Earned Media là gì?
Earned Media được hiểu là những kênh hỗ trợ thảo luận, phản hồi về thương hiệu một cách tự nhiên, nó cũng được xem là kết quả của những nỗ lực mà người làm marketing tạo ra trên paid media và owned media. Với Earned media thì mạng xã hội và các nền tảng nội dung có khả năng tương tác được xem là những kênh chiếm vị trí quan trọng. Bởi, tại đó thông qua tương tác của người dùng ( like, comment, share), nơi người dùng bày tỏ ý kiến, quan điểm, cảm xúc... là khởi nguồn để bắt đầu những cuộc thảo luận. Chính vì thế mà các nội dung trên Earned Media luôn thu hút sự quan tâm, tin tưởng cao hơn những nội dung do chính thương hiệu đăng tải. Với Earned Media, mọi ý kiến đều dễ dàng được chia sẻ, tương tác và thảo luận. Đây cũng được xem là “ con dao 2 lưỡi” bởi nếu theo chiều hướng tiêu cực sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh, danh tiếng của thương hiệu.
Chiến lược Earned Media có thể bao gồm các việc sau:
- Tạo dựng mối quan hệ với những người có tầm ảnh hưởng
- Xây dựng kế hoạch marketing truyền miệng
- Theo dõi các trao đổi về thương hiệu trên mạng xã hội
- Xây dựng kế hoạch giúp quảng bá rộng rãi thương hiệu
- Làm tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm (SEO)
Nhắc đến Earned Media thì không thể không kể đến sự thành công của Điện Máy Xanh (ĐMX) năm 2016. Khi đó, quảng cáo của Điện Máy Xanh với những lời ca quen thuộc, lặp đi lặp lại đã tạo được viral có tiếng trong giới truyền thông. Để làm được thành công đó không thể không nhắc đến social media marketing mà cụ thể ở đây là Earned Media. ĐMX đã tạo ra nhiều cuộc thảo luận, chia sẻ của khách hàng và công chúng. Trong vòng 1 tháng rưỡi kể từ khi “lên sóng”, viral clip quảng cáo của ĐMX đã thu về hơn 400K lượt bình luận và chia sẻ, bỏ hẳn các đối thủ cùng ngành như Nguyễn Kim, Pico….
>> Xem thêm: Định nghĩa social media
Sự khác biệt của Earned Media, Owned Media và Paid Media là gì?
Mô hình Paid Owned Earned được xem là các công cụ hữu ích trong truyền thông,dùng để thực hiện các chiến dịch marketing cho doanh nghiệp. Tùy vào mỗi chiến dịch, thương hiệu khác nhau mà mô hình này được ứng dụng linh hoạt, nhưng phần chung, Paid Owned Earned được thực hiện như sau:
Earned Media
Hay còn được biết với tên: Truyền thông lan truyền. Cũng giống như hình thức truyền miệng nhưng được xây dựng trên các nền tảng mạng xã hội hoặc nền tảng kỹ thuật số. Thực tế thì khách hàng cũng trở thành một kênh quảng cáo của doanh nghiệp. Hình thức này cũng miễn phí, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện chiến lược của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Owned Media
Đây là phương tiện truyền thông ít được quan tâm nhất trong các loại phương tiện kỹ thuật số. Đây là phương tiện truyền thông có thể là bất cứ thứ gì được thương hiệu như website, blog hoặc các tài khoản mạng xã hội.
Paid Media
Đây là hình thức truyền thông trả phí, quảng cáo mà mọi người hay nghĩ đến chính là định dạng truyền thông Paid Media. Đây là loại hình truyền thống trong ba loại phương tiện kỹ thuật số kể trên. Paid Media bao gồm quảng cáo kỹ thuật số, quảng cáo trả phí hoặc native advertising. Trả phí sẽ giúp bạn tiếp cận được khách hàng theo quy mô lớn mà không cần lo lắng về phương tiện truyền tải. Paid Media chính là những dạng quảng cáo như quảng cáo hiển thị, mobile, quảng cáo facebook, quảng cáo trên mạng xã hội...
Cách để tách biệt Paid Media, Earned Media và Owned Media là gì?
Việc tách biệt giữa Paid social media và Earned social media có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý một chiến dịch social media marketing.Paid/Owned và Earned cho thấy phần nào hiệu quả của agency bởi lẽ:
Chiến dịch Social Media Marketing luôn bắt đầu từ việc hình thành nội dung và sau đó mới đưa nội dung tới các kênh khác. Sau đó các agency còn phải tìm cách đẩy tương tác lên, và nếu những post đó tạo ra nhiều tương tác và nhận được sự quan tâm thì agency đã thành công.
Có những campaign tỷ lệ Paid post lên đến 70% của tổng thảo luận của chiến dịch, điều này cho thấy nội dung của chiến dịch không gây được sự tương tác cao và agency phải rất vất vả trong việc seeding content và điều này thậm chí còn có hại cho sức khỏe thương hiệu. Một tỷ lệ 30% Paid – 70% Earned posts là tối ưu.
Hạn chế tối đa những cuộc thảo luận “ có sự góp mặt của Agency” vì nó sẽ không còn khách quan và phản ánh đúng giá trị sản phẩm nữa. Thay vào đó hãy để người dùng trải nghiệm và đánh giá, đó mới là các insight về hành vi thực sự của họ. Qua những cuộc thảo luận sẽ giúp các brand nhìn ra được điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm hay dịch vụ của mình ( dưới góc độ người tiêu dùng), từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
>> Có thể bạn quan tâm: Social Marketing là gì
Kết Luận
Mỗi chiến dịch, mỗi ngành nghề đều có cách thức truyền tải thông điệp khác nhau tới khách hàng. Hướng đến mục tiêu cuối cùng là gia tăng thương hiệu, thúc đẩy doanh số và tạo niềm tin nơi người dùng. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về Earned media là gì? Tầm quan trọng của Earned Media trong chiến dịch social media marketing để áp dụng hợp lý vào chiến dịch marketing cụ thể của từng ngành hàng.
Phương Thảo - MarketingAI
Bình luận của bạn