- Tương tác là gì?
- Tương tác trên Facebook là gì?
- Tầm quan trọng của tương tác trên Facebook là gì?
- Các hành động thể hiện cho việc tương tác trên Facebook
- 13 Cách tăng tương tác trên Facebook hiệu quả
- 1. Xây dựng những nội dung giải trí, giáo dục, thông tin hoặc truyền cảm hứng
- 2. Kết thân với khách hàng của mình hơn
- 3. Tạo ra nhiều nội dung ngắn và thú vị
- 4. Tập trung vào chất lượng
- 5. Sử dụng hình ảnh chất lượng tốt
- 6. Tạo nội dung video hoặc livestream
- 7. Tạo các cuộc thăm dò ý kiến và kích thích trả lời các câu hỏi nhiều nhất có thể
- 8. Đăng liên tục và đúng thời điểm
- 9. Tận dụng lượng truy cập từ các nguồn khác
- 10. Chủ động trong các Facebook Group
- 11. Sử dụng tính năng Stories trên Facebook
- 12. Thêm nút CTA (Kêu gọi hành động)
- 13. Chạy quảng cáo bài đăng (Boost post)
Ra mắt năm 2004, tính đến nay, Facebook đã sở hữu cho mình hơn 2,5 tỷ người dùng trên toàn thế giới, một con số khổng lồ mà bất cứ mạng xã hội nào cũng phải ao ước. Sức thống trị của “gã khổng lồ” này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của phần lớn các doanh nghiệp. Cho đến nay, việc đầu tư vào Social media marketing, đặc biệt là trên Facebook là điều vô cùng cần thiết nếu doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trường khốc liệt. Với việc thường xuyên cho ra mắt các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện quảng cáo và truyền thông trên nền tảng Digital, Facebook hiện vẫn đang duy trì vị trí số 1 trong lòng nhiều Marketer, dù tại Việt Nam hay toàn thế giới. Doanh nghiệp nào cũng muốn chiếm chỗ đứng vững vàng trong thị trường rộng lớn này bằng cách đẩy mạnh tương tác trên Facebook nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nhưng bạn đã thực sự hiểu tương tác trên Facebook là gì hay chưa? Và làm thế nào để gia tăng tương tác trên Facebook hiệu quả? Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tương tác là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, tương tác vừa là động từ vừa là tính từ. Nếu là động từ tức là diễn tả sự tác động qua lại lẫn nhau. Nếu là tính từ tức là biểu thị sự truyền dẫn, trao đổi thông tin.
Tương tác trên Facebook là gì?
Vậy, tương tác trên Facebook là gì? Khi sử dụng mạng xã hội, bất kỳ hành động nào của người dùng thực hiện trên trang Facebook cá nhân hoặc của một thương hiệu, doanh nghiệp bất kỳ; hoặc trong bất kỳ bài đăng nào chính là những tương tác trên facebook. Tiêu biểu cho những hành động tương tác đó chính là việc bày tỏ cảm xúc (thích, haha, giận dữ, yêu,...), cùng với việc bình luận và chia sẻ. Ngoài ra, còn có các hành động khác có thể kể đến như thêm vị trí hoặc gắn thẻ bạn bè trong một bài đăng.
(Nguồn: Newsfeed.org)
Tầm quan trọng của tương tác trên Facebook là gì?
Tương tác trên Facebook đóng vai trò rất quan trọng giúp thương hiệu của bạn mở rộng phạm vi tiếp cận tự nhiên. Đầu tiên, sự tương tác giúp tăng vị trí hiển thị bài đăng của bạn trên News Feed của người dùng, dựa trên những thuật toán của Facebook. Thứ hai, lượt thích và lượt chia sẻ sẽ góp phần giúp bài đăng của bạn mở rộng thêm đối tượng hơn. Theo nghiên cứu của DPNY Beach Hotel & Spa, mỗi lượt thích hoặc chia sẻ đã mở rộng phạm vi tiếp cận của họ tới 6-7 người mới. Điều quan trọng là, sự gia tăng lượt tiếp cận này là hoàn toàn không mất một chi phí nào!
Cuối cùng, sự tương tác chính là minh chứng rõ ràng nhất cho độ phủ thương hiệu của bạn trên Facebook, giúp đo lường phạm vi và phân khúc khách hàng nhằm đưa ra những chiến lược gia tăng tương tác hiệu quả. Đây chính là cách truyền thông tự nhiên nhất mà mọi thương hiệu đều mong muốn làm tốt, bằng cách đa dạng hóa ngày càng nhiều nội dung trên Facebook hơn. Khi các bài đăng của thương hiệu nhận được nhiều lượt like, share và bình luận thì chứng tỏ độ nhận diện của thương hiệu cũng cao lên, mức độ yêu thích và uy tín cũng theo đó được cải thiện dần theo thời gian. Chính vì thế, việc khiến cho mọi người dùng muốn tương tác với thương hiệu là điều mà tất cả những người làm marketing đều hướng tới.
>>> Có thể bạn quan tâm: Báo cáo mới nhất về xu hướng tương tác Facebook Page của người dùngCác hành động thể hiện cho việc tương tác trên Facebook
Thông qua việc tìm hiểu tương tác trên facebook là gì bạn có thể hiểu cách thể hiện việc tương tác là những hành động like và chia sẻ bài viết mà còn rộng hơn thế. Nắm rõ các hành động thể hiện cho việc tương tác trên Facebook sẽ giúp những marketer có các chiến lược marketing hiệu quả hơn.
(Nguồn: Internet)
Cụ thể, các hành động tương tác trên Facebook có thể được hiểu như sau:
- Reaction với bài viết (Like, Yêu thích, Haha, Giận dữ, Ngạc nhiên)
- Bình luận trong bài viết
- Nhấn nút chia sẻ bài viết
- Bấm và tìm kiếm, xem những hình ảnh trong bài viết
- Xem video được đăng tải trên Facebook
- Nhấn vào phần “Đọc thêm” trong bài viết
- Chia sẻ vị trí và tag bạn bè vào trong bài viết
- Nhấp vào nút CTA (Kêu gọi hành động)
13 Cách tăng tương tác trên Facebook hiệu quả
1. Xây dựng những nội dung giải trí, giáo dục, thông tin hoặc truyền cảm hứng
Đối với những khách hàng không có nhu cầu mua sắm, họ sẽ không chủ động vào Fanpage của bạn để tìm kiếm những sản phẩm mà bạn đang muốn bán. Điều bạn phải làm là “nuôi dưỡng” họ từ giai đoạn quan tâm, thích thú tìm hiểu cho đến khi quyết định bỏ tiền ra mua hàng. Đối với đối tượng này, điều họ muốn là những nội dung khiến họ mỉm cười, suy nghĩ hay có được động lực để cải thiện cuộc sống theo một cách nào đó.
Chính vì thế, các doanh nghiệp không nên chỉ chăm chăm xây dựng các nội dung liên quan đến chuyên môn, sản phẩm, mà còn phải sáng tạo ra những dạng nội dung khác; hoặc tốt là kết hợp những dạng nội dung đó, biến những sản phẩm của bạn trở nên gần gũi, thân thiện và “bắt trend” hơn, khán giả sẽ tự động tương tác với nhãn hàng của bạn một cách tự nhiên hơn. Đây chính là cách mà Durex đã thực hiện trong suốt thời gian vừa qua:
2. Kết thân với khách hàng của mình hơn
Sau khi gợi ra sự hứng thú tò mò của khán giả, điều bạn cần phải làm là hiểu được những gì họ muốn trước khi biến họ trở thành khách hàng của mình. Nhưng thật khó để hiểu được mong muốn của họ nếu không hiểu được thực sự họ là ai. Và đây cũng là mục đích cuối cùng của việc gia tăng tương tác trên Facebook, hiểu được mong muốn và nhu cầu của khách hàng.
Trong phần Insights trên trang Facebook cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về đối tượng khách hàng của bạn. Việc nghiên cứu các thông tin này một cách cẩn thận và tìm ra những chi tiết đáng lưu ý sẽ giúp bạn tạo ra những kết nối có giá trị hơn với người dùng.
Hiểu đơn giản như việc, các thương hiệu có thể theo dõi xem dạng nội dung nào đang được người dùng quan tâm nhất, tương tác nhiều nhất trong phần Insights của Page, sau đó sử dụng chính những chủ đề được quan tâm đó biến thành bài viết mới của mình, có liên quan đến sản phẩm thương hiệu. Không có gì ngạc nhiên khi nó trở thành một chủ đề được bàn tán sôi nổi, nhận được nhiều lượt thích và chia sẻ.
3. Tạo ra nhiều nội dung ngắn và thú vị
Có tới 88% người dùng sử dụng Facebook trên các thiết bị di động. Theo các dữ liệu của Facebook, người dùng chỉ “dừng chân” tại một nội dung trung bình chỉ khoảng 1,7s. Ngay cả đối với những người dùng trình duyệt trên máy tính, con số này cũng chỉ đạt 2,5s. Tin vui là mọi người có thể nhớ lại nội dung đó sau khi xem chỉ trong 0,25s. Nhưng tất nhiên, bạn phải cố gắng đạt được sự chú ý của họ nhanh nhất có thể, với việc tạo ra những nội dung ngắn cũng như gây sự tò mò ngay từ những câu viết đầu tiên.
4. Tập trung vào chất lượng
Với những người có thói quen lướt qua các nội dung một cách nhanh chóng, họ thường không có xu hướng xem hết ảnh, video hay phần văn bản trong bài đăng của bạn. Nếu sắp hết nội dung gốc để đăng, bạn có thể sử dụng dạng nội dung Content curation để chia sẻ những nội dung chất lượng, những thông tin khiến khán giả thích thú (là quá trình thu thập thông tin liên quan đến một chủ đề hoặc lĩnh vực quan tâm cụ thể, thường với mục đích thêm giá trị)
Chất lượng ở đây không có nghĩa phải là nội dung phức tạp hay những dạng nội dung “đắt”. Trên thực tế, Facebook khuyên các thương hiệu nên đơn giản hóa mọi thứ với tông màu và hình ảnh phù hợp, dễ nhận biết. Điều này cũng giúp cho khách hàng dễ nhận diện thương hiệu hơn.
5. Sử dụng hình ảnh chất lượng tốt
Các bài đăng trên Facebook có kèm theo ảnh bao giờ cũng cho lại lượng tương tác cao hơn mức trung bình. Các bức ảnh đơn giản luôn đem lại hiệu quả tốt. Facebook gợi ý rằng các thương hiệu nên chụp cận cảnh sản phẩm hoặc ảnh khách hàng.
Để tạo những hình ảnh chất lượng, không nhất thiết là phải có một máy ảnh chuyên nghiệp hay một e-kíp chuyên nghiệp, điện thoại di động là tất cả những gì bạn cần để bắt đầu. Nếu bạn không tự tin vào kỹ năng chụp ảnh của mình, hoặc bạn chỉ đơn giản là thích sử dụng những bức ảnh được chụp bởi các chuyên gia, thì dùng ảnh stock là một lựa chọn tuyệt vời. Một số trang web ảnh stock miễn phí để tìm tài nguyên ảnh tuyệt vời cho bài đăng của bạn như: Unsplash, Pexels, Pixabay, Picjumbo, Stockvault...
6. Tạo nội dung video hoặc livestream
Các bài đăng video còn cho thấy sự tương tác cao hơn nhiều lần so với các bài viết hình ảnh. Cũng giống như việc chụp ảnh, bạn cũng có thể quay phim đơn giản và không tốn kém bằng chính chiếc điện thoại của mình. Và đừng quên chế độ xem video dọc luôn tương thích nhất trên các thiết bị di động.
Ngoài ra, với việc ra mắt tính năng Livestream, Facebook đang cho thấy sự thống trị của dạng nội dung này mức độ tương tác là cao nhất trong tất cả, gấp 6 lần so với các bài đăng video thông thường. Các thương hiệu cũng nhanh chóng nắm bắt được xu hướng này và thực hiện các livestream ấn tượng nhất có thể.
7. Tạo các cuộc thăm dò ý kiến và kích thích trả lời các câu hỏi nhiều nhất có thể
Việc tạo ra những câu hỏi thú vị là cách để bắt đầu cho những luồng ý kiến tích cực từ khách hàng. Một số gợi ý câu hỏi cho các thương hiệu có thể áp dụng như:
- Chia sẻ cách ?
- Tại sao bạn ?
- Bạn có đồng ý với không?
- Bạn thích gì ?
(Nguồn: FPTShop)
Bạn cũng có thể hỏi các khán giả của mình về dạng nội dung mà họ yêu thích nhất, từ đó có thể đem lại những gì họ mong muốn. Điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy gia tăng tương tác cao hơn nữa.
Ngoài ra, việc đưa ra những câu hỏi không thôi chưa đủ, điều bạn cần làm là tương tác lại với khách hàng sau khi đã nhận được câu trả lời từ họ. Khi khách hàng dành thời gian để nhận xét về các bài đăng của thương hiệu, hãy cố gắng trả lời họ nhiều nhất có thể, hoặc ít nhất là tương tác với nó. Không ai thích bị "ngó lơ" cả và khán giả sẽ chăm chỉ tương tác với bài đăng của bạn hơn nếu các thương hiệu cũng tích cực tương tác với họ. Nếu có thể, hãy xây dựng một đội ngũ theo dõi và trả lời hết tất cả các bình luận. Việc chăm sóc khách hàng qua hộp thư Messenger cũng vô cùng cần thiết. Hãy đảm bảo rằng bạn không làm phiền lòng bất cứ một khách hàng nào, tạo ấn tượng tốt với họ sẽ giúp gia tăng tương tác hơn bao giờ hết.
8. Đăng liên tục và đúng thời điểm
(Nguồn: hootsuite)
Duy trì các bài đăng trên Fanpage là điều vô cùng cần thiết để giữ chân các khách hàng với thương hiệu của mình. Tùy tính chất Trang của bạn mà việc đăng bao nhiêu bài trong ngày hay tuần cần phải được xem xét hợp lý, tránh gây loãng Fanpage, nhưng nếu đăng ít quá, bạn sẽ bị mất một lượng theo dõi lớn.
Ngoài ra, bạn phải đăng bài vào những khung giờ hợp lý. Bằng việc nghiên cứu Insights của Fanpage, bạn có thể biết được khung giờ nào có nhiều người online và tương tác với page mình nhất, từ đó có thể chủ động hơn trong việc đăng và lên lịch bài viết. Hoặc bạn có thể tham khảo: Phần 1 - Khung giờ vàng cho các bài đăng trên Facebook và Instagram năm 2020
9. Tận dụng lượng truy cập từ các nguồn khác
Đây cũng là một cách tăng tương tác trên facebook cá nhân nói riêng và doanh nghiệp nói chung tuyệt vời . Một thương hiệu có thể sử dụng các kênh truyền thông khác nhau để đưa thông tin tới người dùng, từ website, blog, email, , cho đến các nền tảng xã hội khác như Instagram, Zalo, LinkedIn,v.v…
Hãy thử thêm một liên kết đến Trang của bạn trên các mạng xã hội khác. Liên kết tới trang Facebook từ website của bạn hoặc tại chữ ký email. Gắn thêm một plugin Facebook trên blog của bạn để làm nổi bật các bài đăng mới nhấtn hoặc nhúng một bài đăng trực tiếp vào bài đăng trên blog, như thế này:
Người hâm mộ có thể thích bài đăng mà không cần rời khỏi blog của bạn hoặc nhấp vào nút nhận xét để chuyển qua Facebook để tham gia cuộc trò chuyện. Đừng để quên các tài liệu offline như URL trang Facebook của bạn trên danh thiếp, áp phích tại các sự kiện và phiếu đóng gói.
10. Chủ động trong các Facebook Group
Tạo nhóm trên Facebook liên kết với Fanpage chính là một cách tăng tương tác facebook tuyệt vời giúp thu hút tương tác của người dùng hiệu quả hơn rất nhiều. Có tới hơn 200 triệu người đang là thành viên của các nhóm trên Facebook và họ đều đồng ý rằng mình nhận được những giá trị có ích ở đó. Việc tương tác có ý nghĩa trong các nhóm có thể gây dựng lòng trung thành, yêu thích từ khán giả, từ đó dẫn đến tương tác cao hơn trên Fanpage của thương hiệu.
(Nguồn: Internet)
Xây dựng các nhóm Facebook có liên quan khác cũng là một cách tuyệt vời để kết nối các doanh nhân, doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng với những người hoạt động trong ngành của bạn. Với tư cách là cầu nối, thương hiệu có thể trao đi và nhận lại những giá trị vô cùng tích cực.
11. Sử dụng tính năng Stories trên Facebook
(Nguồn: Công nghệ Việt)
Cũng giống như Instagram, Facebook Stories được gã khổng lồ này phát triển như là một tính năng nhằm gia tăng tương tác giữa những người dùng với nhau, và giữa người dùng với các thương hiệu. Facebook Stories xuất hiện ở đầu trang News Feed, hấp dẫn người dùng từ cái nhìn đầu tiên.
Các dạng nội dung ngắn hạn này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể thoải mái đăng bao nhiêu nội dung tùy thích, mà không sợ những áp lực về việc gây loãng Fanpage. Ngoài ra, đây cũng là cách tăng tương tác trên stories facebook để bạn tung “hint” đến người tiêu dùng, kích thích trí tò mò và "kích thích" họ phải truy cập vào những liên kết nếu muốn được xem nhiều nội dung hơn. Từ đó, lượng tương tác cũng sẽ gia tăng đáng kể. Trong một cuộc khảo sát của Ipsos về những người dùng tính năng story Facebook IQ, 62% mọi người nói rằng họ sẽ muốn quan tâm đến một thương hiệu hoặc sản phẩm nào đó hơn sau khi nhìn thấy nó trong một story bất kỳ.
12. Thêm nút CTA (Kêu gọi hành động)
Nút kêu gọi hành động cung cấp cho mọi người một tùy chọn tương tác khác trên Facebook, ngoài các hành động like, chia sẻ và bình luận. Nút CTA của bạn có thể yêu cầu người xem:
- Đặt lịch hẹn
- Liên lạc với bạn (bao gồm cả thông qua Facebook Messenger)
- Xem video
- Nhấp vào trang web của bạn
- Mua sản phẩm của bạn hoặc xem những đề xuất của bạn
- Tải xuống ứng dụng hoặc chơi trò chơi của bạn
- Truy cập và tham gia Nhóm Facebook của bạn
13. Chạy quảng cáo bài đăng (Boost post)
Boost Post là một hình thức quảng cáo Facebook đơn giản cho phép bạn đưa bài đăng của mình tới nhiều người hơn và do đó tăng cơ hội tương tác từ người dùng.
>>> Đọc thêm: Boost Post là gì? Điểm khác biệt giữa Quảng cáo Facebook và Quảng cáo bài viết là gì?
Tạm kết
Gia tăng tương tác trên Facebook là gì trước nay vẫn là một trong những mục tiêu hàng đầu của những người làm marketing tìm hiểu tại Việt Nam. Thuật toán của Facebook liên tục thay đổi vì thế đòi hỏi những Marketers cần có sự nhanh nhạy và nắm bắt kịp thời đối với những chính sách mới, nhằm tối ưu hóa mọi nội dung cũng như các chiến thuật hợp lý để thu hút người dùng trên mạng xã hội khổng lồ này. Trong bối cảnh mà Digital Marketing đang cho thấy sự thống trị mạnh mẽ trong thời gian tới thì Facebook vẫn sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho các doanh nghiệp, thương hiệu khai thác triệt để thị trường quảng cáo trên đây.
Tô Linh - MarketingAI
Theo Hootsuite
Bình luận của bạn