Cách viết CV Digital Marketing được rất nhiều nhân sự mới làm việc ở mảng Digital Marketing quan tâm. Dưới đây, Marketing Ai sẽ chia sẻ cách viết CV cho công việc này thật hiệu quả!
Marketing cũng như đa số các lĩnh vực hiện nay đang được số hóa liên tục và chuyển đổi sang các các thức, nền tảng thông minh. Digital Marketing là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ nhất sự chuyển đổi và xu hướng này.
Không thể phủ nhận những năm gần đâu, rất nhiều bạn trẻ dần quan tâm hơn đến các công việc về Digital Marketing. Không chỉ dừng lại ở việc tò mò Digital Marketing là gì, làm Digital Marketing là làm gì mà đã đủ kinh nghiệm và kiến thức để làm nghề.
Theo đó, các công việc về mảng marketing này cũng được quan tâm nhiều hơn, bắt đầu đơn giản từ việc làm thế nào để viết CV ứng tuyển cho vị trí Digital Marketing một cách thu hút nhất.
Những lưu ý khi viết CV Digital Marketing
Trước khi thực hiện viết CV cho vị trí Digital Marketing, hãy ghi nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây.
Xác định mẫu CV phù hợp
Không phải chỉ ở vị trí về Digital Marketing, các ứng viên mới cần xác định cho mình một mẫu CV phù hợp. Mẫu CV thường được chia theo lĩnh vực làm việc cụ thể hoặc theo năm kinh nghiệm làm việc. Với sinh viên mới ra trường, các vị trí thực tập hoặc yêu cầu ít năm kinh nghiệm, mẫu CV cần được tập trung vào kỹ năng nhiều hơn là kinh nghiệm. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên một cách khách quan hơn và hướng nhà tuyển dụng đến những tiềm năng, ưu điểm mà ứng viên có.
Mở đầu CV ấn tượng để thu hút
Mỗi người cần có thương hiệu cá nhân để định hình phong cách của mình rồi từ đó, ứng dụng phong cách này vào chính CV công việc. Ngành truyền thông - marketing thường được biết đến với sự năng động và sáng tạo dù làm việc ở bất kỳ lĩnh vực nào.
Thấu hiểu vị trí ứng tuyển
Đây là lưu ý dành riêng cho các ứng viên đã có vài năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí liên quan đên Digital Marketing. Sự hiểu biết về công việc cũng như về công ty giúp bạn "quy hoạch" được các thông tin cần có trong CV. Đặc biệt là người đi làm lâu năm thường mắc phải lỗi dàn trải thông tin trong CV, thậm chí mang cả những thông tin không quá liên quan đến công việc Digital Marketing vào. Điều này khiến CV của bạn dài dòng, mất trọng tâm và khó cho nhà tuyển dụng trong việc định hình ứng viên của mình.
Cách viết CV Digital Marketing
Cách viết thông tin cá nhân trong CV
Thông tin cá nhân là một trong những phần nội dung không thể bỏ qua ở mọi CV ứng tuyển. Với vị trí làm việc về Digital Marketing cũng tương tự. Các thông tin cá nhân trong CV cần được nêu đầy đủ và rõ ràng. Đặc biệt, cần trình bày một cách khoa học và nên bổ sung những thông tin trực tuyến cần thiết.
Một đường link về Facebook cá nhân hay thậm chí là LinkedIn chưa chắc đã giá trị bằng website, blog, nhóm Facebook mà bạn đang xây dựng hoặc quản trị. Đây là cách cài cắm thông tin cá nhân vừa đủ nhưng cũng có sự tinh tế để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về một số khía cạnh của cá nhân bạn.
Trình độ học vấn
Digital Marketing còn là lĩnh vực tương đối mới nếu xét về học vấn. Người làm Digital Marketing cũng có thể có bằng cấp chuyên ngành nhưng hoàn toàn có thể chuyển đổi từ các ngành như Marketing, Báo chí, Truyền thông, thậm chí là Kinh tế để làm Digital Marketing.
Việc làm trái ngành nghề so với ngành học không phải là việc quá hiếm lạ với nhà tuyển dụng hiện đại. Tuy nhiên, trong trường hợp làm trái ngành học, ứng viên cần thể hiện một cách có hệ thống về những kỹ năng mình đã bổ sung, kinh nghiệm làm việc trước đó. Nhà tuyển dụng có thể lấy các thông tin này làm cơ sở đánh giá bạn có đủ khả năng làm tại vị trí về Digital Marketing hay không.
Thành tích chứng nhận nghề nghiệp
Các thành tích chứng nhận nghề nghiệp được coi là một trong những cơ sở đển đánh giá năng lực học tập và sự tập trung của ứng viên đối với nghề nghiệp. Với người là Digital Marketing, các chứng chỉ này có thể liên quan đến SEO, thiết kế, SEM, chỉnh sửa video, email marketing,...
Mục tiêu nghề nghiệp Digital Marketing nên viết như nào?
Mục tiêu nghề nghiệp là phần nội dung khó viết không chỉ với CV Digital Marketing. Mọi người thường có xu hướng sa đà vào những câu từ đao to búa lớn hoặc một dự định chưa chắc bản thân đã thực sự hứng thú. Tuy nhiên, để thu hút hiệu quả nhà tuyển dụng, hãy bắt đầu bằng những thành tựu mà bạn có thể đóng góp trong tương lai, dựa trên kỹ năng hoặc kinh nghiệm thực tế của mình.
Các đóng góp này có thể liên quan đến doanh số, mở rộng độ nhận diện của công ty, khai thác các tệp khách hàng tiềm năng,...
Mục tiêu nghề nghiệp marketing là gì? Cách viết CV ấn tượng nhất 2022
Cách viết kinh nghiệm làm việc Digital Marketing
Như đã nói, kinh nghiệm làm việc là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong CV. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khéo léo trình bày phần nội dung này một cách hiệu quả.
Với những người đã có kinh nghiệm hoặc nhiều kinh nghiệm làm việc trong mảng Digital Marketing, hãy chọn lọc để thể hiện những lần làm việc có liên quan trực tiếp đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Điều này giúp nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận trực diện những điểm mạnh của bạn và cho thấy một quá trình làm việc tập trung vào lĩnh vực mà bạn theo đuổi.
Với những người chưa có kinh nghiệm làm việc, đừng quá lo lắng. Hãy chọn nhấn mạnh vào các kỹ năng hoặc dự án cá nhân, công việc thực tập mà bạn đã tham gia trước đó. Cách trình bày này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận chú trọng vào kỹ năng và sự năng động chuẩn bị hành trang trước khi làm nghề của bạn.
Những kỹ năng Digital Marketing
Digital Marketing bao gồm rất nhiều mảng nhỏ như chạy và theo dõi quảng cáo, SEO, email marketing, thiết kế, viết bài website, quản trị mạng xã hội,... Mỗi một mảng lại yêu cầu các gói kỹ năng khác nhau.
Đối với CV của người làm Digital Marketing, tùy vào vị trí cụ thể mà bạn ứng tuyển, hãy nêu đúng kỹ năng liên quan đến vị trí để nhấn mạnh điểm mạnh của mình.
Ví dụ như kỹ năng tối ưu hóa bài viết chuẩn SEO, biết sử dụng Facebook Ads, Google Adwords, Bing Ads, Google Analytics,... hoặc viết bài chuẩn SEO, viết bài cho website, lên kế hoạch chiến lược, phân tích dữ liệu,... Hãy lựa chọn cho mình các kỹ năng phù hợp để cho vào CV.
Người tham chiếu
Nếu như người tham chiếu của bạn là nhân vật có trọng lượng và đáng tin cậy, thể hiện mối quan hệ của người ứng tuyển thì có thể xem như một cách tạo độ uy tín.
Trước khi thêm thông tin của người tham chiếu cần phải xác nhận trước với người đó, để họ xác nhận qua nội dung CV và thống nhất thông tin. Người này có thể là giáo viên trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, hoặc trưởng phòng, trưởng nhóm tại công ty cũ.
>>>Xem thêm: 50+ mẫu CV Content Marketing “lấy lòng” nhà tuyển dụng
Mẫu CV Digital Marketing
Hãy tham khảo một số mẫu CV Digital Marketing dưới đây để tìm cho mình một mẫu CV phù hợp nhất nhé!
Mẫu CV Digital Marketing chưa có kinh nghiệm
Dưới đây là một số mẫu CV cho vị trí DIgital Marketing với người chưa có kinh nghiệm:
Mẫu CV Digital Marketing Intern
Một số mẫu CV cho vị trí thực tập sinh Digital Marketing:
Mẫu CV Digital Marketing Manager
Kết
Qua những thông tin mà Marketing Ai chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã phần nào hình dung và có được sự hướng dẫn cần thiết để bắt tay vào viết CV nhân viên Digital Marketing thật chuẩn, thật ấn tượng và chuyên nghiệp. Nên nhớ, trước khi gửi cho nhà tuyển dụng, hãy soát lại lỗi chính tả, trình bày,... để tránh làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Chúc bạn tìm được công việc ưng ý nhất.
CV là gì? 1 số lưu ý quan trọng khi tạo CV cho ngành Marketing
Tú Cẩm - Marketing AI
Tổng hợp
Bình luận của bạn