Dấn thân vào ngành marketing, nếu không muốn bị đào thải, bạn cần tạo cho mình ưu thế vượt trội và dấu ấn khác biệt. Từ việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho đến trau dồi những kỹ năng cần thiết để chống chọi với sự cạnh tranh khốc liệt của ngành.
Vậy rốt cuộc đâu là những kỹ năng cần có của một marketer giỏi? Cùng MarketingAI trang bị 10+ kỹ năng marketing cơ bản cần thiết cho một Marketer trong bài viết dưới đây!
Kỹ năng Marketing là gì?
Vài năm trở lại đây, Marketing luôn nằm trong top những ngành nghề siêu hot giới trẻ “săn đuổi”, người người theo học, nhà nhà trái ngành “nhảy” sang. Thế giới marketing ngày nay hiện đại hơn rất nhiều so với thế giới marketing của vài năm trước đây, do đó việc nắm vững những kỹ năng nhất định trong ngành sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng cũng như trở nên nổi bật hơn so với các ứng viên khác.
Đây cũng là ưu điểm giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình gia nhập vào ngành marketing - một ngành biến đổi không ngừng. Nhìn chung, kỹ năng Marketing sẽ bao gồm kỹ năng chuyên môn (Content, Digital, Nghiên cứu, SEO/SEM...) và kỹ năng mềm (Sáng tạo và giải quyết vấn đề, giao tiếp, lãnh đạo...)
Đây cũng là ưu điểm giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình gia nhập vào ngành marketing - một ngành biến đổi không ngừng. Nhìn chung, kỹ năng Marketing sẽ bao gồm kỹ năng chuyên môn (Content, Digital, Nghiên cứu, SEO/SEM...) và kỹ năng mềm (Sáng tạo và giải quyết vấn đề, giao tiếp, lãnh đạo...)Top 10+ kỹ năng Marketing bạn cần biết
Kỹ năng sáng tạo tốt
Làm marketing có nhất thiết phải cần sáng tạo không? Không chỉ riêng marketing, mà ngành nghề nào cũng yêu cầu đến sự sáng tạo. Đây là tiền đề để tạo ra những đột phá vượt bậc trong nhiều lĩnh vực. Người có tư duy sáng tạo sẽ có những cách giải quyết vấn đề ấn tượng, thay vì đi theo hướng tư duy cũ, tư duy lối mòn, bạn hoàn toàn có thể khai phá những cách làm mới.
Sáng tạo cũng không nhất thiết phải là đổi mới hoàn toàn, mà đôi khi là dựa trên những yếu tố cũ và làm mới để hợp thời, hợp thị hiếu…, giống như việc Honda khai thác platform quốc dân đoàn cũ qua các TVC quảng cáo Tết hàng năm.
Kiến thức về khách hàng
Làm marketing nhưng không biết khách hàng của mình là ai, khách hàng của mình cần gì thì tức là bạn đã thất bại ngay từ khi còn chưa bắt đầu thực hiện chiến dịch. Với mỗi một chiến dịch, thương hiệu lại hướng tới nhóm đối tượng khách hàng riêng biệt, do đó, việc nắm vững chân dung tổng quan về khách hàng, hiểu rõ tâm lý của họ sẽ là cơ sở giúp các marketer lên kế hoạch truyền thông hiệu quả.
Digital Advertising (Quảng cáo kỹ thuật số)
Digital Advertising bao gồm các hình thức quảng cáo, tiếp thị thông qua các kênh trực tuyến, chẳng hạn như website, các trang mạng xã hội, email… bằng nhiều định dạng khác nhau (văn bản, âm thanh, video và hình ảnh). Đây là một kỹ năng cần thiết trong thời đại 4.0, giúp bạn trở thành một chiến binh công nghệ hùng mạnh.
Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề
Tư duy phản biện (hay Critical Thinking) là quá trình phân tích, đánh giá các giả thiết hay giả định, từ đó hình thành những suy nghĩ và quan điểm. Nói một cách đơn giản thì kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp các marketer đưa ra quan điểm về một vấn đề và chứng minh rằng quan điểm đó đúng, hợp lý và có tính nhất quán, logic.
Đồng thời, Critical Thinking cũng giúp bạn cải thiện khả năng ngôn ngữ, tăng khả năng đọc hiểu, giải quyết vấn đề và có thể phản bác lại những ý kiến trái ngược với quan điểm bạn nêu ra trước đó. Đây là kỹ năng giúp bạn nhanh chóng giải quyết các thách thức trong công việc.
Kỹ năng viết
“Content is the King”, không chỉ những bạn đang theo đuổi nghề content, mà ngay cả những designer, planner… cũng cần nắm vững kiến thức cơ bản về content. Bên cạnh những bài viết PR, quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ, những người làm content còn đem đến cho khách hàng những giây phút giải trí, những thông tin hữu ích và hàng ngàn câu chuyện cảm động.
Hãy bắt đầu bằng việc viết đúng, sau đó nâng cấp dần kỹ năng của mình lên để viết sao cho "chạm" tới trái tim của khách hàng. Cố gắng trau dồi kỹ năng viết hằng ngày, tìm cho mình một tone giọng phù hợp, và học hỏi từ những tiền bối đi trước.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Người tiêu dùng thường có thói quen tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Theo thống kê từ BrightEdge - Công ty hàng đầu trong lĩnh vực SEO, 40% doanh thu của doanh nghiệp đến từ lưu lượng truy cập không trả phí. Vì vậy, hãy cố gắng để website của bạn hiển thị trong top đầu khi người dùng tìm kiếm từ khoá.
Để trở thành một nhân viên SEO, bạn cần nắm vững các kiến thức cơ bản như: Nghiên cứu từ khóa, xây dựng hệ thống backlink, SEO Onpage, tối ưu hoá bài viết... và thành thạo sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Analytic.
Quản lý mạng xã hội
Social Media đang ngày càng phát triển, len lỏi sâu vào từng ngóc ngách của cuộc sống và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn mạng xã hội là nền tảng phát triển chính cho các chiến dịch. Mạng xã hội cũng là nơi khởi nguồn của các content viral. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi kỹ năng này được xếp vào danh sách Top 10+ kỹ năng quan trọng dành cho các Marketer.
Quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian giúp bạn chạy đua với deadline hiệu quả hơn. Từ việc lập kế hoạch cho bản thân cho đến thiết lập mục tiêu, phân chia hành động cho từng giai đoạn… cho một chiến dịch cụ thể. Và để việc quản lý thời gian trở nên hiệu quả hơn, các marketer có thể phối kết hợp với những phương pháp sau: Phương pháp 40-30-30-10, phương pháp 4D: Do - Dump - Delegate - Defer, nguyên tắc 80/20, chia nhóm công việc theo mức độ khẩn cấp...
Kỹ năng Marketing - Khả năng làm việc nhóm
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”, không phải cứ lúc nào làm một mình cũng là tốt, là hiệu quả. Mỗi một cá nhân sẽ có những điểm mạnh và lợi thế riêng, do đó, việc phối hợp với các đồng nghiệp, bộ phận khác cùng nhau thực hiện một chiến dịch là điều vô cùng cần thiết. Làm việc teamwork sẽ khiến công việc được giải quyết toàn diện và tối ưu hiệu quả.
Kỹ năng tiếp cận – giao tiếp
Một marketer giỏi là một người có thể truyền đạt tốt thông tin, ý tưởng một cách cụ thể, rõ ràng tới các đồng nghiệp, đối tác và leader của mình. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp còn giúp bạn khéo léo trong việc thuyết phục khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm của thương hiệu. Một marketer chuyên nghiệp sẽ biết điều chỉnh phát ngôn và hành vi phù hợp với từng đối tượng mà họ gặp mặt. Đây là kỹ năng tiên quyết trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là với các bạn theo đuổi lĩnh vực Trade Marketing.
Phân tích
Làm marketing không chỉ cần biết lên plan, hoạch định chiến lược… mà còn phải biết phân tích dữ liệu. Bạn phải nhìn được thông điệp và insight của thương hiệu, của đối thủ đằng sau những con số. Bạn phải nắm vững các khái niệm về CPO, CPS, CPM, Engagement, Reach… Từ đó, nhanh chóng đánh giá được hiệu quả chiến dịch và điều chỉnh hướng nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu của campaign. Kỹ năng này đặc biệt cần thiết cho các marketer theo đuổi nghề Digital và Research.
Trên thực tế, có tới 64% giám đốc Marketing (CMO) “hoàn toàn đồng ý”: “Tiếp thị dựa trên dữ liệu là yếu tố quan trọng để thành công trong các chiến dịch Marketing hiện nay”.
Tạm kết
Ngoài những kỹ năng marketing vừa kể trên, một marketer tài năng cũng cần phải trau dồi thêm những kiến thức về công nghệ, design thinking (tư duy thiết kế), xây dựng thương hiệu, hay kỹ năng thuyết trình và đàm phán...
Không có bất kì kỹ năng nào là quan trọng nhất, tuỳ thuộc vào hướng lựa chọn nghề nghiệp mà bạn theo đuổi trong ngành marketing mà chọn cho mình những kỹ năng marketing ưu tiên hơn. Hãy luôn không ngừng học hỏi, trau dồi và bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng mà mình còn thiếu. Marketing luôn biến động, và bạn cũng đừng để mình bất động.
Thanh Thanh - MarketingAI
Bình luận của bạn