Những nhà tuyển dụng thường chú ý đến mục tiêu nghề nghiệp của người ứng tuyển khi quyết định lựa chọn nhân viên chính thức. Mục tiêu nghề nghiệp có thể đơn giản như việc nêu rõ công việc bạn mong muốn làm trong tương lai hoặc mục tiêu 5-10 năm. Tuy nhiên, cách viết mục tiêu nghề nghiệp marketing ra sao để các nhà tuyển dụng cân nhắc là điều không phải ai cũng biết làm. Cùng MarketingAI tìm hiểu mục tiêu nghề nghiệp marketing là gì và cách viết khiến CV của bạn tỏa sáng trong ngành marketing qua bài viết sau.
Mục tiêu nghề nghiệp marketing là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp nói chung và mục tiêu nghề nghiệp marketing nói riêng trong CV là một tuyên bố về mục tiêu việc làm của bạn, thường được liệt kê ở đầu bản hồ sơ xin việc. Một mục tiêu lý lịch thường dài từ một đến ba câu và đạt được hiệu quả khi nó phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển. Trong CV tiếng anh, mục tiêu nghề nghiệp là phần Career Objectives sẽ cho biết loại nghề nghiệp nào bạn đang tìm kiếm, và những kỹ năng, kinh nghiệm bạn có khiến bạn trở nên lý tưởng cho nghề nghiệp đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể bao gồm những công việc nổi bật bạn đã làm qua và chúng hỗ trợ cho sự nghiệp tương lai của bạn như thế nào.
>>> Xem thêm: CV là gì? 1 số lưu ý quan trọng khi tạo CV cho ngành Marketing
Ví dụ, bạn có thể nêu một số thành tựu trong quá khứ và sau đó chuyển sang các loại thành tích bạn hy vọng sẽ đạt được trong tương lai (lý tưởng nhất là những thành tựu bạn muốn đạt được cho công ty bạn đang ứng tuyển). Thực tế, không bắt buộc phải có phần Career Objectives trong CV, nhưng nó có thể thuyết phục nhà tuyển dụng biết rằng bạn biết bạn nghiêm túc muốn gì và có những tố chất gì có thể phù hợp với ngành nghề đó.
Một số lưu ý trong mục tiêu nghề nghiệp Marketing
Hướng đến bảng yêu cầu công việc
Do bản chất môi trường làm việc của ngành Marketing rất đa dạng, bạn cần đảm bảo được mục tiêu của mình phù hợp với yêu cầu của ngành. Phân tích rõ ràng và cụ thể các mục tiêu, sau đó chỉnh sửa phù hợp với yêu cầu với công việc mong muốn. Nhà tuyển dụng sẽ thấy rõ bạn rất am hiểu công việc mình ứng tuyển và tạo thiện cảm.
So sánh với năng lực cá nhân
Sau khi đã phân tích được các mục tiêu nghề nghiệp marketing trong công việc cá nhân, bạn nên cân nhắc lại độ phù hợp với năng lực bản thân. Không nên lưa chọn những công việc đòi hỏi yêu cầu quá cao khi bản thân vẫn chưa đủ đáp ứng. Việc nhận định năng lực bản thân giúp bạn tăng khả năng trúng tuyển hơn.
Nổi bật giá trị bạn có thể mang lại cho công ty
Giá trị mà bạn mang lại cho công ty cần ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ trong phần mục tiêu. Hãy nói về những dự định bạn sẽ làm mang lại lợi ích cho công ty đừng chỉ nói về những điều bạn muốn đạt được. Khi bạn học hỏi được kinh nghiệm tại công ty thì cũng phải đảm bảo mình đóng góp được cho công ty. Điều này giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy được mục tiêu của bạn, nhằm hỗ trợ và xem xét mức độ phù hợp với vị trí.
Thể hiện cá tính, con người của ứng viên
Với một công việc đòi hỏi sự sáng tạo và năng động như Marketing, việc nêu lên cá tính bản thân và những phẩm chất tốt nhất của bạn sẽ trở nên quan trọng. Cá tính của bạn sẽ là nhân tố trong quá trình nhận xét mức độ phù hợp. Do đó, đừng ngần ngại chia sẻ cũng như làm nổi bật màu sắc của cá nhân kể cả khi những nội dung đó mang nhiều yếu tố học thuật và cứng nhắc.
>>> Xem thêm: Hồ sơ xin việc gồm những gì? Tất cả những gì cần biết để có Hồ sơ hoàn hảoCách viết mục tiêu nghề nghiệp khiến CV của bạn tỏa sáng trong ngành
Khi nhà tuyển dụng đọc CV của ứng viên, họ muốn biết ba điều:
- Bạn có đủ điều kiện cho công việc này?
- Bạn đã tạo ra một tác động đến công ty cũ trong vai trò hiện tại hoặc trước đây?
- Làm thế nào bạn tác động đến công ty của chúng tôi trong vai trò cụ thể này?
Nếu bạn có thể cung cấp cho họ bản xem trước rõ ràng và súc tích về ba câu trả lời này trong vài dòng đầu tiên của CV, họ sẽ bắt đầu nghĩ về tiềm năng của bạn với tư cách là một nhân viên tại công ty. Điều này cũng sẽ mang lại cho họ ấn tượng đầu tiên tích cực và khiến họ đọc phần còn lại của CV để xác nhận xem bạn có phải một ứng viên phù hợp.
Nếu bạn muốn bao gồm một mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch, điều quan trọng là phải tùy chỉnh mục tiêu trở nên phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển. Bạn càng cụ thể, bạn càng có cơ hội được xem xét cao hơn bởi các nhà tuyển dụng. Một mục tiêu mới nên được viết cho mỗi công việc ứng tuyển khác nhau.
Bạn nên tập trung vào các kỹ năng và kinh nghiệm cụ thể có liên quan trực tiếp đến công việc. Một chiến lược hiệu quả khác là bao gồm các từ khóa nổi bật trong bản JD công việc mà HR đăng tuyển trong bản hồ sơ công việc. Điều này không chỉ có thể làm tăng cơ hội hồ sơ được chọn bởi hệ thống tuyển dụng của công ty mà còn nhấn mạnh trình độ cá nhân của người xin việc phù hợp với công ty như thế nào.
Một trong những mối nguy hiểm của mục tiêu nghề nghiệp marketing trong CV chính là tập trung quá nhiều vào những gì bạn muốn trong sự nghiệp tương lai mà không phát triển những khả năng của bản thân để tăng thêm giá trị cho công ty. Do đó, mục tiêu nghề nghiệp không chỉ nên bao gồm thông tin về nghề nghiệp mà bạn muốn mà còn nên đính kèm lý do tại sao bạn là một ứng cử viên lý tưởng cho công việc đó. Bất kỳ thông tin ngắn gọn nào nêu bật kinh nghiệm của bạn cũng là một điểm mạnh, bao gồm cả những năm trong ngành, những kỹ năng cụ thể hay bất kỳ bằng cấp nào khác. Ngoài ra, những ví dụ về cách bạn có thể thêm giá trị hoặc cải thiện công ty cũng chính là một trong những điểm sáng.
>>> Xem thêm: Cách viết CV Digital Marketing “đốn tim” nhà tuyển dụng
Các tùy chọn khác để bắt đầu CV cho người ứng tuyển
- Tuyên bố ngắn gọn: Tuyên bố gắn gọn tóm tắt sơ yếu lý lịch hoặc tuyên bố trình độ về các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn được viết cho một công việc cụ thể chính là những gì nhà tuyển dụng cần. Không giống như mục tiêu nghề nghiệp, tuyên bố ngắn gọn tập trung trực tiếp vào cách bạn có thể hưởng lợi và gia tăng giá trị cho công ty, thay vì mục tiêu nghề nghiệp của riêng từng cá nhân.
- Tuyên bố cá nhân: Một lựa chọn khác là thêm một tuyên bố cá nhân vào CV. Tuyên bố này ngắn hơn mục tiêu nghề nghiệp khoảng 15 từ - và nó nêu bật những thành công và kỹ năng chính của bạn.
- Tiêu đề: Tiêu đề thậm chí còn ngắn hơn một tuyên bố cá nhân. Đó là một cụm từ giải thích kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bạn.
Ví dụ về cách viết mục tiêu nghề nghiệp marketing
Marketing ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu bạn muốn đạt được trong vòng 1 năm. Trong khoảng thời gian 1 năm này, bạn chỉ nên liệt kê những việc bạn có thể đạt được, đừng viết những mục tiêu ngoài tầm với. Nếu có thể, bạn hãy cụ thể hóa bằng những giá trị mà bản thân có thể mang lại cho doanh nghiệp khi làm việc tại đó.
“Mục tiêu trước mắt của tôi là trở thành nhân viên của Admicro và hoàn thành tốt các công việc được cấp trên đề ra. Tôi muốn trong 6 tháng có thể giúp thương hiệu Admicro được nhiều người biết tới hơn.”
Marketing dài hạn
Mục tiêu dài hạn là những điều bạn muốn đạt được trong vòng 3 năm, 5 năm. Các mục tiêu nghề nghiệp marketing ngắn hạn là bước đệm để bạn thực hiện các mục tiêu dài hạn của mình. Bạn phải nêu được những mục tiêu cụ thể của mình trong một khoảng thời gian nhất định và phải thể hiện được bạn có đủ khả năng làm việc đó bằng những kinh nghiệm, nỗ lực của mình.
“Mục tiêu 3 năm tới của tôi là có đủ kiến thức, kỹ năng và trở thành trưởng phòng Marketing của Admicro.”
Một số mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp của một số vị trí Marketing
Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên Content Marketing
“Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, thương mại...có khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt, cuốn hút và thích làm việc trong lĩnh vực Marketing. Tôi sử dụng kỹ năng sáng tạo nội dung của mình trong một số lĩnh vực dịch vụ, sản phẩm của công ty… Đây cũng là cơ hội để tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc và trở thành nhà tiếp thị nội dung chuyên nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào.”
>>>Xem thêm: 50+ mẫu CV Content Marketing “lấy lòng” nhà tuyển dụng
Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên Digital Marketing
“Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Marketing của trường Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại...và đã được đào tạo sử dụng các công cụ tiếp thị kỹ thuật số như SEO, Google Adwords, Facebook Ads, … Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Digital Marketing của công ty để có cơ hội học hỏi, trau dồi thêm kiến thức kỹ năng, nâng cao chuyên môn. Đồng thời, với những kiến thức và kinh nghiệm đã có, tôi đặt mục tiêu trong 2 năm tới là trở thành một Marketer chuyên nghiệp.”
Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên PR
Tôi đã có kinh nghiệm trong truyền thông, quảng cáo cho một số công ty. Với kỹ năng xây dựng kế hoạch PR và truyền thông mà tôi đang có cùng với những mối quan hệ với các bên báo chí, tôi tin rằng bản thân sẽ tạo ra nhiều kế hoạch truyền thông hiệu quả nhất cho quý công ty.”
Kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing là gì. Tin rằng, với những thông tin này, bạn đã có những chuẩn bị sẵn sàng CV chất lượng nhất cho cuộc phỏng vấn tuyển dụng trong thời gian sắp tới.
>>> Có thể bạn quan tâm: JD là gì? Các tips viết JD sao cho thu hút ứng viên nhấtNguồn: The Balance Career
Bình luận của bạn