Mô hình PESO là gì?
PESO là viết tắt của 4 từ paid - earned - shared - owned, là phân nhóm của tất cả các kênh truyền thông - tiếp thị mà một thương hiệu hay một doanh nghiệp có thể tiếp cận. Trong đó:
- Paid media (truyền thông trả tiền): là những kênh truyền thông mà doanh nghiệp/tổ chức phải trả tiền để được phân phối nội dung, cho dù đó là một nội dung bình thường hay nội dung quảng cáo.
- Earned media (truyền thông lan truyền): là các kênh cung cấp thảo luận, phản hồi của khách hàng hoặc các bên liên quan khác về doanh nghiệp hoặc về thương hiệu. Những nội dung này được sản xuất bởi các nhóm đối tượng khác không phải doanh nghiệp, do đó thường được đánh giá là đáng tin hơn so với các kênh còn lại như Paid media hay Owned media,...
- Shared media (truyền thông chia sẻ): là các kênh truyền thông xã hội. Trong đó, bộ phận marketing và dịch vụ khách hàng sẽ sử dụng những phản hồi hay những câu chuyện có lợi cho thương hiệu để đăng tải trên các kênh này. Doanh nghiệp sử dụng kênh shared media như một nguồn thông tin chính thống để truyền thông cho nội bộ và cả bên ngoài phạm vi doanh nghiệp.
- Owned media (truyền thông sở hữu): chỉ những nội dung hay những kênh mà bản thân doanh nghiệp sở hữu, có thể là blog, website,... Tại các kênh này, bạn có thể dễ dàng kiểm soát các thông điệp và nội dung theo cách mà mình muốn.
>>> Xem thêm: Mô hình AISAS là gì? Ứng dụng của mô hình AISAS vào Marketing
Ví dụ mô hình PESO phổ biến hiện nay
Để hiểu hơn về mô hình PESO là gì, vì sao lại được ứng dụng nhiều đến vậy, bạn có thể theo dõi thông qua những ví dụ sau:
Mô hình PESO của Vinamilk
Giống như bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào, Vinamilk cũng đồng thời sở hữu cho mình một hệ thống các kênh truyền thông - tiếp thị riêng để khai thác, triển khai. Trong đó, các kênh truyền thông - tiếp thị của Vinamilk được phân chia theo mô hình PESO như sau:
- Paid media (truyền thông trả tiền): quảng cáo trả phí trên Google, quảng cáo trên báo chí, truyền hình, kết hợp với các KOL lên bài PR,....
- Earned media (truyền thông lan truyền): thông tin về Vinamilk được trao đổi trên các diễn đàn như: webtretho, lamchame, tinhte. Bên cạnh đó là các bài chia sẻ trên mạng xã hội, trong diễn đàn, các đánh giá từ người mua trên gian hàng Vinamilk trên sàn thương mại điện tử.
- Shared media (truyền thông chia sẻ): nơi Vinamilk chia sẻ các thông tin về bản thân doanh nghiệp như tên: Facebook, Youtube, Google+,....
- Owned media (truyền thông sở hữu): các kênh Vinamilk hiện đang sở hữu như: website, Fanpage, kênh Youtube, trang Instagram của Vinamilk,...
Mô hình PESO của Pepsi
Cũng giống như Vinamilk, Pepsi cũng sở hữu mô hình PESO toàn diện với nhiều kênh truyền thông - tiếp thị hiệu quả:
- Paid media (truyền thông trả tiền): tài trợ cho chương trình Rap Việt, quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo OOH,....
- Earned media (truyền thông lan truyền): các bài đăng chia sẻ trên mạng xã hội, trên diễn đàn,...
- Shared media (truyền thông chia sẻ): các kênh truyền thông Pepsi dùng để lan truyền các thông tin về doanh nghiệp hay các sự kiện liên quan đến doanh nghiệp như trên Facebook, Google+, Twitter, Instagram,...
- Owned media (truyền thông sở hữu): các kênh thuộc sở hữu của Pepsi như website, Fanpage, trang Instagram của Pepsi,...
Sử dụng mô hình PESO như thế nào?
PESO được coi như một “phát kiến” hoàn hảo của ngành Truyền thông - Marketing khi tích hợp cả 4 loại hình truyền thông trong chỉ một mô hình. Nó cho thấy sức mạnh của việc sử dụng khéo léo các phương tiện truyền thông nhằm đạt được mục tiêu tiếp cận cao nhất.
Với vai trò một marketer hay một người làm truyền thông, bạn sẽ thấy được mình cần phải có sự tương tác như thế nào đối với các KOLs, đối tác và phải hoạch định các chương trình xúc tiến mở rộng ra sao cho hiệu quả . Bởi giờ đây các nội dung phát đi không chỉ nằm trong phạm vi nội bộ nữa mà sẽ được đưa ra ngoài ranh giới đó. Và mô hình PESO ở đây được thiết lập để bạn chỉ ra các quyền hạn và nhiệm vụ của từng nhân sự trong bộ phận truyền thông - tiếp thị của đơn vị mình.
Cụ thể, khi bạn sản xuất nội dung owned media, bạn sẽ phải sử dụng shared media để phân phối nó, sử dụng paid media để quảng bá nó và dùng earned media để làm nổi bật nó. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp/tổ chức nào cũng ứng dụng toàn bộ các kênh truyền thông trong mô hình PESO:
- Với Paid media, mức độ thanh toán và chi trả phụ thuộc lớn vào tình hình tài chính, ngân sách và mong muốn về sức lan tỏa của từng doanh nghiệp. Theo đó, các hoạt động ít nhiều có thể bị gián đoạn như: hợp tác với KOLs hay quảng cáo truyền hình,...
- Earned media được dùng nhiều khi doanh nghiệp/tổ chức xây dựng mối quan hệ với nhóm người ảnh hưởng, KOls hay nhà báo nhằm thu hút người theo dõi. Tuy có sức ảnh hưởng lớn và đem về nhiều lợi ích là thế, song kênh truyền thông này lại rất khó kiểm soát. Thậm chí có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp/tổ chức nếu nội dung không thực sự tích cực.
- Shared media tuy không phù hợp với hầu hết các đơn vị song có thể dùng nó như một công cụ để kiểm tra hiệu quả các nội dung được tạo ra bởi kênh owned media hay sử dụng để “khảo sát” công chúng của doanh nghiệp/tổ chức.
- Owned media là kênh truyền thông không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp/tổ chức, là cầu nối tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp/tổ chức đối với công chúng của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Mô hình rater là gì? 5 tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ theo mô hình rater
Đo lường mô hình PESO của doanh nghiệp như thế nào?
Đối với mỗi loại phương tiện truyền thông khác nhau sẽ có những cách đánh giá và đo lường khác nhu.
- Đối với Paid media: Có thể thực hiện đo lường qua các kênh như Google adwords để xem có bao nhiêu lượt xem, lượt nhấp chuột, lượt nhấn gọi,... Ở một số nền tảng quảng cáo khác như quảng cáo Facebook, quảng cáo Tiktok cũng hỗ trợ thống kê hiệu quả quảng cáo thông qua số lượt view, lượt để lại bình luận, lượt nhắn tin, lượt mua hàng,...
- Đối với Earned media: Có thể đo lường hiệu quả thông qua việc xem xét các số liệu như: mục tiêu ảnh hưởng (ví dụ 10% số followers của 1 KOL có 10.000 người theo dõi hay 10% số followers của 1 KOL có 100.000 người theo dõi,...), web traffic đổ về từ các bài review sản phẩm của doanh nghiệp hay từ câu chuyện thương hiệu,... Ngoài ra cũng có thể đánh giá thông qua sự tăng trưởng của lượng khách hàng hay người theo dõi mới,...
- Đối với Shared media: Thường được đo lường thông qua lượng tăng trưởng fans, followers,... Từ biểu đồ phản ánh tăng trưởng, bạn có thể đề ra các phương hướng tiếp cận mới hoặc kết hợp với các kênh truyền thông khác nhằm khai thác thêm lượng người theo dõi. Ví dụ như hợp tác với các KOLs lên bài quảng bá, đi báo, chạy các chương trình giảm giá,...
- Đối với Owned media: Đây là kênh khá đặc biệt vì có sự tích hợp của cả 3 kênh truyền thông trên và chịu ảnh hưởng lớn từ hiệu quả hoạt động của 3 kênh này. Để đo lường hay chú ý tới thời gian người dùng ghé thăm website của bạn, thời gian trên trang, tỷ lệ thoát trang,... Những chỉ số này được tổng hợp chi tiết thông qua các công cụ như Google search console, Google analytics, Ahref,… Bên cạnh đó còn có một số công cụ quảng bá khác (khi bạn kết hợp giữa các kênh với nhau), ví dụ như quảng cáo Facebook, quảng cáo Google, quảng cáo Tiktok,...
>>> Xem thêm: 5 công cụ đánh giá và đo lường Content Marketing tốt nhất
Tạm kết:
Như vậy bài viết trên đây đã khái quát đến bạn những thông tin quan trọng về mô hình PESO là gì? Mô hình PESO được ứng dụng như thế nào ở mỗi doanh nghiệp và cách để bạn đo lường hiệu quả hoạt động của mô hình PESO. Hy vọng rằng thông qua những kiến thức hữu ích này, bạn sẽ hiểu hơn về “sức mạnh” của sự kết hợp các kênh truyền thông và ứng dụng để mang về cho doanh nghiệp/tổ chức của bạn những thành công lớn trong hoạt động truyền thông tiếp thị.
Bình luận của bạn