Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi bão giá và suy thoái thị trường làm thế nào để đảm bảo thị phần, nhất là đối với chi phí dành cho quảng cáo?
Có rất nhiều ngành hàng đang là “nạn nhân” khi khủng hoảng lương thực và khủng hoảng nhiên liệu đồng thời diễn ra. Điều này tác động ngay lập tức đến ngân sách đầu tư đầu tư vào đảm bảo thị phần của các doanh nghiệp, cụ thể hơn là ngân sách dành cho quảng cáo.
Theo chuyên gia kinh tế Grace Kite thì dữ liệu thực tế chỉ ra rằng từ các lần suy thoái trước đây, các doanh nghiệp tiếp tục quảng cáo hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp cho ngừng quảng cáo. Tuy vậy, không phải mọi ngành hàng đều nên duy trì hay tăng chi tiêu trong thời gian khó khăn này.
Công thức đầu tư cho quảng cáo và các hoạt động truyền thông, marketing thậm chí trong giai đoạn dịch vẫn đúng nếu như ngành hàng đó không nằm trong danh sách chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch. Cũng theo Grace Kite, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng cần có kế hoạch tiết kiệm hơn là kế hoạch đầu tư.
Đại dịch và khủng hoảng liên tiếp khiến nhiều nhà bán lẻ phải đóng cửa.
Theo thống kê từ PwC, có đến 9000 nhà bán lẻ đã đóng cửa trong đầu năm 2021 và đến 11.000 nhà bán lẻ đóng cửa trong giai đoạn cùng kỳ năm 2020. Con số này tăng đột biến so với mức 6.000 nhà bán lẻ năm 2017.
Vậy đâu là các lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất từ suy thoái. Đa số các chuyên gia kinh tế đều đồng nhất chỉ tên các ngành như bất động sản, sản xuất, xây dựng, bán lẻ,…
Các ngành hàng bị tác động bởi suy thoái cần có kế hoạch về ngân sách hợp lý không đi theo số đông.
Học được gì từ giai đoạn Covid-19
Với các lĩnh vực được xem là vẫn “an toàn” trong thời kỳ suy thoái sắp tới hoặc được hưởng lợi từ giai đoạn này thì chi phí dành cho quảng cáo, truyền thông, marketing vẫn cần được đầu tư một cách thông minh.
Theo dữ liệu từ Cộng đồng Nghiên cứu Quảng cáo (ARC) cho năm 2020 và 2021, các thương hiệu sống sót hoặc phát triển mạnh hầu như không cắt giảm chi tiêu cho quảng cáo so với tỷ lệ phần trăm doanh thu.
Trong đó, ngân sách quảng cáo trung bình theo tỷ lệ phần trăm doanh thu là 12% trước dịch, các thương hiệu chịu ảnh hưởng giảm 9% trong khi các thương hiệu hưởng lợi tăng 16%.
Dù giảm ngân sách nhưng các ngành hàng bị ảnh hưởng vẫn cố gắng duy trì sự hiện diện trên các kênh truyền thông.
Đồng thời, các thương hiệu tiếp tục đầu tư vào việc kết hợp nhiều danh mục truyền thông. Các ngành bị ảnh hưởng là 5,5 kênh truyền thông, thương hiệu ít bị ảnh hưởng sử dụng 5 kênh truyền thông và thương hiệu hưởng lợi sử dụng 4,9 kênh truyền thông.
Giám đốc chiến lược Marketing của IRI – Công ty tại Mỹ về Nghiên cứu thị trường và Phân tích dữ liệu – ông Carl Carter cho hay: “Các doanh nghiệp đều cố giữ độ phủ của mình qua các kênh truyền thông. Đây là insight quan trọng thể hiện cách các thương hiệu tồn và phát triển sẽ xử lý ra sao trước suy thoái.”
Nhóm hàng FMCG được coi là lĩnh vực hầu như không bị ảnh hưởng trong giai đoạn đại dịch. Đa phần thương hiệu trong nhóm hàng này tăng ngân sách quảng cáo để tận dụng tối đa giá thành truyền thông đang đi xuống. Các thương hiệu đầu tư ở mức từ 0 – 3,5 triệu USD giảm từ 51% xuống 38%, nhưng mức đầu tư từ 3,5 triệu – 9,5 triệu USD lại tăng từ 20% đến 27% và từ 9,5 triệu USD trở lên tăng từ 4% lên 12%.
Quảng cáo trên truyền hình mang lại hiệu quả tốt nhất cho các thương hiệu.
Ông Carl Carter cũng bật mí rằng với ngân sách khoảng từ 3,5 triệu USD thì hiệu quả cao nhất đạt được là quảng cáo trên truyền hình.
Dữ liệu chỉ ra rằng những thương hiệu chi mạnh tay nhất trong ngành FMCG cũng nhận được doanh thu tăng cao hơn so với tỷ lệ lợi nhuận (ROI). Khi bỏ ra từ 9,5 triệu USD, các thương hiệu đạt mức tăng 5,3% doanh thu.
Theo Grace Kite, các ngành được hưởng lợi từ suy thoái thực sự nên đặt cược lớn cho chi phí quảng cáo để tận thu. Trong đó, lĩnh vực thương mại điện tử và D2C (direct-to-consumer: trực tiếp từ người bán đến người tiêu dùng) được đánh giá là hưởng nhiều lợi ích từ giai đoạn suy thoái mà trước đó đã thể hiện rõ từ giai đoạn đại dịch.
Ngân sách quảng cáo theo tỷ lệ phần trăm doanh thu trong lĩnh vực thương mại điện từ và D2C tăng từ từ 3% lên 16%. Quảng cáo trên truyền hình chiếm phần lớn ngân sách, tăng từ 19% lên 32%.
Nhóm cách ngành ít bị ảnh hưởng hoặc hưởng lợi cần nắm bắt thời cơ để chuyển mình sau giai đoạn chững lại vì đại dịch.
Theo các nhận định của các chuyên gia kinh tế thì các lĩnh vực ít bị ảnh hưởng trong giai đoạn suy thoái tới là nội thất, thể dục – thể hình, làm đẹp, quần áo, giày dép, phim ảnh, sự kiện thể thao. Các lĩnh vực có nhiều khả năng được hưởng lợi bao gồm ăn uống, du lịch quốc tế, du lịch nội địa và tạp hóa.
Tú Cẩm – Marketing AI
Theo Marketing Week