cover

Xu hướng TikTok Marketing 2025: UGC và Educated Content là dạng nội dung hiệu quả nhất

25 Thg 09

Với hơn 1,6 tỷ người dùng trên toàn thế giới TikTok đang là một trong những nền tảng tiếp thị hấp dẫn nhất hiện nay. Không chỉ là một kênh truyền thông và xây dựng thương hiệu, TikTok hiện tại của đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng doanh số thông qua các tính năng thương mại điện tử như TikTok Shop. Tuy nhiên sự phát triển này cũng khiến cho các marketer gặp nhiều khó khăn do hành vi người dùng ngày càng trở nên phức tạp và mức độ cạnh tranh của các thương hiệu trên nền tảng ngày càng tăng cao.

Trong báo cáo mới đây Influencer Marketing Hub đã chỉ ra những khó khăn hiện trạng của TikTok Marketing trong năm 2024 cũng như xu hướng Marketing TikTok mới giúp các marketer nắm bắt nền tảng này trong nửa cuối 2024 và năm 2025.

Những thách thức đối với nhà tiếp thị trên TikTok

#1. Sự cân bằng giữa thương mại và tính chân thực

Cùng với sự phát triển của TikTok shop các thương hiệu trên nền tảng này cũng ngày càng đề cao hơn các mục tiêu về thương mại như doanh số, lợi nhuận. Bên cạnh đó bản thân người tiêu dùng cũng nhận thấy tính thương mại đang ngày càng được đề cao hơn trên nền tảng này. Điều này mở ra cơ hội doanh thu hấp dẫn nhưng cũng là cách thức rất lớn trong việc tiếp cận niềm tin của người tiêu dùng. Bởi tâm lý đề phòng của họ đối với các nội dung mang tính chất thương mại, quảng cáo ngày càng cao hơn.

Vì vậy một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà tiếp thị trên TikTok hiện nay đó là vừa đảm bảo các nội dung chân thực và hữu ích đối với người dùng vừa đảm bảo tính chuyển đổi mang lại cho thương hiệu. Nếu quá tập trung vào việc quảng cáo sản phẩm có thể khiến người tiêu dùng trở nên mất niềm tin và cảnh giác với các nội dung tiếp thị đến từ brands.

#2. Lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi

Mặc dù TikTok Shop đang phát triển với tốc độ rất mạnh mẽ, tuy nhiên các nhà tiếp thị hiện nay lại gặp phải rất nhiều vấn đề trong việc tăng lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi trên nền tảng này. Vì vậy, các giải pháp gia tăng sự liền mạch của thương mại điện tử cùng các nội dung trên TikTok đang là một trong những vấn đề lớn nhất của các thương hiệu hiện nay.

#3. Lệnh cấm của Hoa Kỳ có thể khiến nhiều thương hiệu gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường này

TikTok đang chịu sự giám sát chặt chẽ về dữ liệu và quyền riêng tư tại nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là Mỹ. Trong năm vừa qua dự luật về lệnh cấm TikTok tại Hoa Kỳ đã ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược tiếp thị của các thương hiệu tại thị trường này. Là một trong những khu vực có lượng người dùng lớn nhất của TikTok, lệnh cấm tại Hoa Kỳ sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho TikTok cũng như các thương hiệu đang muốn tiếp cận người tiêu dùng tại đây, đặc biệt là Gen Z.

Những cơ hội và xu hướng mới cho TikTok Marketing

Sự phát triển của TikTok trong các tính năng thực tế tăng cường (AR), Livestream và sáng tạo dựa trên AI đã mang đến cho các thương hiệu rất nhiều cách thức, cơ hội đa dạng mới để tăng cường tương tác và tối ưu trải nghiệm của người dùng:

#1. Khai thác TikTok như một công cụ tìm kiếm

Một trong những điểm nổi bật của TikTok trong năm vừa qua có lẽ phải kể đến xu hướng tìm kiếm trên nền tảng này. Bên cạnh vai trò là một trang mạng xã hội, ngày nay nhiều người dùng tiktok đặc biệt là Gen Z, đang sử dụng nền tảng này như một kênh thông tin để tìm kiếm các nội dung mình mong muốn.

Trong một số báo cáo thống kê mà chúng tôi đã từng phân tích trước đây cũng đã chỉ ra rằng đối với một số nhóm người dùng TikTok thậm chí còn đóng vai trò là một công cụ tìm kiếm phổ biến hơn cả Google. Chính vì vậy việc tận dụng xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng trên nền tảng này sẽ giúp các thương hiệu tiếp cận và chinh Phục niềm tin của họ rất hiệu quả.

#2. Sự phát triển của các công nghệ nội dung mới

Sự phát triển của thực tế tăng cường (AR) và Livestream sẽ tiếp tục mang đến cho các thương hiệu cơ hội tạo ra những trải nghiệm tương tác, sống động hơn với người tiêu dùng. Qua đó thúc đẩy sự gắn kết giữa người dùng và thương hiệu, góp phần xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành hiệu quả.

#3. Tích hợp liền mạch giữa mạng xã hội và thương mại điện tử

Sự phát triển của TikTok Shop tạo nên sự kết hợp liền mạch giữa mạng xã hội và thương mại điện tử. Từ đó cho phép người dùng mua sắm trực tiếp thông qua những nội dung giải trí trên nền tảng, đáp ứng xu hướng shoppertainment đang ngày càng nở rộ.

#4. Cá nhân hóa với AI đang tạo nên cuộc cách mạng tiếp thị trên TikTok

Với các công cụ như TikTok Symphony, trí tuệ nhân tạo AI đang trở thành trợ thủ đắc lực cho các chiến dịch tiếp thị trên TikTok hiện nay, cho phép các thương hiệu tạo ra hàng loạt nội dung tiếp thị hấp dẫn và mang tính cá nhân hóa cao đối với người dùng trên nền tảng.

#5. Tăng cường sự gắn kết thông qua nội dung tương tác

Các định dạng nội dung tương tác (Interactive Content) giúp nâng cao mức độ gắn kết của thương hiệu với người dùng bằng cách cho phép các thương hiệu kêu gọi các nhà sáng tạo cùng hợp tác. Đồng thời tích hợp các tính năng hiệu ứng động như hiệu ứng pop out và countdown để thu hút sự chú ý và khuyến khích họ tương tác cùng thương hiệu.

#6. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dropshipping

Các công cụ AI đang mở ra một chương mới cho lĩnh vực dropshipping bằng cách giúp các thương hiệu tạo ra những trang sản phẩm hấp dẫn, phát triển ý tưởng video TikTok, và xây dựng kịch bản quảng cáo cuốn hút. Từ đó tối ưu hóa quy trình và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho các thương hiệu dropshipping.

Những xu hướng mới nhất về TikTok Marketing

Hơn 50% Marketer chia sẻ rằng, một nửa ngân sách tiếp thị của họ đã được phân bổ cho các chiến dịch TikTok Marketing, cho thấy vị thế áp đảo của nền tảng này trong hoạt động tiếp thị của các thương hiệu hiện nay. Vậy các marketer trên toàn thế giới đang và sẽ làm gì để tối ưu hiệu quả của các chiến dịch TikTok trong thời gian tới? Cùng nắm bắt một số xu hướng dưới đây:

#1. Các loại nội dung hoạt động hiệu quả nhất trên TikTok

User-Generated Content đang cho thấy sự phát triển đột phá trên TikTok nhờ vào tính cộng đồng và mức độ chân thực mà nó mang lại. Trong đó sự tương tác chân thành là xem là yếu tố then chốt để quyết định thành công của các chiến dịch này, do đó việc seeding của các thương hiệu cũng cần chú trọng nhiều hơn vào tính chân thực.

Ngoài ra, các nội dung về giáo dục và thử thách của thương hiệu (Branded Challenge) cũng đang hoạt động khá hiệu quả, nhờ việc cung cấp giá trị thiết thực và khuyến khích sự tham gia tích cực của người dùng.

Các loại nội dung hoạt động hiệu quả nhất trên TikTok

Các loại nội dung hoạt động hiệu quả nhất trên TikTok

#2. Mục tiêu của các chiến dịch trên TikTok

Báo cáo chỉ ra rằng, Tăng cường nhận diện thương hiệu vẫn là mục tiêu hàng đầu của các chiến dịch Marketing trên TikTok hiện nay. Đây là một kết quả dễ thấy bởi lẽ TikTok vẫn là một nền tảng mạng xã hội, nơi người tiêu dùng hoạt động chủ yếu với mục đích giải trí và chia sẻ.

Hơn hết, đây cũng là nền tảng dẫn đầu các xu hướng, hot trend nổi bật nhất trên thị trường hiện nay, vì vậy cơ hội để tăng cường nhận diện của thương hiệu là rất lớn. Tuy nhiên, sự phát triển của TikTok Shop và Livestream cũng đã tạo nên những cơ hội mới về mặt doanh số. Vì vậy, mục tiêu tạo nên doanh thu trực tiếp cũng đang dần được đề cao hơn trong các chiến dịch Marketing trên TikTok.

#3. Các chỉ số quyết định thành công của một chiến dịch TikTok

Với mục tiêu hàng đầu là “Tăng nhận diện thương hiệu”, các chỉ số liên quan tới lượt tương tác vẫn là KPI được các Marketer quan tâm nhiều nhất trong mỗi chiến dịch tiếp thị trên TikTok. Trong đó, lượt view được xem là chỉ số hàng đầu với 62,2%, tiếp đó là Like & Comment. Chỉ có 4,5% nhà tiếp thị đề cao vai trò của Tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch trên TikTok. 

Vì vậy, không khó để thấy rằng, các nhà tiếp thị hiện nay vẫn tập trung vào những nội dung có khả năng hấp dẫn người xem và kích thích họ tương tác với video.

#4. Sử dụng UTM để đo lường hiệu quả chiến dịch

Bên cạnh những chỉ số trên, UTM cũng là một thước đo quen thuộc được nhiều nhà tiếp thị sử dụng để đo lường khả năng thúc đẩy lưu lượng truy cập của các chiến dịch Marketing trên TikTok. 

UTM (Urchin Tracking Module) là một trong những công cụ giúp các marketer hiểu rõ hơn về nguồn lưu lượng truy cập của một trang web nào đó từ các nguồn cụ thể như mạng xã hội. Khi sử dụng công cụ này, marketer không chỉ nắm được hiệu quả chuyển đổi về traffic của các chiến dịch, mà còn nắm bắt chi tiết hơn về hành vi của người tiêu dùng, từ đó đưa ra chiến lược tối ưu hóa trải nghiệm của họ một cách hiệu quả. 

Vì vậy, 60,7% nhà tiếp thị tham gia khảo sát đã trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng UTM cho các chiến dịch Marketing trên TikTok của mình.

#5. Tần suất đăng nội dung mới trên TikTok

Sự nhất quán, đồng bộ của nội dung luôn được xem là chìa khóa quan trọng để duy trì khả năng hiển thị và mức độ tương tác trên TikTok. Sự đồng bộ này cũng được xem là một tiêu chí để các thuật toán của TikTok nhận diện mức độ uy tín và hấp dẫn trên kênh của bạn. Vì vậy, phần lớn các nhà tiếp thị hiện nay đều đăng tải các nội dung mới lên TikTok mỗi ngày, hoặc tối thiểu vài lần một tuần.

Tần suất đăng nội dung mới trên TikTok

Tần suất đăng nội dung mới trên TikTok

#6. Các tính năng TikTok được sử dụng nhiều nhất để tương tác với khán giả

Các tính năng tương tác như Livestream và Video duet là những công cụ hiệu quả để tăng cường sự gắn kết giữa khán giả và thương hiệu, thông qua việc khuyến khích họ hợp tác, tương tác trực tiếp với nội dung của thương hiệu. Ngoài ra, các nội dung liên quan tới việc bắt trend, sử dụng các Audio đang lên xu hướng cũng là một hướng đi hiệu quả mà nhiều marketer sử dụng để tăng lượt xem, tương tác cho video.

Các tính năng TikTok được sử dụng nhiều nhất để tương tác với khán giả

Các tính năng TikTok được sử dụng nhiều nhất để tương tác với khán giả

#7. Tiêu chí lựa chọn & cách hợp tác cùng Influencer trong các chiến dịch TikTok Marketing

Việc sử dụng Influencer trong các chiến dịch TikTok đang ngày càng trở nên phổ biến với hơn 65% nhà tiếp thị chia sẻ họ sẽ sử dụng công cụ này. Trong đó, việc lựa chọn người nổi tiếng tham gia chiến dịch của marketer cũng ngày càng trở nên khắt khe hơn. Bên cạnh lượt theo dõi, tỷ lệ tương tác cũng là một tiêu chí không thể thiếu trong việc đánh giá hiệu quả, sự phù hợp của người nổi tiếng đối với chiến dịch. Các thương hiệu ngày càng ưu tiên những Influencer có mức độ tương tác cao với người dùng, nhằm đảm bảo tính chân thật, xác thực trong các nội dung truyền tải.

Đặc biệt, báo cáo cũng chỉ ra một số những định dạng nội dung hấp dẫn khi thương hiệu hợp tác cùng người nổi tiếng bao gồm:

  • Nội dung được tài trợ - Quảng bá trực tiếp về sản phẩm
  • Nội dung đánh giá sản phẩm - Theo xu hướng review, đánh giá thực tế về sản phẩm, mang lại cảm giác chân thực cho người xem
  • Livestream - Làn sóng Livestream cùng KOL, KOC đang mở ra cơ hội bùng nổi doanh số mạnh mẽ cho các nhãn hàng trong năm vừa qua.
  • Branded Challenge - Hợp tác cùng Influencer để cùng khuyến khích người dùng tham gia các thử thách của thương hiệu.

Lời kết:

Nhìn chung, báo cáo TikTok Marketing từ Influencer Marketing Hub sẽ cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về bối cảnh, cơ hội thách thức khi làm tiếp thị trên nền tảng này trong năm 2024. Đồng thời, những xu hướng chung của các nhà tiếp thị trên toàn cầu trong giai đoạn 2024-2025 cũng sẽ được làm rõ.  Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra các số liệu khác xoay quanh các chiến lược tiếp thị trên TikTok như Ngân sách trung bình, các chỉ số đo lường,..  Để theo dõi chi tiết báo cáo, hãy tải vào download ngay dưới đây!

*Nguồn tham khảo: https://influencermarketinghub.com/tiktok-marketing-report/

Nguồn: Influencer Marketing Hub

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.