Chiến lược Marketing của Shopee: "Thủ lĩnh" ngành thương mại điện tử

21 Thg 10

Tính đến Quý 3. 2021 Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử đứng đầu Việt Nam với số lượng người truy cập lên tới 77.826.700 mỗi tháng trên tất cả các nền tảng từ Android đến iOS. Để có thể đạt thành tựu này Shopee đã vượt qua rất nhiều khó khăn và triển khai những chiến lược marketing thành công mang đến rất nhiều bài học để chúng ta học hỏi. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu và phân tích chiến lược marketing của Shopee qua bài viết sau.

Chiến lược sản phẩm của shopee trên thiết bị di động
Chiến lược sản phẩm của shopee trên thiết bị di động nhắm thẳng vào khách hàng mục tiêu của shopee

Tổng quan về thương hiệu Shopee

Chắc hẳn ai cũng biết nền thương mại điện tử Shopee đang thống lĩnh thị trường hiện nay. Ra mắt từ năm 2015, nền tảng được thiết kế riêng cho các khu vực mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng. Shopee ra mắt 7 thị trường bao gồm: Singapire, Malaysia, Thái Lan... nhằm mở rộng hoạt động, Shopee liên tục phát hành tại các thị trường mới trên khắp châu Mỹ Latinh và Châu Âu.

Tầm nhìn và sứ mệnh của Shopee

Tầm nhìn của Shopee là mong muốn sẽ tạo ra các trải nghiệm mua sắm trực tuyến đơn giản, dễ dàng và mang đến giá trị ưu đãi, độ an toàn, nhanh chóng thông qua hỗ trợ hậu cần và thanh toán cho khách hàng. Sứ mệnh: Kết nối người mua và người bán. Giá trị cốt lõi: an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và đơn giản.

Khách hàng mục tiêu của shopee

Trước hết, vì Shopee là một ứng dụng được thành lập tại quốc gia thuộc Đông Nam Á, hơn thế nữa hãng cũng hoạt động mạnh mẽ tại nơi đây nên khách hàng mục tiêu của hãng là các thị trường như: Singapore, Myanmar, Thailand, Indonesia, Malaysia, Vietnam, Philippines. Đây cũng là một thị trường mà khách hàng có nhu cầu cao về mua sắm Online, ngành TMĐT cũng được cho là có mức tăng theo hàng năm vượt trội. Nếu để so sánh thì tiềm năng, doanh thu từ ngành này tạo ra cao hơn tất cả những ngành khác khi tiếp cận được 20 triệu lượt Downloads.

Những chiến lược marketing của shopee được triển khai
Những chiến lược marketing của shopee được triển khai (Nguồn: The Payoneer Blog)

Đối thủ cạnh tranh của shopee

Shopee hiện đang có mặt ở 7 quốc gia phục vụ hàng trăm triệu khách hàng tại những quốc gia đó, chính vì thế Đông Nam Á là một nơi cực kỳ tốt để các thương hiệu rót vốn vào đầu tư. Có thể thấy đối thủ cạnh tranh hàng đầu mà hãng luôn đem ra làm trọng tâm chính là: Lazada, một thương hiệu con được Alibaba rót vốn đầu tư. Thêm vào đó, tại nhiều thị trường thì hãng có đối thủ cạnh tranh nội địa riêng cạnh tranh trực tiếp tới thị phần của hãng. Ví dụ như tại Việt Nam có: Tiki, Sendo, Adayroi! hay tại Indonesia có: Tokopedia, Bukalapak,; Philippines có: Zalora; Singapore có: Qoo 10 Singapore.

Đối thủ cạnh tranh của shopee là lazada
Để cạnh tranh với lazada thì đòi hỏi chiến lược marketing của shopee phải thật đặc biệt (Nguồn: blogspot)

Chiến lược marketing của Shopee

Shopee hiện là một trong những trang thương mại điện tử thành công nhất trên thị trường với thị phần lớn tại nhiều quốc gia Đông Nam á. Sức ảnh hưởng của nó khiến công ty chủ của Shopee trở thành một trong những thương hiệu giàu có nhất trong khu vực. Điều giúp thương hiệu này đạt được thành công vang dội như hiện tại chính là chiến lược Marketing của Shopee. Cách mà Shopee đã thực hiện với chiến lược Marketing Mix của mình như thế nào? Chúng ta hãy đi tìm hiểu ngay thôi nào.

Product (Sản phẩm): 

Hãng câu kéo khách hàng của mình bằng chiến lược phát triển ứng dụng riêng cho mỗi nước, đây là một phần trong chiến lược tập trung vào cách tiếp cận địa phương hóa cao cho từng thị trường một. Với chiến lược cá nhân hóa theo từng thị trường, thì Shopee đã đạt được thành công đáng mơ ước ở từng quốc gia. Sản phẩm của hãng tạo ra là một trang web được tối ưu với các ngôn ngữ khác nhau, cùng với đó là sự trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi thiết kế Website dựa vào thói quen sử dụng của khách hàng. Thêm vào đó, hãng cũng chăm chút về mặt hình ảnh của mình trên website khiến cho các sản phẩm bán hàng trở nên hấp dẫn hơn tạo ra hứng thú với mỗi khách mua.

Chiến lược marketing của shopee về sản phẩm Chiến lược marketing của shopee về sản phẩm

Price (Giá cả):

Chiến lược về giá trong tổng thể chiến lược Marketing của Shopee bao gồm hãng đã kích thích những chủ hộ kinh doanh bằng những mức giá ưu đãi khi trở thành thành viên. Thêm vào đó, hãng cũng hỗ trợ tối đa về giá ship, các code Freeship để gia tăng sức mua của khách hàng khi sử dụng ứng dụng của mình. Hơn nữa, việc hỗ trợ giá này cũng khiến cho giá của Shopee cũng hấp dẫn hơn so với các thương hiệu đối thủ khiến cho trong thời gian đầu ra mắt hãng cũng nhận được sự chú ý từ khách hàng của mình.

Place (Kênh phân phối)

Shopee hoạt động dưới hình thức ứng dụng, một chợ trực tuyến kết nối giữa người mua và người bán. Mới vào Việt Nam từ tháng 8.2016, đến hiện tại số lượng tải ứng dụng Shopee đã tăng gấp 3 lần, đạt 5 triệu lượt. Cộng đồng người bán cũng đồng thời tăng 3 lần trong 1 năm. Nếu như năm ngoái Shopee chỉ mới đạt 1,8 triệu lượt tải về trong năm 2016 thì đến nay đã đạt 5 triệu. Tính đến nay, Shopee có hoạt động ở 7 quốc gia châu Á, với tổng cộng 40 triệu lượt tải về. Thêm vào đó, hãng cũng liên kết với những đối tác vận chuyển có mạng lưới tốt nhất ở từng quốc gia để khách hàng có những trải nghiệm nhanh nhất có thể.

Chiến lược marketing của Shopee về kênh phân phối

Promotion (Quảng bá)

Hơn thế, Shopee còn thực hiện làm Marketing bằng cách tạo ra những viral TVC nhằm quảng bá cho thương hiệu của mình để nhiều người biết tới. Thêm vào đó, hãng cũng thực hiện nhiều chương trình khuyến mại giảm giá nhằm kích cầu người dùng tham gia mua hàng theo từng đợt. Những chiến lược này đơn giản nhưng lại giúp Shopee đạt thành công ở từng thị trường mà hãng nhắm vào. Điểm mạnh lớn nhất của thương hiệu này chính là dựa vào những Campaign truyền thông gây ấn tượng mạnh với khách hàng ở nhiều quốc gia tại Đông Nam Á, những chiến dịch này tạo ra được hiệu ứng rất tốt cho thị trường.

Có thể thấy hai công ty này đã nắm bắt được một xu hướng ở Việt Nam là người tiêu dùng sẽ dần dịch chuyển từ mua sắm trực tuyến bằng máy tính để bàn sang bằng thiết bị di động. Đây cũng là một hiện tượng đã và đang xảy ra tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cách thực hiện chiến lược 4P của Shopee và Lazada thể hiện nhiều sự tính toán riêng cũng như một sức sáng tạo vượt ngoài khuôn khổ đã có trước đó.

5 Bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cơ bản

Các chiến dịch truyền thông của Shopee

Shopee là một thương hiệu có hoạt động mạnh mẽ trên mặt trận quảng cáo truyền thông, khi những chiến lược của hãng rất thành công về mặt gia tăng độ phủ trên thị trường. Các chiến dịch truyền thông của Shopee thường nhắm đến sự ngắn gọn, xúc tích, dễ dàng đi vào tai và hơn cả là dễ dàng tiếp cận được người dùng hiện nay. Chính vì thế mà các chiến dịch truyền thông nổi bật trong tổng thể chiến lược Marketing của Shopee như sau:

  • Viral TVC
  • Slogan ngắn gọn, bắt tai
  • Sử dụng KOLs nổi tiếng với lượng phủ nhất định
  • Màu sắc nổi bật đặc trưng của thương hiệu gây ấn tượng cho người xem
Các chiến lược marketing của shopee TVC bắt trend cực nhanh và chính xác

Các chiến dịch truyền thông của Shopee
Các chiến lược marketing của shopee (Nguồn: Facebook)

Kết luận:

Như vậy, cả chiến lược marketing của Shopee và Lazada đều đang có những cách thức riêng của mình để tập trung tấn công vào thị trường mua sắm trên di động. Bước đầu cả hai đều đã đạt được thành công đáng kể. Cụ thể, theo bản đồ thương mai điện tử của iPrice Group, hai ứng dụng di động của Shopee và Lazada liên tục so kè nhau ở các thứ hạng cao nhất tại thị trường Đông Nam Á.

Theo Iprice

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.