JD là gì? Trong thời đại ngày nay, JD không phải là khái niệm quá xa lạ với sinh viên và người đi làm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm về JD. Trong lĩnh vực tuyển dụng, nhân viên nhân sự cần rất nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu kỹ năng viết JD. Một bản JD rõ ràng, súc tích và biết cách đánh vào tâm lý tìm việc của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận được nhiều hồ sơ tốt và có nhiều lựa chọn hơn.
Vậy JD là gì mà có tác dụng thần thánh đến như vậy. Trong bài viết này, hãy cùng MarketingAI tìm hiểu tất cả những điều cần biết xoay quanh JD và cách tạo một JD ấn tượng nhất.
JD là gì?
JD viết tắt của từ "Job Description", có nghĩa là bản mô tả công việc được các nhà tuyển dụng đưa cho ứng viên theo vị trí công việc đang cần tuyển ở doanh nghiệp. JD được viết đơn giản, dễ hiểu, tóm tắt những gì quan trọng nhất về công việc để ứng viên so sánh xem năng lực bản thân có phù hợp với công việc hay không?
>>> Xem thêm: CV là gì? 1 số lưu ý quan trọng khi tạo CV cho ngành Marketing
Vai trò chính của JD
JD có vai trò quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Thông qua JD, nhà quản trị lẫn ứng viên có thể hình dung rõ ràng nhất trách nhiệm công việc, hiệu quả công việc cũng như điều chỉnh các kế hoạch phát triển công ty và điều chỉnh chúng hợp lý.
Với nhà quản trị
Với nhà quản trị, JD có vai trò quan trọng vì thông qua bản mô tả này, họ có thể dễ dàng theo dõi chất lượng, hiệu quả công việc cũng như vạch định kế hoạch phát triển công ty trong tương lai. Một bản JD hấp dẫn sẽ chứng tỏ tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Một số vai trò của JD tuyển dụng việc làm đối với nhà quản trị và phía doanh nghiệp:
- Là căn cứ quan trọng để đánh giá, lọc và lựa chọn ứng viên phù hợp nhất với vị trí công việc.
- Là bản theo dõi để đánh giá họ có thực hiện tốt những gì mô tả công việc yêu cầu hay không.
- JD là gì? JD ngoài là bản mô tả công việc còn là hình thức giúp doanh nghiệp truyền thông và xây dựng thương hiệu của mình.
Với ứng viên và nhân viên
Với ứng viên và nhân viên, JD được xem là bản tóm tắt công việc hoàn chỉnh nhất để ứng viên có thể đối chứng năng lực xem có phù hợp với những tiêu chí công việc mà công ty đưa ra hay không. Cụ thể một số vai trò của JD với ứng viên, nhân viên có thể kể đến như:
- Hiểu hơn về công việc và vị trí mà công ty đang ứng tuyển.
- Căn cứ quan trọng để đánh giá khả năng, năng lực của ứng viên hiện tại so với yêu cầu tuyển dụng của công ty, vị trí công việc.
- Hiểu rõ mức đãi ngộ cũng như mức lương của công ty để so sánh với kỳ vọng bản thân, từ đó đưa ra quyết định có nên ứng tuyển hay không.
- JD xin việc là gì? JD là căn cứ để ứng viên điều chỉnh các nội dung trong CV xin việc, góp phần tăng khả năng trúng tuyển.
Hạn chế của JD
- Mô tả công việc có thể không phù hợp với một số vị trí quản lý cấp cao vì họ nên là người tự do chủ động và tìm ra những hướng đi mới hiệu quả hơn.
- JD không quá linh hoạt trong một tổ chức có sự thay đổi cấu trúc, bộ phận nhanh chóng.
- Những thay đổi liên tục trong nội dung công việc có thể dẫn đến mô tả công việc đã lỗi thời.
- Quá trình mà một tổ chức sử dụng để mô tả công việc có thể không được tối ưu.
Nội dung cần có của JD
Không có một khuôn mẫu tiêu chuẩn nào cho JD. Tuy nhiên, để thu hút ứng viên, một bản JD tiêu chuẩn cần ít nhất đảm bảo các nội dung như:
- Vị trí công việc: nhà tuyển dụng cần thông báo vị trí đang cần tuyển dụng tại công ty để giúp ứng viên khoanh vùng công việc tốt nhất. Các thông tin về công việc, nơi làm việc, thời gian làm việc... cũng cần đính kèm đầy đủ.
- Mô tả trách nhiệm: đây là phần khá quan trọng bởi sẽ nêu bật cụ thể công việc mà ứng viên cần làm là gì, khối lượng công việc bao nhiêu, chỉ tiêu KPI và vì sao lại thực hiện các yêu cầu đó.
- Yêu cầu năng lực: những yêu cầu về nền tảng kiến thức, bằng cấp, kỹ năng cứng/mềm mà ứng viên cần có hay các đòi hỏi về tiêu chuẩn, điều kiện từng vị trí để hoàn thành công việc mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
- Trình độ học vấn: là yêu cầu cần thiết phải đặt ra đòi hỏi người đạt đủ các bằng cấp chuyên ngành thuộc lĩnh vực tuyển dụng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
- Quyền hạn vị trí công việc: nếu rõ quyền hạn, vị trí công việc với bộ phận quản lý nhằm phân luồng quản trí hợp lý trong doanh nghiệp.
- Thu nhập: đây là phần khá quan trọng để ứng viên nắm rõ mức lương sẽ nhận được hàng tháng. Thông thường bản JD sẽ đưa ra mức lương cụ thể hoặc mức lương trong khoảng giới hạn, bao gồm lương cơ bản, phụ cấp, thưởng nếu hoàn thành tốt việc được giao.
Tips giúp viết JD thu hút
Để xây dựng một bản JD chuyên nghiệp, thu hút nhiều ứng viên, nhà tuyển dụng cần chú ý một số mẹo sau:
Mô tả công việc chính xác, phù hợp
Đây là phần quan trọng nhất trong JD. Ứng viên sẽ không thể hiểu vị trí công việc họ ứng tuyển là gì nếu nhà tuyển dụng viết các mô tả công việc chung chung, sơ sài, gây mơ hồ, hiểu nhầm.
Trong phần mô tả công việc, nhà tuyển dụng nên bắt đầu với các động từ như: xử lý, phát triển, triển khai... theo thứ tự từ việc quan trọng nhất đến việc ít quan trọng hơn. Nhà tuyển dụng có thể liệt kê từ 3 -5 nhiệm vụ để ứng viên hiểu rõ công việc một cách nhanh chóng.
Làm nổi bật quyền lợi, chế độ đãi ngộ
Bên cạnh mô tả công việc rõ ràng, ứng viên cũng rất quan tâm đến vấn đề lương thưởng, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc... của doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng nên nêu bật một cách chi tiết, cụ thể các vấn đề này thì chắc chắn JD sẽ thu hút được nhiều nhân tài hơn.
Thông tin tuyển dụng cụ thể, rõ ràng
Một JD chuyên nghiệp sẽ để lại thông tin liên hệ rõ ràng để ứng viên có thể kết nối, gửi hồ sơ cho nhà tuyển dụng. Một số thông tin cần có như:
- Thông tin về công ty: Tên công ty, địa chỉ, website, … là những thứ cần có trong bản mô tả công việc.
- Thông tin liên hệ: Số điện thoại của đại diện nhà tuyển dụng khi ứng viên muốn liên lạc trực tiếp.
Ngoài ra, JD cũng cần chứa các từ khóa liên quan đến công việc tuyển dụng. Thường các ứng viên sẽ có xu hướng tra từ khóa cần tìm trên google, vì vậy tin tuyển dụng nếu có các key trùng khớp thì khả năng sẽ thăng hạng tìm kiếm tốt hơn.
>>> Xem thêm: CV là gì? 1 số lưu ý quan trọng khi tạo CV cho ngành MarketingSự khác nhau giữa JD và JP là gì?
JP là viết tắt của Job Profile (tạm dịch: hồ sơ công việc). Xét về chức năng, JP và JD có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, xét về mục đích thì JD chủ yếu trả lời câu hỏi "Phải làm gì" trong khi JP trả lời đồng thời 2 câu hỏi: “Chủ yếu làm gì?” và “Phải làm tốt như thế nào?”.
Hầu hết JD hiện nay chỉ mô tả công việc - cho ứng viên biết vị trí, chức danh công việc họ cần làm. Còn khi chuyển sang JP, người đọc sẽ hiểu chức danh này làm những việc gì (KPA – Key Performance Area) và những việc này sẽ được đánh giá thông qua các tiêu chí nào (KPI – Key Performance Indicator). KPA có thể hiểu đơn giản là một chức năng của công việc mà ứng viên cần làm.
Chẳng hạn, một trong những KPA của bộ phận HR là tuyển dụng. Điều đó có nghĩa, bộ phận này có chức năng tuyển dụng. Còn KPI là chỉ số để đánh giá hiệu quả làm việc của cá nhân hoặc bộ phận. Trong JP, mỗi công việc sẽ có một tiêu chí chủ yếu để đo lường và đánh giá hiệu quả công việc.
Khi thay JD bằng JP, ứng viên không chỉ hiểu rõ công việc mình phải làm mà còn hiểu được cách đánh giá hiệu quả công việc thông qua các tiêu chí nào. Điều này sẽ tạo động lực để ứng viên cô gắng hoàn thành công việc theo các tiêu chí đã đề ra.
Nếu bạn quan tâm đến những công việc mới nhất và đang HOT liên quan đến ngành Marketing và truyền thông có thể tham khảo tại: https://job.vccorp.vn . Vccorp hiện đang là công ty tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và nội dung số. Với hơn 15 năm phát triển, VCCorp đã xây dựng được một hệ sinh thái Internet rộng lớn, có giá trị đóng góp lớn vào sự phát triển của Internet Việt Nam trong một thập kỷ qua
Kết
JD là gì? Ngày nay, JD là thứ quan trọng gắn liền với lĩnh vực tuyển dụng và việc làm. Khác với đơn xin việc hay hồ sơ xin việc của ứng viên, JD là được xem là "hồ sơ" của nhà tuyển dụng, thể hiện cho ứng viên thấy các thông tin cần thiết nhất về công việc và giúp quy trình tuyển dụng trở nên nhanh chóng hơn. Một bản JD chuyên nghiệp, thu hút nhưng vẫn ngắn gọn, truyền tải đủ thông tin sẽ giúp người tuyển dụng tránh được tình huống "đúng người, sai việc". Hy vọng thông qua bài viết trên của MarketingAI, các bạn đã hiểu được JD là gì cũng như cách viết JD sao cho hấp dẫn nhất.
Hải Yến - MarketingAI
Bình luận của bạn