Để website của doanh nghiệp được tối ưu hóa và gia tăng traffic nhanh chóng cần phải sử dụng kỹ thuật SEO. Hãy cùng MarketingAI đi tìm hiểu về Technical SEO là gì ? Và các cách tối ưu Technical SEO trong năm 2023 qua bài viết dưới đây!
Technical seo là gì?
Technical SEO là gì? Chính là quá trình tối ưu hóa cho giải đoạn tìm kiếm dữ liệu và tạo lập chỉ mục cho website. Với kỹ thuật của SEO, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nâng cao các công cụ tìm kiếm truy cập, thu thập và phân tích các thông tin dữ liệu trang web mà không phải gặp bất kỳ vấn đề nào. Technical SEO được coi là kỹ thuật vì không bị ảnh hưởng đến các nội dung thực tế đăng tải trên website của doanh nghiệp mà mục tiêu của nó là hướng đến việc tối ưu hóa cơ sở hạ tầng của webstie đó.
Tại sao Technical SEO lại quan trọng?
Có thể hiểu đơn giản, nếu các công cụ tìm kiếm không thể truy cập, đọc hiểu hoặc lập chỉ mục các trang của bạn, bạn sẽ không được xếp hạng hoặc thậm chỉ không được thấy thông qua các truy vấn khi người dùng tìm kiếm trên Google.
Technical SEO thực chất là quá trình tối ưu cơ sở hạ tầng website để giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng tiếp cận và đánh giá được chất lượng thực của website trươc khi xếp hạng.
Cụ thể là, Google và các công cụ tìm kiếm khác muôn cung cấp cho người dùng những kết quả tốt nhất cho truy vấn của họ. Và để đánh giá được nội dung nào là phù hợp, các công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng robot để thu thập dữ liệu, từ đó sẽ dùng các thuật toán xếp hạng. Vai trò của Technical SEO lúc này là tạo ra một nền tảng website thân thiện với robot của google, hướng dẫn chúng thu thập dữ liệu một cách hiệu quả và tối ưu các vấn đề kỹ thuật để tăng trải nghiệm của người dùng.
SEO Technical khác với SEO Onpage và SEO Offpage như thế nào?
Trên thực tế có SEO Technical có những điểm khác biệt so với SEO Onpage và SEO Offpage. Đối với SEO Onpage, kỹ thuật này sẽ chỉ chịu trách nhiệm về nội dung và các mã nguồn HTML của website. Ngược lại, SEO Offpage sẽ có nhiệm vụ xây dựng và tối ưu hóa các yếu tố tác động bên ngoài có ảnh hưởng đến website như backlinks, các tương tác trên mạng xã hội,... Và SEO Technical sẽ tập trung vào việc tối ưu các backend website và server.
Hầu hết tất cả chiến thuật SEO đều nằm ở 1 trong 3 yếu tố dưới đây:
- SEO Onpage
- SEO Offpage
- Technical SEO
Vậy 3 yếu tố này có điểm gì khác nhau, cùng xem ngay sau đây nhé:
Onpage SEO | Offpage SEO | Technical SEO |
Site Content | Link building | Site speed |
Title tag & meta tag optimization | Content Marketing | Structured data |
H tag optimization | Social Media | Canonicalization |
Internal linking | Podcast | XML Sitemap |
Image optimization | Reviews | GHreflang |
& more | & more | & more |
SEO Onpage
- Chiến thuật sử dụng trực tiếp trên website
- Tối ưu website cho công cụ tìm kiếm
- Tối ưu nội dung cho người dùng
SEO Offpage
- Chiến thuật sử dụng bên ngoài website
- Links là yếu tố quan trọng cần tối ưu
- Các yếu tố khác cxung góp phần như: Social media, content marketing, podcast,...
- Tối ưu khả năng được crawl và lập chỉ mục bởi thuật toán Google
- Bao gồm các yếu tố: Tốc độ tải trang, cấu trúc website, canonical url,...
Các yếu tố quan trọng trong Technical SEO là gì ?
Đối với quy trình thực hiện Technical SEO, những yếu tố quan trọng cần xem xét để kiểm tra kỹ thuật SEO website sẽ bao gồm:
- Khả năng tương thích với điện thoại di động
- Tốc độ tải trang
- Internal link, External link
- Schema
- Duplicate content/ Thin content
- Hình ảnh, alt text
- Độ bảo mật web
- Cấu trúc URL
- Trang 404
- Chuyển hướng 301
- Thẻ Canonical
- Sitemap XML
- Cấu trúc website
Một website đáp ứng các tiêu chuẩn của công cụ tìm kiếm cần đảm bảo tính an toàn khi truy cập, tốc độ tải nhanh, dễ thu thập thông tin, điều hướng web rõ ràng, dễ thao tác và không chứa các nội dung, liên kết trùng lặp. Song hành với đó, website cần phải được thiết lập hệ thông hỗ trợ người dùng ngay cả khi việc tải trang gặp sự cố như lỗi 404, chuyển hướng 301.
Cùng với đó, một trang web tối ưu có cấu trúc dữ liệu rõ ràng để công cụ tìm kiếm dể dàng thu thập dữ liệu và hiểu nội dung trên web của bạn. Yếu tố này thường được thể hiện dưới dạng lược đồ vá site map XML. Tuy nhiên cũng đừng quá tối ưu Technical SEO sẽ đánh mất sự tự nhiên của một website và gây ảnh hưởng tới thứ hạng SEO.
Cách tối ưu Technical SEO là gì ?
Tạo tài khoản Google Search Console
Tạo tài khoản Google Search Console là cách thức để doanh nghiệp có thể xác minh trang web của mình. Bạn có thể tạo tài khoản GSC theo các bước sau đây:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản Goole hiện có của doanh nghiệp, không phải tài khoản cá nhân
Bước 2: Nhấp chuột vào phần “Thêm thuộc tính” (Add a property) tại phần Google Webmaster Tools
Bước 3: Xác minh quyền sở hữu website. Nếu đã xác minh thành công Google sẽ gửi thông báo cho bạn
Tạo file robots.txt
Để tạo được file robots.txt bạn cần hiểu đó là gì. Robots.txt có thể hiểu là một loại tệp văn bản nằm bên trong thử mục gốc website nhằm cung cấp các công cụ tìm kiếm về việc trang nào có thể thu thập các dữ liệu và thêm vào chỉ mục của họ.
Định dạng của tệp của tệp Robots.txt rất đơn giản, phần lớn các trường hợp bạn sẽ không phải thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với tệp này.
Các bước tạo file robots.txt bao gồm:
Bước 1: Theo quy định bạn sẽ phải tạo một tệp có tên là robots.txt
Bước 2: Thêm vào các quy tắc trong tệp robots.txt
Bước 3: Tải xuống tệp này lên thư mục gốc của website doanh nghiệp
Bước 4: Kiểm tra lại tệp
Tạo Sitemap XML và HTML
Việc tạo Sitemap cho HTML cực kỳ đơn giản vì bạn chỉ cần cài đặt Plugpin là xong. Quá trình tạo lập sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tạo lập 1 trang mới và đặt tên là Sitemap trong thư mục Trang (Page) của trình quản lý
Bước 2: Chuyển trình nhập dữ liệu sang chế độ html và sao chép đoạn code này dán vào đó
Bên cạnh đó, việc tạo lập sitemap XML đối với website/blog sử dụng nền tảng blogger không thể tạo file sitemap.xml. Tuy nhiên lại có sẵn những template blogger mặc định hoặc được chia sẻ trên mạng đều đã có sẵn sitemap.xml. Việc bạn cần làm là để nguyên hoặc tùy chỉnh cấu hình để google index được tất cả các bài viết của bạn.
Sử dụng HTTPS
HTTPS là giao thức được tích hợp thêm chứng chỉ bảo mật từ HTTP có mục đích là để tạo mã hóa các thông tin giao tiếp nhằm gia tăng quá trình bảo mật và an toàn cho website hơn. Việc sử dụng https đã trở thành một xu hướng, tạo lập niềm tin đối với người dùng website. Hơn nữa việc sử dụng HTTPS còn giúp website:
- Google sử dụng HTTPS làm yếu tố xếp hạng nên có thể giúp website bạn có xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm
- Người dùng rất có thể sẽ bỏ qua các website không có mã HTTPS vì sẽ xuất hiện thông báo website không an toàn.
- HTTPS còn bảo vệ dữ liệu khách hàng và đồng thời giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu của mình
Thiết lập điều hướng thân thiện với SEO
Việc thiết lập điều hướng thân thiện với SEO là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn từ đó để gia tăng trải nghiệm người dùng. Đối với kỹ thuật SEO, hãy tập trung vào những danh mục điều hướng chính sau đây:
- Giữ điều hướng chính của webstie đến bảy chuyên mục menu cốt lõi
- Tạo lập menu điều hướng chính giống nhau trên các trang
- Sử dụng các văn bản liên kết có nhiều từ khóa cho các mục điều hướng
- Sắp xếp các mục menu trong submenu một cách thích hợp
Khi chọn các trang hiển thị thành vùng nổi bật trên điều hướng chính hãy chọn những trang mang lại giá trị tốt nhất.
Cấu trúc URL thân thiện với SEO
SEO Technical sẽ thường tập trung vào những khả năng phát hiện và sử dụng trên website của doanh nghiệp. Đây cũng là lí do bạn cần danh sách kiểm tra kỹ thuật SEO để tập tối ưu hóa cấu trúc URL và điều hướng trang. Nếu doanh nghiệp mong muốn tận dụng tối đa SEO, hãy tận dụng các tips sau cho URL:
- Dùng chữ viết thường
- Tách các từ bằng “-“
- Giữ URL ngắn gọn để nổi bật từ khóa
- Tránh các ký hiệu “#” hoặc “&,” số
Tạo website thân thiện với thiết bị di động
Website sẽ có hiển thị trên máy tính và thiết bị di động khác nhau. Ngày nay người dùng thường có xu hướng đọc trên điện thoại di động nhiều hơn vì các tiện ích của nó là nhanh chóng, gọn nhẹ và Goole hiện cũng đang tuân theo chỉ mục ưu tiên thiết bị di động hơn. Chính vì vậy doanh nghiệp cần tạo website thân thiện với thiết bị di động, đặc biệt là SEO. Nếu doanh nghiệp không có website thân thiện với thiết bị di động, doanh nghiệp của bạn sẽ thấy tác động trong thứ hạng kết quả tìm kiếm.
Tối ưu hóa tốc độ trang
Không có ai mong muốn sử dụng lâu dài một website có tốc độ tải chậm làm mất thời gian, gây mất thiện cảm với người dùng. Vậy nên tốc độ tải trang là một yếu tố rất cần thiết, đây là một cách để tối ưu hóa SEO liên tục. Lý tưởng nhất cho doanh nghiệp với tốc độ tải trang là tối ưu hóa trong ba giây hoặc ít hơn để đáp ứng kỳ vọng của hơn 83% người dùng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể làm theo một số phương pháp dưới đây về việc tối ưu hóa tốc độ trang, bao gồm:
- Nén hình ảnh và các tệp HTML, JavaScript
- Giảm CSS, HTML và JavaScript
- Sử dụng bộ nhớ đệm của trình duyệt website
- Có thể sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN)
Cải thiện liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ sẽ giúp quá trình thu thập thông tin nhanh hơn, đồng thời người dùng khám phá website của bạn sẽ ở lại lâu hơn. Hơn nữa việc cải thiện liên kết nội bộ sẽ giúp cung cấp các chi tiết, ngữ cảnh về trọng tâm trang và nhắm các mục tiêu theo từ khóa. Ngoài việc sử dụng Anchor text để mô tả khi liên kết giữa các trang trên website của mình, doanh nghiệp tất nhiên cũng muốn đảm bảo mọi trang trên website đều có liên kết nội bộ.
Thêm dữ liệu có cấu trúc vào các trang
Khi nhắc đến Techinical SEO hay dữ liệu có cấu trúc thì đây hẳn là một quá trình, công việc tốn rất nhiều thời gian nhưng nó cũng tỉ lệ thuận với hiệu quả mà việc này mang lại. Dữ liệu có cấu trúc là một loại đánh dấu nhằm cung cấp thông tin tìm kiếm nhằm bổ sung về trang web của bạn. Ví dụ như thông tin dữ liệu trang bạn có đang bao gồm các công thức, sản phẩm hay bài đánh giá hay không. Trong một vài trường hợp, dữ liệu có cấu trúng sẽ tạo ra giao diện nâng cao cho trang của bạn trong kết quả tìm kiếm của người dùng.
Tạm kết
Bài phân tích phía trên MarketingAI đã chỉ ra vấn đề Technical SEO là gì ? Và tất tần tật các cách tối ưu hóa Technical SEO năm 2023. Mong rằng qua bài viết này doanh nghiệp đã tìm ra thêm một phương thức có thể gia tăng lượng traffic và khả năng tin tưởng của người dùng đối với website của mình!
Thảo Triệu - MarketingAI
Bình luận của bạn