút ngắn chu kỳ bán hàng mang tính chiến thuật hơn so với những gì được sử dụng trong xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, chiến lược của bạn để đạt được hai mục tiêu MarCom phải được cân bằng, hoặc tính hợp pháp của kế hoạch của bạn sẽ được đặt câu hỏi nếu một trong những mục tiêu được ưu tiên hơn. Bạn phải có sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác kênh bán hàng và đối tác với khách hàng để có được sự cân bằng này.
5 Bước Xây dựng chiến lược truyền thông marketing hiệu quả
Để có thể xây dựng chiến lược truyền thông marketing đem lại hiệu quả và tối ưu cho doanh nghiệp bạn cần bạn cần xác định được 5 bước dưới đây:
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu
Trước khi bắt tay vào xây dựng một chiến lược truyền thông trong Marketing hoàn chỉnh, doanh nghiệp phải xác định được đối tượng khách hàng tiếp nhận thông điệp truyền thông là ai để có thể phân định rõ ràng giữa 2 phân khúc khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Bởi đối với từng phân khúc đối tượng, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng những thông điệp và phương tiện truyền thông khác nhau.
Tiếp đến, doanh nghiệp cần xem xét đến những yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa những nhóm khách hàng hiện tại. Sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng này có thể được phân định bởi các yếu tố về nhân khẩu học, tâm lý, sở thích hoặc lối sống. Đặc biệt hơn, việc xác định được đối tượng mục tiêu càng cụ thể thì thông điệp truyền thông của bạn sẽ càng cụ thể và mang tính thuyết phục cao.
Bước 2: Xác định được mục tiêu truyền thông marketing
Sau khi xác định được đối tượng mục tiêu cho chiến lược truyền thông marketing của mình, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu truyền thông mà mình muốn đạt được qua chương trình truyền thông đó.
Mục tiêu truyền thông của một doanh nghiệp hướng tới có thể là xây dựng hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu; gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm,... Việc xác định được mục tiêu truyền thông một cách cụ thể sẽ giúp bạn có cơ sở để xây dựng và đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông.
Bước 3: Xây dựng thông điệp truyền thông trong Marketing
Thông điệp truyền thông của doanh nghiệp hiểu một cách đơn giản thì doanh nghiệp có thể nói những gì mình nghĩ đến người tiêu dùng. Tuy nhiên việc xem nó có đáng tin và chấp nhận nó hay không lại là quyền nằm ở phía người tiêu dùng.
Bằng cách định vị thông điệp này, bạn chọn cho mình một vị trí trong trí óc của khách hàng. Hiện nay, khách hàng dường như bị quá tải do họ là đích nhắm của quá nhiều thông điệp truyền thông, hầu như mọi lúc mọi nơi. Giữa một rừng thông điệp truyền thông như vậy, một định vị tốt giúp bạn có cơ hội tìm được con đường đi vào trong nhận thức, suy nghĩ của khách hàng và lưu lại đó lâu dài.
Bước 4: Xây dựng chiến lược và phương thức tiếp cận
Chỉ bằng sự thấu hiểu về thị trường và đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp mới có thể xây dựng một chiến lược tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu của mình một cách hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xác định thông điệp mình muốn truyền tải đến khách hàng là gì, thông điệp truyền thông đó phải phản ánh được những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc chiếm lấy một vị trí trong tâm trí đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Thông điệp đó có thể được truyền đến khách hàng bằng một phương tiện truyền thông hoặc là việc tích hợp các phương tiện truyền thông khác nhau (truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí,Internet, thư tín, bảng ngoài trời hoặc trạm xe buýt,...) tuỳ vào đặc điểm khách hàng và thị trường, tuỳ vào khả năng của doanh nghiệp.
Bước 5: Đo lường hiệu quả và hiệu chỉnh
Mỗi hoạt động truyền thông đều phải đạt được những kết quả và mang lại hiệu quả nhất định trong hoạt động kinh doanh nên do đó cần phải được đo lường. Để đo lường được hiệu quả của hoạt động truyền thông, doanh nghiệp có thể so sánh hiệu quả mà hoạt động truyền thông đạt được với mục tiêu truyền thông đề ra ban đầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể so sánh chi phí phải bỏ ra giữa những phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được một đơn vị đo lường cụ thể.
Với những số liệu từ hoạt động truyền thông, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại chiến lược truyền thông của mình một cách phù hợp với mục tiêu truyền thông theo từng giai đoạn cụ thể.
Những điều cần biết về ngành truyền thông marketing
Ngành truyền thông marketing là một trong những ngành học được nhiều bạn trẻ hiện nay quan tâm, chương trình đào tạo về cách sử dụng các công cụ truyền thông nhằm truyền tải những thông điệp về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu.
Ngành truyền thông marketing học trường nào?
Một số trường mà các bạn trẻ có thể tham khảo để theo học khi lựa chọn ngành này như:
- Đại học kinh tế quốc dân
- Đại học tài nguyên và môi trường
- Đại học tài chính - Marketing
- Đại học quốc tế Bắc Hà.
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Thương mại
- Đại học RMIT Việt Nam
Học truyền thông marketing ra làm gì?
Ngành truyền thông marketing được đánh giá là có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn, cạnh tranh. Một số vị trí cho mảng truyền thông marketing có thể ứng tuyển như:
- Trưởng phòng/ giám đốc marketing
- Chuyên viên marketing
- Chuyên viên quảng cáo
- Chuyên viên quan hệ công chúng
- Chuyên viên marketing trên nền tảng số
- Chuyên viên SEO
- Chuyên viên marketing trực tiếp.
Case Study thực tế về truyền thông marketing thành công đến từ các thương hiệu
Bạn đọc có thể tham khảo một số ví dụ về truyền thông marketing thành công, case study nổi tiếng đến từ các thương hiệu:
Case Study: Share a Coke của Coca Cola
- Mục tiêu: Tăng tinh gắn kết với giới trẻ, thúc đẩy những cuộc trò chuyện và chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
- Chiến lược: In tên người dùng lên các lon Coca Cola, khuyến khích họ chia sẻ ảnh và các câu chuyện của mình trên mạng xã hội.
- Kết quả của chiến lược truyền thông marketing trên: Tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ và tăng doanh số bán hàng cũng như củng cố vị thế thương hiệu của Coca Cola.
Case Study: Đi để trở về của Biti's Hunter
- Mục tiêu: Tái định vị thương hiệu Biti's, hướng đến đối tượng là giới trẻ cũng như thay đổi nhận thức về giày dép Việt.
- Chiến lược: Sử dụng câu chuyện cảm động về gia đình trong ngày tết, kết hợp với các KOLs để lan tỏa thông điệp.
- Kết quả của chiến dịch truyền thông marketing trên: Tạo ra Viral trên mạng xã hội và củng cố vị thế thương hiệu của Biti's trong lòng người tiêu dùng.
Case Study: Thử thách 22 ngày của TH True Milk
- Mục tiêu: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sữa tươi sạch và thay đổi thói quen tiêu dùng sữa của người Việt.
- Chiến lược: Tổ chức cuộc thi "Thử thách 22 ngày" với giải thưởng hấp dẫn, kết hợp với các hoạt động truyền thông trên nhiều kênh khác nhau (TVC, báo chí, mạng xã hội...).
- Kết quả của chiến dịch truyền thông marketing trên: Tạo ra làn sóng thảo luận về sữa tươi sạch, tăng doanh số bán hàng và củng cố vị thế dẫn đầu của TH True Milk trên thị trường sữa Việt Nam.
Kết luận
Để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp cần nhiều hơn là một sản phẩm tốt. Do đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu của minh thành một thương hiệu được khách hàng ưa chuộng, và đó chính là vai trò của truyền thông marketing.
Lương Hạnh | Kiến thức Marketing | Marketing AI
Bình luận của bạn