cover

Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Giải pháp cho doanh nghiệp không có phòng marketing

01 Thg 03

Là một người quản lý, hẳn bạn gặp không ít khó khăn trong việc chọn lựa các ứng viên sáng giá và mang lại hiệu quả về Marketing - Bán hàng cho doanh nghiệp. Vậy phòng marketing gồm những bộ phận nào, trong một bộ phận Marketing hiện đại cần phải có những vị trí gì, và mỗi vị trí đó sẽ đảm nhận các công việc ra sao? Hãy cùng MarketingAI đi qua một vài vị trí chủ chốt qua bài viết dưới đây.

Phòng marketing là gì?

Phòng marketing hay bộ phận marketing được coi là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường bên ngoài, giữa sản phẩm dịch vụ với khách hàng và giữa đặc tính của sản phẩm với nhu cầu của khách hàng.

phòng marketing là gì

Phòng marketing là gì?

Do đó phòng marketing được coi là phòng ban vô cùng quan trọng và không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Nhiệm vụ và chức năng của phòng marketing

Dưới đây sẽ là những nhiệm vụ và chức năng chính của phòng marketing mà bạn nên nắm được:

  • Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường
  • Xây dựng và phát triển hình ảnh cho thương hiệu
  • Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing
  • Thiết lập mối quan hệ với truyền thông
  • Tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược marketing cũng như sản phẩm và thị trường
  • Điều hành, phân bổ công việc cho nhân viên phòng marketing

Sau khi hiểu được về phòng marketing là gì? cũng như những nhiệm vụ và chức năng của phòng marketing. Chúng ta hãy cùng nhau đi phân tích vấn đề "Phòng marketing gồm những bộ phận nào?" Thông qua những chia sẻ dưới đây.

Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Cơ cấu phòng marketing

Cơ cấu phòng marketing gồm những bộ phận chủ chốt như: giám đốc marketing, trưởng phòng marketing, nhân viên PPC, nhân viên thiết kế tối ưu hóa chuyển đổi, nhân viên SEO, lập trình viên, nhân viên phân tích dữ liệu.

Nhạc trưởng tài ba - Giám đốc Marketing (CMO)

Nếu ví bộ phận marketing là một dàn nhạc của doanh nghiệp thì giám đốc Marketing (CMO) chính là vị nhạc trưởng tài ba, đưa ra tầm nhìn chiến lược, mục tiêu và "nhịp điệu" cho cả phòng Marketing. Vị trí này không chỉ yêu cầu khả năng lãnh đạo xuất sắc mà còn đòi hỏi một sự kết hợp hoàn hảo giữa tính sáng tạo, khả năng phân tích và cảm nhận thị trường nhạy bén.

CMO giữ vai trò người "cầm trịch", xác định hướng đi dài hạn cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp, đảm bảo mọi chiến dịch và hoạt động đều hướng đến mục tiêu chung. Giám đốc marketing có trách nhiệm xây dựng KPIs rõ ràng cho đội ngũ marketing, từ tăng cường nhận diện thương hiệu đến thúc đẩy doanh số bán hàng. Đồng thời, CMO cũng giám sát, điều phối các hoạt động marketing sao cho mọi thứ diễn ra đồng bộ và nhịp nhàng, đảm bảo các thành viên đều phát huy được thế mạnh của mình.

Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Giải pháp cho doanh nghiệp không có phòng marketing- Ảnh 2.

CMO - một trong những chức vụ quản lý cấp cao quan trọng trong công ty

Bên cạnh đó, CMO phải có khả năng phân tích và hiểu rõ thị trường để đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn. Với các thông tin về đối thủ, khách hàng, thị trường trong tay, giám đốc marketing cần đưa ra những quyết định giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận và phát triển bền vững. Hơn nữa, họ không chỉ là người lãnh đạo mà còn là nguồn cảm hứng cho cả đội ngũ marketing. Sự đam mê, năng lượng và tầm nhìn của CMO có thể truyền động lực và tạo ra môi trường làm việc tích cực, sáng tạo cho nhân viên.

"Cỗ máy sáng tạo" - Bộ phận Content

Bộ phận Content đóng vai trò như những "nhà ảo thuật" đích thực bởi họ sáng tạo ra nhiều nội dung "không thể ngờ đến" và thu hút khách hàng trên mọi kênh truyền thông. Với vai trò của mình, đội ngũ Content không chỉ tạo ra những nội dung thu hút mà còn giữ chân khách hàng hiệu quả. Những "ảo thuật gia" này sẽ biến hóa ngôn từ, hình ảnh, video,... thành những câu chuyện có sức lay động, đánh trúng tâm lý khách hàng và cung cấp nhiều thông tin hữu ích.

Có thể nói rằng, bộ phận Content có "sức mạnh" hiện thực hóa những ý tưởng ban sơ, manh nha thành các bài viết, blog, mô tả sản phẩm và nhiều nội dung khác một cách hấp dẫn. Đặc biệt, những hình ảnh, video do họ tạo ra không chỉ đẹp mắt mà còn có khả năng kể chuyện, truyền tải thông điệp một cách mạnh mẽ, sâu sắc. Nhờ vào sự kết hợp khéo léo giữa các yếu tố này, bộ phận Content có thể tạo ra những chiến dịch marketing với sức ảnh hưởng lớn, góp phần tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Ngoài ra, bộ phận Content còn phải nắm bắt và theo kịp các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo. Các nhân viên liên tục nghiên cứu và cập nhật những trend mới để áp dụng vào công việc, đảm bảo rằng nội dung của thương hiệu luôn phù hợp và thu hút khách hàng.

"Kẻ thống trị số liệu" - Bộ phận Performance Marketing

Nếu phải dùng một biệt danh để mô tả chức năng và vai trò của bộ phận Performance Marketing thì không còn gì hợp lý hơn với tên gọi "Kẻ thống trị số liệu". Bộ phận này có nhiệm vụ như những "thám tử" tinh anh, chuyên phân tích dữ liệu và tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch quảng cáo thương hiệu. Mỗi thành viên là người điều khiển và kiểm soát các chiến lược quảng cáo dựa trên sự hiểu biết về số liệu, đảm bảo rằng mọi chiến dịch đều đạt được hiệu quả cao nhất.

Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Giải pháp cho doanh nghiệp không có phòng marketing- Ảnh 3.

Performance Marketing thực hiện các hoạt động đo lường chỉ số, đánh giá thành công của chiến dịch marketing

Với vai trò của mình, bộ phận Performance Marketing cần giám sát, đo lường hiệu quả chiến dịch trên các kênh truyền thông khác nhau qua các chỉ số như tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ chuyển đổi (CR), chi phí trên mỗi hành động (CPA), doanh thu trên chi phí quảng cáo (ROAS),... Qua việc phân tích các số liệu này, bộ phận có thể tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng chiến dịch, từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện và tối ưu hóa.

Để đảm đương được các nhiệm vụ trên, các nhân viên Performance Marketing phải có "siêu năng lực" đọc hiểu số liệu, giải mã những con số khô khan thành thông tin giá trị. Từ đó đưa ra các nhận định, kiến nghị hữu ích cho hoạt động quảng cáo, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách và đạt được mục tiêu kinh doanh.

"Người kết nối cộng đồng" - Bộ phận Truyền thông & Quan hệ công chúng (PR)

Bộ phận Truyền thông & Quan hệ công chúng (PR) đóng vai trò như những "nhà ngoại giao" tài ba, chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu, đồng thời tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với truyền thông, công chúng. Đây là bộ phận then chốt giúp doanh nghiệp giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan, đảm bảo thông điệp thương hiệu được truyền tải một cách chính xác và tích cực.

Với vai trò đó, bộ phận PR phải liên tục quản lý các chiến lược truyền thông với mục tiêu xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp. Phòng ban này thường xuyên làm việc với các nhà báo, phương tiện truyền thông và các bên liên quan khác để đưa ra các thông tin và câu chuyện có lợi cho thương hiệu.

Một trong những "siêu năng lực" cũng như là yêu cầu tất yếu của một nhân viên PR chính là khả năng giao tiếp khéo léo, xử lý khủng hoảng truyền thông một cách nhanh nhạy. Họ biết cách lựa chọn từ ngữ, phương pháp truyền tải thông điệp sao cho phù hợp với từng đối tượng và tình huống cụ thể. Khi khủng hoảng xảy ra, bộ phận Truyền thông và Quan hệ công chúng phải nhanh chóng xác định vấn đề, lên kế hoạch và triển khai các biện pháp khắc phục hiệu quả giúp doanh nghiệp giữ vững hình ảnh và danh tiếng.

"Nghệ sĩ thị giác" - Bộ phận Thiết kế

Nếu trả lời cho câu hỏi "phòng marketing gồm những bộ phận nào" mà không đề cập đến bộ phận Thiết kế thì chắc chắn là một thiếu sót lớn bởi phòng ban này có vai trò như những "họa sĩ" tài hoa. Đây là bộ phận không thể thiếu trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách trực quan và hấp dẫn.

Các nhân viên Thiết kế chịu trách nhiệm phát triển các ấn phẩm truyền thông như logo, poster, brochure, banner và các nội dung đồ họa khác. Những sản phẩm này không chỉ cần đẹp mắt, gây ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng mà còn phải phù hợp với chiến lược marketing và nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

"Phép thuật" của bộ phận Thiết kế chính là cảm quan thẩm mỹ tinh tế và khả năng biến ý tưởng thành hiện thực bằng hình ảnh. Họ có thể biến những ý tưởng trừu tượng thành các thiết kế cụ thể, truyền tải thông điệp một cách mạnh mẽ, sáng tạo.

Các nhân vật “phụ” khác

Bộ phận Nghiên cứu thị trường

Bộ phận Nghiên cứu thị trường đóng vai trò là "nhà tiên tri" trong tổ chức, chịu trách nhiệm nắm bắt và dự đoán xu hướng thị trường. Họ thu thập, phân tích dữ liệu chi tiết về khách hàng mục tiêu, từ đó hỗ trợ đưa ra các quyết định chiến lược và định hướng phát triển sản phẩm. Thông qua bộ phận Nghiên cứu thị trường, công ty có thể tiếp cận thị trường một cách hiệu quả, đáp ứng chính xác và kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Phòng marketing gồm những bộ phận nào? Giải pháp cho doanh nghiệp không có phòng marketing- Ảnh 4.

Bộ phận Nghiên cứu thị trường thu thập thông tin từ khách hàng, từ đó định hướng chiến lược marketing phù hợp

Bộ phận Phát triển sản phẩm

Trong cơ cấu phòng marketing, bộ phận Phát triển sản phẩm được ví như "nhà khoa học" có thể kết hợp ý tưởng sáng tạo của mình với nhu cầu thị trường để tạo ra các sản phẩm hiệu quả nhất. Các thành viên trong bộ phận này làm việc chặt chẽ với bộ phận Nghiên cứu thị trường để đảm bảo rằng sản phẩm mới không chỉ độc lạ mà còn phù hợp với xu hướng và mong đợi của khách hàng. Họ cũng thực hiện các bài test sản phẩm và thu thập phản hồi để không ngừng cải tiến chất lượng và tính năng sản phẩm.

Bộ phận Chăm sóc khách hàng

Bộ phận Chăm sóc khách hàng thường được gọi là "những người bạn đồng hành" của khách hàng bởi họ sẽ tập trung vào việc lắng nghe, giải quyết các vấn đề của người dùng. Các nhân viên chăm sóc khách hàng đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và thương hiệu, đảm bảo mọi yêu cầu, khiếu nại đều được xử lý nhanh chóng, thấu đáo. Sự hỗ trợ của bộ phận này không chỉ giúp cải thiện mối quan hệ với khách hàng mà còn cung cấp thông tin quý giá để bộ phận Phát triển sản phẩm và Nghiên cứu thị trường tiếp tục cải tiến, đổi mới.

Ngoài các vị trí cơ bản trong bộ phận Marketing nêu trên, còn có 2 vị trí mới nổi lên trong thời gian gần đây, khi Digital Marketing ngày càng gắn liền với dữ liệu và xu hướng cá nhân hóa - đó là Nhân viên phân tích dữ liệu (BA/DA) và Nhân viên content marketing theo mô hình account marketing.

Nhân viên phân tích dữ liệu (BA/DA)

Để mang lại hiệu quả tối đa, nội dung nên dựa trên dữ liệu. Nhưng hiện nay, không phải ai cũng có thời gian và tập trung để thu thập dữ liệu, xử lý thông tin như các chỉ số về khách hàng, thông tin khách hàng, hiệu quả nội dung,.... Đây chính là lúc nhân viên phân tích dữ liệu (BA/DA) có thể cứu cánh cho bạn.

Vị trí này có mối liên quan mật thiết với nhân viên content marketing theo mô hình account marketing. Nếu không có VA, marketer sẽ khó có thể đưa ra những nội dung sát với insight khách hàng, hay thậm chí không biết tiếp cận khách hàng ra sao. Một VA có thể phụ trách các công việc cơ bản sau trong content marketing và xây dựng backlink:

  • Thu thập dữ liệu thô.
  • Xây dựng dữ liệu.
  • Thu thập thông tin khách hàng cũng như các bên có liên quan.
  • Làm việc với bộ phận account để quảng bá nội dung.
  • Xây dựng backlink (theo cách thủ công).

Nhân viên content marketing theo mô hình account marketing

Với sự lên ngôi của content marketing, đây được coi là một trong những vị trí cần-phải-có trong bất kỳ một bộ phận marketing nào ở mọi lĩnh vực.

Khác với content marketer thông thường, theo mô hình account marketing sẽ đưa ra các nội dung bám sát theo đặc điểm và nhu cầu của một vài nhóm đối tượng cụ thể dựa trên bức chân dung về khách hàng. Content marketer sẽ đưa và quảng bá nội dung này tới nhóm đối tượng mục tiêu cũng như từng cá nhân cụ thể trong nhóm đó.

Hay nói cách khác, vai trò của một content marketer ở đây không chỉ dừng lại ở việc sản xuất nội dung, mà còn là đưa nội dung phù hợp đến đúng đối tượng mục tiêu. Các chủ đề mà vị trí này phụ trách mang tính tập trung cao độ, và dựa vào chân dung của khách hàng mục tiêu.

Dưới đây là một vài các nhiệm vụ cơ bản cho vị trí này:

  • Lựa chọn đối tượng hướng đến.
  • Xác định nhu cầu và mong muốn chủ yếu của họ.
  • Đưa ra chiến lược tiếp cận họ qua nội dung.
  • Lựa chọn bối cảnh nội dung.
  • Làm việc với VA để thu thập dữ liệu về đối tượng mục tiêu.
  • Sản xuất nội dung nhằm mang lại giải pháp cho đối tượng mục tiêu đã có.
  • Hợp tác với VA để có được các thông tin liên hệ về đối tượng mục tiêu.
  • Đăng tải nội dung.
  • Quảng bá nội dung tới từng cá nhân trong nhóm đối tượng mục tiêu.

Giải pháp cho doanh nghiệp không có phòng marketing nội bộ

Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ không có phòng marketing thì giải pháp ở đây đó chính là "thuê ngoài phòng marketing". Việc thuê ngoài phòng marketing đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích có thể kể đến như:

  • Tối ưu nhân sự: Doanh nghiệp sẽ không cần mất công sức đào tạo và lương cố định cho nhân sự, nhưng vẫn sở hữu một đội ngũ marketer có chuyên môn cao.
  • Tiết kiệm thời gian: Doanh nghiệp sẽ không tốn quá nhiều công sức vào việc làm marketing. Tất cả đều do phòng marketing thuê ngoài đảm nhiệm từ A --> Z
  • Xây dựng hệ thống marketing tổng thể: Dựa theo phân tích và đánh giá về doanh nghiệp bạn hiện tại. Phòng marketing thuê ngoài sẽ xây dựng những chiến lược marketing cụ thể, bên cạnh đó là KPI cụ thể cho từng công việc thực thi
  • Luôn tiếp cận nhanh chóng với xu hướng marketing mới

Kết luận

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có hình dung cơ bản về cơ cấu phòng marketing hay từ đó giúp trả lời được câu hỏi phòng marketing gồm những bộ phận nào? các vị trí cần thiết trong bộ phận marketing của mình, cũng như những nhiệm vụ mà họ sẽ phụ trách trong hoạt động marketing tổng thể.

>>Tham khảo thêm:

Trang Tran - MarketingAI

Theo Marketingland.com

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.