cover

Social Marketing là gì? Các hình thức social marketing được ưa chuộng

01 Thg 08

Theo thống kê, tính đến năm 2023 số lượng người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới đã chính thức cán mốc 4,9 tỷ người. Con số này dự kiến sẽ tăng lên khoảng 5,85 tỷ người vào năm 2027. Điều này cũng đồng thời phản ánh sức mạnh của social marketing trong các chiến lược tiếp thị hiện đại. Cụ thể, social marketing là gì, có những hình thức nào? Làm cách nào để xây dựng social marketing hiệu quả trong thời đại số ? Cùng đi tìm lời giải đáp thông qua những chia sẻ hữu ích dưới đây của Marketing AI.

Social Marketing là gì?

Social marketing (tiếp thị mạng xã hội), là hình thức quảng bá thông qua việc thiết lập và chia sẻ nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Tik Tok, Youtube,... Ngoài ra, nhiều đơn vị cũng sử dụng social marketing như một phương thức để gia tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy các hoạt động tiếp thị của tổ chức. Dễ thấy nhất là thông qua các fanpage.

Social marketing được thực hiện chi tiết qua các hoạt động như đăng tải bài viết, hình ảnh, xây dựng video hoặc chạy quảng cáo trả phí. Tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là gia tăng lượt tương tác và thu hút người dùng, tang nhận thức của người dùng đối với sản phẩm - dịch vụ hay thương hiệu. Từ đó thúc đẩy hành vi mua sắm, dùng thử của nhóm đối tượng này.

Social Marketing là gì?

>>> Xem thêm: Social Media là gì? Những ý tưởng Social Media "tuyệt vời" cho mùa giáng sinh

Lợi ích của Social Marketing là gì?

Social marketing đem đến cho các doanh nghiệp/tổ chức nhiều lợi ích như:

  • Gia tăng nhận diện thương hiệu: Khả năng tiếp cận của mạng xã hội là vô cùng lớn với số lượng người dùng tăng đều qua mỗi năm. Thêm nữa, khả năng lan truyền thông tin trên nền tảng mạng xã hội cũng cao hơn nhiều so với các nền tảng khác - có thấy rất rõ trong các chiến dịch viral hiện nay. Phần lớn trong số đó được thúc đẩy bởi mạng xã hội. Như vậy, với việc ứng dụng các chiến dịch social marketing, doanh nghiệp/tổ chức có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của mình, thu hút khách hàng thông qua những nội dung hấp dẫn, và khiến họ ghi nhớ hình ảnh thương hiệu lâu bền hơn.
  • Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng: Theo dự đoán đến năm 2025 sẽ có khoảng 4,4 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới. Sự mở rộng này không chỉ lớn về số lượng mà còn có sự đa dạng hóa về đặc điểm, hành vi và cả độ tuổi. Nói cách khác, nếu biết cách khai thác social marketing đúng cách, doanh nghiệp hoàn toàn có thể mở rộng tệp khách hàng của mình, tiếp cận đến nhóm khách hàng tiềm năng mà trước đây doanh nghiệp chưa có cơ hội tiếp xúc.
  • Gia tăng lượt chuyển đổi: Các hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tạo ra chuyển đổi. Bởi đa phần khách hàng hiện nay đều dùng ít nhất 1 nền tảng mạng xã hội nào đó. Họ thường xuyên bị thu hút bởi những nội dung có giá trị, và khi nội dung đó đánh trúng vào tâm lý muốn khám phá, muốn sở hữu của họ, hoặc được nhắc đi nhắc lại với tần suất phù hợp, rất dễ để họ đi đến quyết định mua.
  • Duy trì mối quan hệ, gia tăng tương tác với khách hàng: Các nội dung hữu ích doanh nghiệp/tổ chức chia sẻ trên mạng xã hội hay các hoạt động tương tác thông qua phản hồi bình luận, nhắn tin,..sẽ giúp doanh nghiệp duy trì tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Từ đó gây dựng thiện cảm với khách hàng mục tiêu, về lâu dài có thể làm gia tăng lượt chuyển đổi, mua hàng.
  • Hỗ trợ cho các hoạt động tiếp thị khác: Social marketing cũng đồng thời được sử dụng như một công cụ hữu ích giúp lan tỏa kết nối với khách hàng và phối hợp nhịp nhàng giữa kênh tiếp thị khác với nhau.
Lợi ích của Social Marketing là gì?

Ví dụ điển hình của chiến dịch Social Marketing

Một ví dụ điển hình cho chiến dịch social marketing mà nhiều người trong chúng ta đã từng tiếp cận đó là “Short on iPhone” của Apple. Với việc khai thác UGC trên Instagram, hãng đã phủ rộng hashtag #Shortonihphone của mình trên khắp nền tảng. Bên cạnh đó là loạt hashtag bám đuổi khác như: #iphotography, #iphoneography, #iphonephoto và #shotoniphone11pro. Kết quả, có tới 12,9 triệu bài đăng được thống kê có sử dụng hashtag #Shortonihphone của hãng. Điều này có thấy sức mạnh “cực đại” của social marketing và sự ảnh hưởng của nó đối với khả năng nâng cao nhận diện thương hiệu.

Các hình thức Social Marketing phổ biến

Trong thực tế, social marketing có khá nhiều hình thức thể hiện khác nhau song có 6 loại chính được sử dụng nhiều nhất, bao gồm:

#1. Social Networks

Social Networks là hình thức social marketing thường gặp nhất, được sử dụng để kết nối các cộng đồng có đặc điểm chung về sở thích, nhu cầu và là nơi để chia sẻ, cập nhật các thông tin, kiến thức hữu ích. Các kênh thường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay gồm; Facebook, Zalo, Linkedin, Myspace,...

Các hình thức Social Marketing phổ biến

#2. Social News

Social News là hình thức marketing online thường thấy nhiều nhất trên các trang tin tức xã hội, giải trí. Trong đó, marketer sẽ dựa vào các web có tính chất cung cấp thông tin liên quan đến xã hội, kinh tế, giải trí, sức khỏe,...để thu hút nhóm người dùng có cùng sở thích, mối quan tâm. Hiệu quả tiếp cận sẽ được đánh giá thông qua lượt view, lượt comment, lượt vote,... Với Social News, người đọc ngoài có thể theo dõi thông tin, mặt khác cũng có thể thực hiện trao đổi và bàn luận thông qua việc đặt câu hỏi, bình luận, đánh giá,...

#3. Social Bookmarking Sites

Social Bookmarking Sites cũng là các trang web cho phép người dùng lưu trữ, quản lý dữ liệu và chia sẻ các liên kết, hình ảnh hoặc video mà họ quan tâm. Ưu điểm của booking sites là tạo ra phương thức thuận tiện để chia sẻ và quản lý nội dung, giúp khán giả tiếp nhận những thông tin hữu ích. Đồng thời Social Bookmarking Sites giúp gia tăng lượng truy cập và khả năng tiếp thị nội dung. Song song với đó, hình thức social marketing này cũng bị giới hạn về khả năng tiếp cận, thường thấp hơn hẳn so với mạng xã hội.

#4. Social Blog Comments and Forums

Social Blog Comments and Forums cho phép tất cả các thành viên tham gia thực hiện các cuộc hội thoại, trao đổi bằng cách gửi tin nhắn, bình luận hay góp ý trên các diễn đàn trực tuyến. Ưu điểm của hình thức này nằm ở việc nó giúp tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa người dùng với nhau, đồng thời thúc đẩy các hoạt động chia sẻ ý kiến, trao đổi thông tin và kinh nghiệm. Tuy nhiên, cũng vì việc tạo ra môi trường mở như vậy nên rất khó để Social Blog Comments and Forums có thể kiểm soát tất các bình luận ở bài đăng. Nhiều trong số đó được đánh giá là không phù hợp hoặc bị vi phạm chính sách của trang web.

Social Blog Comments and Forums

#5. Social Microblogging

Social Microblogging là việc đăng tải và chia sẻ các dạng thông tin ngắn gọn. Nội dung này thường bị giới hạn về độ dài hay số ký tự và thường xuất hiện nhiều trên các nền tảng như X (Twitter), Tumblr và mới đây nhất là Thread. Microblogging có ưu điểm là mang đến sự tương tác nhanh chóng và có khả năng tiếp cận đến lượng lớn người dùng. Đồng thời, Microblogging cũng tạo ra những hướng tiếp cận trực tiếp, thông điệp ngắn gọn và súc tích. Tuy nhiên chính vì sự ngắn gọn này, Microblogging cũng đồng thời làm giảm đi sự chi tiết của thông tin. Thậm chí có thể khiến cho Microblogging trở “phổ thông” và mất đi sự thu hút so với ban đầu.

#6. Social Media Sharing

Social media sharing là việc chia sẻ và phân phối các nội dung dưới nhiều hình thức thể hiện (video, hình ảnh hoặc âm thanh, gif,...) trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facebook, Soundcloud,Snapfish, Flickr,... Ưu điểm của hình thức này là cho phép nhà sáng tạo xây dựng nên những nội dung hấp dẫn, có tính viral. Tuy nhiên, chất lượng nội dung lại lệ thuộc rất lớn vào các yếu tố thị giác và âm thanh. Điều này đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng tốt và sở hữu nguồn tài nguyên chất lượng.

Quy trình triển khai Social Marketing hiệu quả marketer nên tham khảo

Để chiến dịch Social Marketing thu được hiệu quả cao, bạn cần phải xây dựng cho mình những chiến lược triển khai bài bản. Dưới đây là các bước cơ bản bạn có thể tham khảo:

  1. Bước 1: Nghiên cứu chiến dịch và xây dựng kế hoạch: Khi thực hiện social marketing, cần đi sâu vào nghiên cứu cả trước, trong và sau của toàn bộ chiến dịch. Việc nghiên cứu này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bối cảnh của nhóm đối tượng mục tiêu đang hướng đến. Từ đó thấy hiểu hơn các vấn đề của họ. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện phân loại nhóm đối tượng Social Marketing để có hướng triển khai phù hợp.
  2. Bước 2: Thiết lập mục tiêu của chiến dịch: Đây là bước vô cùng quan trọng, quyết định đến hướng triển khai của toàn bộ chiến dịch. Một vài mục tiêu chung thường được chỉ ra gồm: nâng cao nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, gia tăng doanh số,...
  3. Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu: Là bước quan trọng đòi hỏi người thực hiện phải đào sâu nghiên cứu về từng nhóm đối tượng của chiến dịch. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến các yếu tố liên quan đến nhân khẩu học, tâm lý, sở thích, nơi sinh sống và hành vi mua sắm, hành vi trên mạng xã hội,....
  4. Bước 4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu và phân tích năng lực của đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu và học hỏi các chiến lược thành công của họ, sử dụng các tư liệu hữu ích để làm nền tảng đánh giá cho các chiến dịch Social Marketing của mình.
  5. Bước 5: Xác định kênh Social Marketing: Ở bước tiếp theo, bạn cần xác định rõ các kênh Social Marketing mà mình định triển khai bằng cách đánh giá, rà soát lại toàn bộ các kênh đã và đang thực hiện, đánh giá nguồn lực để chọn ra những kênh phù hợp nhất.
  6. Bước 6: Xây dựng chiến lược nội dung: Đây là bước quan trọng quyết định rất lớn đến hiệu quả của mỗi chiến dịch Social Marketing. Tron đó, cần phải xây dựng chi tiết các chiến lược nội dung mình định triển khai, xác định các hình thức thể hiện,.... Cần lưu ý các nội dung thể hiện có sự nhất quán, đảm bảo bám sát kế hoạch.
  7. Bước 7: Theo dõi hiệu quả và tinh chỉnh: Ở bước cuối - khi chiến dịch đã đi vào vận hành, bạn cần liên tục theo dõi, đánh giá hiệu quả dựa trên những mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra cũng có thể sử dụng các chỉ số hiệu suất đã được xác định từ ban đầu để nhận định về tính hiệu quả của chiến dịch và thực hiện điều chỉnh nếu cần.
Quy trình triển khai Social Marketing hiệu quả marketer nên tham khảo

>>> Xem thêm: Quy trình 5 bước để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Tạm kết:

Trên đây là các nội dung chia sẻ về social marketing là gì và quy trình triển khai các chiến dịch social marketing hiệu quả cho các doanh nghiệp/tổ chức. Có thể thấy rằng, Social Marketing là phương thức tiếp thị triển vọng với khả năng tiếp cận cao, khả năng mang lại chuyển đổi lớn. Đây là công cụ mà bất kỳ marketer nào cũng không nên bỏ qua. Tham khảo ngay những kiến thức hữu ích được Marketing AI bật mí trên đây để có hướng triển khai social marketing hợp lý nhất.

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.