Doanh thu là vấn đề đầu tiên mà các chủ doanh nghiệp quan tâm đến. Đồng thời cũng chính là thước đo dữ liệu dùng để đánh giá việc kinh doanh của một doanh nghiệp có đang hiệu quả hay không. Để có thể hiểu được một cách tường tận doanh thu là gì, cách tính doanh thu như thế nào và có những cách làm nào tăng doanh thu bán hàng nhanh chóng. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu về vấn đề trên thông qua bài phân tích dưới đây!
Doanh thu là gì?
MarketingAI có thể giúp bạn định nghĩa doanh thu là gì theo 2 nghĩa dưới đây:
- Theo nghĩa thông thường
Doanh thu trong tiếng Anh được hiểu là Revenue. Hay chính là toàn bộ số tiền thu nhận được trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá, cung cấp dịch vụ từ một cá nhân hay tổ chức. Dựa vào doanh thu trong thực tế mà cá nhân hoạch doanh nghiệp có thể xây dựng bảng báo cáo số liệu doanh thu.
- Theo nghĩa chuẩn mực trong kế toán
Trích từ Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.”
Doanh số là gì? 3 cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả 2022
Mô hình doanh thu là gì?
Bên cạnh doanh thu là gì? Chúng ta cũng nên hiểu nghĩa của mô hình doanh thu là gì? Theo MarketingAI tìm hiểu, mô hình doanh thu là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đây được coi là chiến lược quản lý các luồng doanh thu của doanh nghiệp và các nguồn lựa cần thiết cho từng nguồn doanh thu
Vai trò của doanh thu
Doanh thu nắm vai trò tất yếu trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nó nắm giữ chỉ tiêu quan trọng không chỉ với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ nhất trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh thu cũng phản ánh luôn quy mô của quá trình tái sản xuất trong hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại doanh thu phổ biến hiện nay
Doanh thu được phân loại ra thành hai hình thức chính. Đó là phân loại theo nội dung và phân loại theo các khoản trừ.
Phân loại theo nội dung
- Doanh thu bán hàng: Là doanh thu bán sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu từ một bên thứ ba.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ: Đây là một loại doanh thu thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một hay nhiều kỳ kế toán như cung cấp các dịch vụ giải pháp truyền thông, quảng cáo…
- Doanh thu bán hàng nội bộ: Là loại doanh thu dựa trên số lượng sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp và tiêu thụ trong nội bộ của doanh nghiệp. Sản phẩm hay dịch vụ bán ra cho nhân viên nội bộ công ty sẽ được chiết khấu hơn so với giá thành bán ra ngoài.
- Doanh thu hoạt động tài chính: Đây là doanh thu tiền lợi nhuận được chia và đến từ các hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Phân loại theo các khoản trừ
- Chiết khấu thương mại: Là khoản chiết khấu của doanh nghiệp cho người mua hàng. Cụ thể là khi người khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ với số lượng lớn thì trên hợp đồng doanh nghiệp sẽ chiết khấu cho họ với mức giá hợp lý, ưu đãi hơn.
- Hàng bán bị trả lại: Là giá trị của những sản phẩm do trong một số trường hợp hy hữu như vi phạm cam kết, hàng kém chất lượng hoặc bị lỗi… khách hàng sẽ hoàn trả lại.
- Giảm giá hàng bán: Đây là khoản giảm giá sản phẩm thực tế phát sinh do người mua hàng phát hiện lỗi sản phẩm, hàng kém chất lượng…
TikTok bị Facebook cho “hít khói” về mảng doanh thu
Cách tính doanh thu chuẩn nhất
Sau khi đã cùng nhau tìm hiểu về doanh thu là gì? Vậy cách tính doanh thu sẽ như thế nào? Có một sự thật là doanh thu sẽ được tính đơn giản hay phức tạp còn phụ thuộc hoàn toàn vào phương thức của mỗi doanh nghiệp. Tất nhiên, theo lẽ thông thường bạn có thể áp dụng cách tính doanh thu đơn giản sau đây, áp dụng được với tất cả các doanh nghiệp lớn, nhỏ.
- Đối với hoạt động bán sản phẩm: Doanh thu = giá bán x tổng lượng sản phẩm
- Đối với các công ty cung cấp dịch vụ: Doanh thu = số lượng khách mua hàng x giá gói dịch vụ
Các tăng doanh thu bán hàng hiệu quả
Xác định đúng đối tượng khách hàng
Điều đầu tiên mỗi doanh nghiệp bắt đầu triển khai một dự án nào đó chính là phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Hầu hết hiếm có doanh nghiệp nào tiếp cận được tất cả các loại tệp khách hàng. Thế nên, doanh nghiệp nên xác định đúng đối tượng khách hàng mới có thể đem các sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần khách hàng hơn.
Việc doanh nghiệp chủ quan không xác định đối tượng khách hàng ngay từ đầu rất dễ dẫn đến việc chiến lược Marketing không đạt được hiệu quả cao. Điều đó lại khiến cho việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn.
Đẩy mạnh hoạt động bán hàng
Đẩy mạnh hoạt động bán hàng có nghĩa là doanh nghiệp nên tích cực cải thiện quy trình bán hàng nhằm kích thích được sự tò mò, mong muốn mua hàng của khách hàng. Để có thể đẩy mạnh hoạt động bán hàng, doanh nghiệp cần có cho mình một đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, tạo dựng được niềm tin đến khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo được quá trình đóng gói, giao hàng nhanh chóng, chất lượng đến khách hàng.
Thời đại công nghệ số đang trở nên lớn mạnh, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh bùng phát như hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh hình thức offline, nên mở rộng hình thức kinh doanh sang cả online để sản phẩm, dịch vụ mình tiếp cận thêm được nhiều đối tượng khách hàng.
Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng
Để có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp cần có một đội ngũ chăm sóc trên tất cả các nền tảng xã hội để có thể kết nối và tương tác tích cực với họ. Điều này sẽ phần nào giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng lâu dài.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng điền form đánh giá sản phẩm bằng cả hình thích online và offline về thái độ phục vụ, chất lượng sản phẩm,... Từ đó, doanh nghiệp có thể phân tích được nhu cầu, mong muốn của khách hàng để cải thiện và phát triển thêm sản phẩm, dịch vụ của mình.
Triển khai các chương trình cho khách hàng thân thiết
Theo dữ liệu từ viện nghiên cứu thị trường Forrest tại Mỹ chỉ ra rằng, chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiếp cận các khách hàng mới cao hơn gấp 5 lần tệp khách hàng hiện tại. Chính vì thế, doanh nghiệp nên tổ chức các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết nhằm tri ân khách hàng. Đồng thời, cũng nhằm giúp cho doanh nghiệp phát triển và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của mình. Các chương trình khuyến mãi cho khách hàng phải kể đến như phát thẻ tích điểm, nâng hạng khách hàng, ưu đãi riêng biệt cho khách hàng thân thiết…
Các khoản trừ doanh thu bạn cần biết
Chiết khấu thương mại
Là khoản chiết khấu của doanh nghiệp cho người mua hàng. Cụ thể là khi người khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ với số lượng lớn thì trên hợp đồng doanh nghiệp sẽ chiết khấu cho họ với mức giá hợp lý, ưu đãi hơn.
Giảm giá hàng bán
Giảm giá hàng bán là khoản đã được khấu trừ cho người mua hàng do sản phẩm bị lỗi, kém chất lượng, sai quy chuẩn hàng hoá.
Giá trị hàng bán bị trả lại
Đây là khoản giảm giá sản phẩm thực tế phát sinh do người mua hàng phát hiện lỗi sản phẩm, hàng kém chất lượng…
Khoản chi trả cho các loại thuế
Các loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, VAT tính theo PP trực tiếp được xác định theo tổng số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp, giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng.
Kết luận:
Qua bài phân tích trên, mong rằng MarketingAI đã giúp độc giả tiếp cận cũng như hiểu rõ hơn về vấn đề doanh thu là gì? Cách tính doanh thu hiệu quả và nắm được 3 cách tăng doanh thu dễ dàng nhất cho doanh nghiệp.
Bình luận của bạn