Chiết khấu là gì? Chiết khấu là một trong những phương pháp được sử dụng trong Marketing nhằm kích thích mua sắm của người tiêu dùng. Hình thức này thường được người tiêu dùng ưa thích bởi họ luôn cảm thấy được họ sẽ nhận được sản phẩm với một mức giá "hời" và mang lại hiệu quả nhanh chóng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, lạm dụng phương pháp này trong dài hạn sẽ khiến các khách hàng nghi ngờ với giá cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy chiết khấu là gì? Và đâu là cách sử dụng chiết khấu để không làm giảm giá trị sản phẩm?
Chiết khấu là gì?
Chiết khấu thực chất là việc giảm giá niêm yết của một sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với một tỉ lệ phần trăm nhất định. Chiết khấu thường được sử dụng trong kinh doanh nhưng bản chất là một chiến lược Marketing về giá của sản phẩm. Đây là phương pháp Marketing để kích thích mua sắm của người tiêu dùng là một chiến lược thông thường được sử dụng trong mọi lĩnh vực bán hàng.
Có nhiều kiểu chiết khấu khác nhau mà doanh nghiệp thường sử dụng như chiết khấu cho khách hàng mua lần đầu tiên, chiết khấu cho các khách hàng mua sỉ, chiết khấu trên danh mục sản phẩm, chiết khấu trực tiếp trên các sản phẩm nhân các dịp Lễ Tết, ngày hội mua sắm, chiết khấu vào các giờ vàng,...
Các mục đích của chiết khấu có thể phụ thuộc vào nhiều hoàn cảnh nhưng thường là để cạnh tranh, lôi kéo các khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới, giữ lòng trung thành của khách hàng hay thậm chí là để xả kho hàng cũ nhanh chóng.
>> Đọc thêm: Thị phần là gì?Mức chiếu khấu là gì?
Mức chiết khấu được chọn tương đương nhau với chi phí, tỷ lệ chiếu khấu có thể dễ dàng điều chỉnh. Người bán cần có sự tính toán phù hợp để đưa ra mức chiết khấu hợp lý nhất, nó giúp kích thích khách hàng và cũng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giống như kinh doanh nhượng quyền thì doanh nghiệp cũng nhận được chiết khấu từ doanh thu cửa hàng nhượng quyền.
Chiết khấu trong ngân hàng là gì?
Chiết khấu được hiểu là hình thức ngân hàng kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng đứng ra cho vay, nhận - gửi, các dịch vụ cầm cố thế chấp... để thu về phần lãi từ những khách hàng của mình. Lãi chiết khấu trong ngân hàng được hiểu là phần lãi xuất do ngân hàng tính lãi đối với khách hàng của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đáo hạn vay ngân hàng là gì
Tỷ lệ chiết khấu là gì?
Tỷ lệ chiết khấu (chiết suất) thường được chọn tương đương nhau với chi phí vốn. Với tỷ lệ chiết khấu có thể điều chỉnh được. Nó đòi hỏi sự tính toán một cách kỹ lưỡng . Đồng thời tỷ lệ chiết khấu cũng sẽ liên quan đến các vấn đề rủi ro, vòng quay tiền tệ và những vấn đề khác trong nền kinh tế.
Chiết khấu trong kinh doanh là gì?
Chiết khấu kinh doanh được hiểu là phần tỷ lệ giảm giá mà người bán dành cho người mua. Việc chiết khấu trong kinh doanh sẽ có mục đích thúc đẩy những như cầu mua hàng với số lượng lớn của khách hàng. Chiết khấu này thường được đi kèm với các điều kiện như: thanh toán bằng tiền mặt, mua với số lượng bao nhiều thì được chiết khấu hay thanh toán trước hạn...
VD: Mua đơn hàng 1 triệu sẽ được chiết khấu 10% là gì? Điều này có nghĩa là bạn sẽ nhận được 100k nếu như bạn mua 1 đơn hàng có giá trị 1 triệu đồng từ shop.
Hiện nay, đang có 3 loại chiết khấu trong kinh doanh phổ biến đó là:
Chiết khấu khuyến mại: Là khoản trợ cấp do người bán dành cho người mua, nó kích thích người mua thanh toán hoặc đưa ra quyết định mua hàng trong thời gian vô cùng nhanh chóng. Đây là một kỹ thuật cực kì tốt trong bán hàng và là là hình thức chiết khấu phổ biến hiện nay.
Chiết khấu số lượng: Là khoản chiết khấu mà người mua sẽ có được khi mua một số lượng hàng hóa nhất định do người bán đưa ra.
Chiết khấu thương mại: Là tỉ lệ giảm giá một sản phẩm nào đó nếu người mua hàng với số lượng lớn. Đây là hình thức khuyến khích người mua thực hiện mua hàng số lượng lớn hơn. Đây là hình thức chiết khấu thường được sử dụng đối với các nhà phân phối hàng hóa. Các siêu thị hay cửa hàng tạp hóa sẽ thường được nhà sản xuất đề nghị mua hàng số lượng lớn để có được mức giảm giá lớn hơn.
Ngoài ra còn có rất nhiều hình thức chiết khấu khác như: Giá bán lẻ thấp hơn nhằm quảng bá sản phẩm, chiết khấu tùy ngành nghề của người mua, chiết khấu cho nhân viên, chiết khấu theo các mùa trong năm,...
Cách tính chiết khấu bán hàng hiện nay thế nào?
Có 2 phương pháp tính chiết khấu phổ biến gồm: Phương pháp tổng quát và phương pháp tính nhẩm.
Với phương pháp tổng quát, cách tính như sau:
Bước 1: Xác định tỷ lệ chiết khấu: Tùy theo điều kiện tương ứng, phù hợp với chi phí vốn để đảm bảo lợi nhuận. Bước 2: Xác định phần giảm giá chiết khấu:Lấy giá bán gốc x tỷ lệ chiết khấu
Bước 3: Xác định giá sau chiết khấuLấy giá gốc trừ đi phần giảm giá.
- Giá sau chiết khấu là Y;
- Giá bán gốc là X;
- Tỷ lệ chiết khấu là t %
Giá sau chiết khấu sẽ là: Y = X – t%.X = (1 – t%).X
Ví dụ: Sản phẩm có giá gốc là 250.000 đồng, tỷ lệ chiết khấu sản phẩm là 20%
=> Số tiền được khấu trừ từ tỷ lệ chiết khấu là: 20% của 250.000 đồng = 50.000 đồng
=> Giá bán của sản phẩm sau khi chiết khấu = 250.000 đồng – 50.000 đồng = 200.000 đồng
Với phương pháp tính nhẩm, cách tính như sau:
Bước 1: Làm tròn giá gốc về số tròn chục gần nhất, rồi chia cho 10 (được số X) Bước 2: Chia tỷ lệ chiết khấu cho 10, và lấy phần nguyên (được số Y) Bước 3: Xác định mức giảm giáTheo công thức: (A x B) + A/2
Bước 4: Xác định giá sau chiết khấu bằng cách lấy giá gốc trừ đi mức giảm giá.Ví dụ:
- Giá gốc của sản phẩm là: 78.000 đồng
- Chiết khấu cho khách: 25%.
Theo đó, bạn có thể nhẩm tính ra kết quả như sau:
- Làm tròn giá thành 80.000 đồng và chia cho 10 = 8000 đồng
- Chia tỷ lệ chiết khấu: 25% / 10 = 2,5. Lấy phần nguyên là 2
=> Vậy mức giảm giá là: 8.000 x 2 + (8000/2) = 20.000 đồng
=> Giá bán sau khi chiết khấu: 80.000 đồng – 20.000 đồng = 60.000 đồng.
Lưu ý về cách tính % chiết khấu như sau:
Bước 1: Trừ giá sau chiết khấu cho giá trước khi chiết khấu Bước 2: Chia số mới này cho giá trước chiết khấu Bước 3: Nhân kết quả nhận được với 100 sẽ ra số phần trăm chiết khấu.Trên đây là giải đáp liên quan đến chiết khấu là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Cách tính phần trăm giảm giá từ A đến Z cho Marketers
Những lý do không nên lạm dụng sử dụng chiết khấu là gì?
Chiết khấu là hình thức để kích cầu hiệu quả nhưng không phải là phương pháp có thể áp dụng lâu dài bởi một số lý do sau:
Mất niềm tin ở khách hàng
Khi bạn đang cung cấp việc chiết khấu giảm giá cho sản phẩm của mình, điều đó nói gì với khách hàng tiềm năng của bạn? Nó nói rằng bạn không tin đủ vào những gì bạn đang bán với giá tiêu chuẩn. Ngay sau khi bạn giảm giá, khách hàng tiềm năng của bạn ngay lập tức mất niềm tin vào bạn và nghi ngờ giá trị thực của sản phẩm của bạn có thể thấp hơn và bạn đang đặt giá cao để có thể có chiến lược chiết khấu thường xuyên.
Niềm tin của khách hàng là điều mà một doanh nghiệp phải mất thời gian lâu dài xây dựng từ thương hiệu đến các sản phẩm cùng với vô số các chiến lược Marketing, vì vậy khi bạn đã mất điều đi niềm tin của khách hàng sẽ khiến chính doanh nghiệp bị tổn hại về mặt doanh thu và công sức đã bỏ ra.
Khiến các khách hàng bị nhàm chán
Hãy thử tưởng tượng một thương hiệu yêu thích của bạn chỉ có 2 lần chiết khấu trong một năm, chắc chắn rằng bạn sẽ rất mong đợi để đến ngày thương hiệu yêu thích của bạn giảm giá sản phẩm để đi mua món đồ mà bạn thích.
Thế nhưng nếu như một thương hiệu thường xuyên có chiết khấu, chắc chắn các khách hàng sẽ nghĩ rằng nếu như hôm nay không đi mua sản phẩm thì tuần sau cũng sẽ có chiết khấu khác. Điều này sẽ làm giảm đi "sức hút" của việc chiết khấu, khiến các khách hàng không còn mong đợi việc chiết khấu của doanh nghiệp bạn.
Giảm giá trị nhận thức
Hầu hết mọi người đánh giá một sản phẩm dựa trên giá của nó. Đặc biệt, đây còn là nhận thức lâu đời của người Việt Nam với câu nói quen thuộc "Tiền nào của đấy!".
Nếu như việc chiết khấu được áp dụng không đúng cách sẽ khiến bạn tự giảm đi giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Các khách hàng sẽ nhận thấy bạn đang cạnh tranh về giá và sẽ hoài nghi về chất lượng sản phẩm khiến giá trị của sản phẩm bị giảm đi trong nhận thức của các khách hàng.
Lợi nhuận bị cắt giảm
Lợi nhuận bị cắt giảm chính là mặt tiêu cực tác động trực tiếp đối với doanh nghiệp với việc lạm dụng chiết khấu. Nếu bạn chiết khấu giảm giá 50% điều đó có nghĩa là để đạt được mục tiêu doanh thu như nhau, bạn sẽ phải bán gấp đôi. Bạn có thời gian hay nhân lực để làm điều đó không?
Hơn hết với các kết quả tiêu cực vừa nêu trên, các khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn ít đi nếu như bạn chiết khấu giá quá nhiều, đó cũng là một nguyên nhân xấu dẫn ảnh hưởng nặng nề đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bí quyết sử dụng chiết khấu để không làm giảm giá trị sản phẩm
Thứ nhất, tập trung vào giá trị sản phẩm dù bạn đang thực hiện chính sách chiết khấu. Đây luôn là ưu tiên số một. Bạn cần tập trung vào cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp của khách hàng tiềm năng. Vậy nên khi đảm bảo giá trị sản phẩm mà vẫn có giá chiết khấu sẽ giữ được lòng tin của các khách hàng.
Thứ hai, cần tập trung vào nhu cầu các khách hàng mục tiêu. Khi việc chiết khấu giúp làm thỏa mãn và kích thích được nhu cầu của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần biết sử dụng thời điểm thích hợp để chọn thời gian áp dụng mức chiết khấu phù hợp.
Cuối cùng, hãy để cho việc chiết khấu trở nên "đắt giá" bằng việc kết hợp với các phương pháp khác như quảng cáo. Với một quảng cáo hiển thị đã quá nhàm chán, biết đâu khi quảng cáo đó hiện lên với các khách hàng mục tiêu đúng trong thời gian doanh nghiệp áp dụng việc chiết khấu sẽ giúp cho cả hoạt động quảng cáo và chiết khấu sẽ hỗ trợ tạo hiệu quả hơn là tách riêng hai hoạt động này.
>> Đọc thêm: Voucher là gì?Kết luận
Chiết khấu là một phương pháp Marketing giúp doanh nghiệp thu hút, kích thích nhu cầu mua sắm của các khách hàng. Hiểu được chiết khấu là gì có thể thấy đây là phương pháp thường được các doanh nghiệp sử dụng ở bất kì ngành hàng nào. Việc chiết khấu gây được tác động trực tiếp, ảnh hưởng lớn đến các khách hàng thể hiện ở việc các khách hàng thường xếp hàng đông đúc ở các ngày hội mua sắm bởi chiết khấu giảm giá từ nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần biết cách sử dụng chiết khấu một cách thông minh để tránh gây ra mất niềm tin ở khách hàng cũng như giảm lợi nhuận trong dài hạn.
Bình luận của bạn