Marketing, dù xuất hiện tại Việt Nam muộn hơn nhiều ngành nghề khác, nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất và thu hút rất nhiều sinh viên. Nếu bạn yêu thích Marketing nhưng vẫn băn khoăn về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, cũng như lộ trình thăng tiến của nhân viên marketing. Hãy theo dõi bài viết về phát triển sự nghiệp trong ngành Marketing cùng chúng tôi.
Marketing hiện là một trong những nhóm ngành nghề có nhu cầu lớn nhất. Theo một thống kê, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực marketing. Đây là nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn vì nền kinh tế càng phát triển, người ta càng cần đến marketing. Có đến 30% vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc marketing. Cùng tìm hiểu về ngành marketing, các cấp bậc trong marketing và gợi ý con đường phát triển sự nghiệp ngành Marketing dưới đây:
Entry-Level (Cấp độ thấp nhất trong doanh nghiệp)
Kinh nghiệm yêu cầu: 0-2 năm
Các công việc, vị trí:
- Account Coordinator (Điều phối viên Account)
- Social media coordinator (Điều phối viên Truyền thông xã hội)
- Project coordinator (Điều phối viên dự án)
- Marketing coordinator (Điều phối viên Marketing)
- Event marketing coordinator (Điều phối viên Event Marketing)
- Event marketing specialist (Chuyên viên Event Marketing)
- Marketing Specialist (Chuyên viên Marketing)
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing hoặc những người chưa có kinh nghiệm Marketing, một công việc Marketing ở cấp độ Entry Level là cách tốt nhất để bước chân vào ngành. Nhiệm vụ mà mỗi công việc Marketing cấp Entry Level yêu cầu là khác nhau, nhưng thường liên quan đến việc hỗ trợ nghiên cứu, chăm sóc khách hàng, quản trị và báo cáo cho các Account, Media Planner (người lập kế hoạch truyền thông) hoặc Client Services Managers (Quản lý dịch vụ khách hàng).
Một khi một nhân viên cấp Entry-Level thể hiện năng lực và hoàn thiện các nhiệm vụ cơ bản, họ sẽ nhận được nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Bước tiếp theo có thể là hỗ trợ quá trình sáng tạo, trình bày báo cáo, dự đoán cho lãnh đạo công ty/ khách hàng tiềm năng, hoặc chịu trách nhiệm điều phối một sự kiện hoặc dự án đặc biệt. Các công việc Marketing cấp Entry-Level có thể không hấp dẫn, nhưng cung cấp cho họ những hiểu biết, kiến thức cơ bản về ngành Marketing và các hoạt động của doanh nghiệp.
Marketing Manager (Quản lý Marketing)
Kinh nghiệm yêu cầu: 3-4 năm
Các công việc chính và vị trí:
- Advertising manager (Quản lý quảng cáo)
- Public relations manager (Quản lý PR)
- Promotions manager (Quản lý quảng bá)
- Brand manager (Quản lý thương hiệu)
- Sales manager (Quản lý bán hàng)
- Social media manager (Quản lý phương tiện truyền thông xã hội)
- Community manager (Quản lý cộng đồng)
- Product marketing manager (Quản lý Marketing sản phẩm)
Bước hợp lý tiếp theo trong con đường sự nghiệp là làm Quản lý Marketing. Quản lý ban hành, duy trì và đánh giá các chiến lược Marketing. Vai trò này đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, vì họ cần phải phối hợp thực hiện chiến lược Marketing và thiết lập các quy trình, đồng thời nuôi dưỡng sự tăng trưởng của các nhân viên Entry-Level.
Director of Marketing (Giám đốc Marketing)
Kinh nghiệm yêu cầu: 6-7 năm
Công việc và vị trí:
- Director of Marketing Research (Giám đốc nghiên cứu thị trường)
- Director of Advertising sales (Giám đốc Quảng cáo bán hàng)
- Director of Media (Giám đốc truyền thông)
- Director of Public Relations (Giám đốc PR)
- Director of Marketing Analytics (Giám đốc phân tích Marketing)
Giám đốc Marketing tập trung vào các chiến lược Marketing. Sau khi nhận được nghiên cứu và báo cáo từ các nhà quản lý Marketing các chi tiết điều kiện thị trường, dữ liệu khách hàng và hoạt động của đối thủ cạnh tranh, giám đốc Marketing sẽ điều chỉnh chiến lược tổng thể với mục tiêu kinh doanh. Với Giám đốc Marketing, họ cần đẩy mạnh ý định mua và sự quan tâm và hứng thú với khách hàng tiềm năng của thương hiệu.
VP of Marketing (Phó Chủ tịch Marketing)
Kinh nghiệm yêu cầu: 12-14 năm
Các công việc chính và vị trí tương ứng:
- VP of Brand Development (Phó chủ tịch phát triển thương hiệu)
- VP of Digital Marketing (Phó chủ tịch Digital Marketing)
VP Marketing đòi hỏi tất cả các kỹ năng lãnh đạo, kỹ thuật và kinh doanh. Thường xuyên đóng vai trò là người phát ngôn cho công ty, VP Marketing cũng phải làm việc với các bộ phận khác trong công ty với mục tiêu thu hẹp khoảng cách và đẩy mạnh sản phẩm, dịch vụ công ty. Ngoài các hoạt động quảng cáo và các hoạt động về định hướng cho nhân viên, vai trò của VP Marketing có thể bao gồm phỏng vấn và tuyển dụng các vị trí chính trong công ty.
Chief Marketing Officer (CMO – Giám đốc điều hành Marketing)
Kinh nghiệm yêu cầu: 20+ năm
CMO là vị trí Marketing cao cấp nhất của các cấp bậc trong marketing. Họ chịu trách nhiệm hướng tất cả các lĩnh vực Marketing, bao gồm phát triển, lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện các sáng kiến Marketing. CMO báo cáo cho Tổng Giám đốc (CEO) và chịu trách nhiệm cuối cùng về ROI của các sáng kiến Marketing trong công ty.
Trong khi đây là một Infographic của con đường sự nghiệp trong ngành Marketing thông thường, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn là tuyệt đối. Có nhiều nhánh Marketing khác nhau như: Brand Marketers (Marketing thương hiệu), Marketing Technologists (kỹ sư công nghệ Marketing), Marketing Consultants (Tư vấn Marketing)… và nhiều vai trò và trách nhiệm công việc khác nhau thuộc ngành markteting trong tương lai sẽ xuất hiện.
Bài viết liên quan:
- Tổng hợp các mức lương các vị trí Marketing tại Việt Nam
- Phòng marketing gồm những bộ phận nào?
- Quy trình làm việc cho bộ phận Content Marketing
Trang Ami – MarketingAI
Bình luận của bạn