- Xây dựng chiến lược Marketing là gì?
- Tầm quan trọng của việc xây chiến lược Marketing cho doanh nghiệp
- 1. Gia tăng nhận diện, tính uy tín của thương hiệu
- 2. Tối ưu hóa ngân sách cho các hoạt động tiếp thị
- 3. Gia tăng tương tác với khách hàng, mở rộng phạm vi tiếp cận đến nhóm khách hàng mới
- 4. Gia tăng doanh số bán hàng
- 5 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới hiệu quả
- 1. Phân tích và đánh giá về thực trạng của doanh nghiệp
- 2. Xác định phân khúc khách hàng
- 3. Xây dựng các mục tiêu Marketing theo mô hình S.M.A.R.T
- 4. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp và phân bổ ngân sách cho từng hoạt động
- 5. Xây dựng chi tiết chiến lược Marketing của doanh nghiệp
- Ví dụ về xây dựng chiến lược marketing cơ bản
- 1. Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm Vinamilk
- 2. Chiến lược marketing của Netflix - Chinh phục giới trẻ với Meme Marketing
- 3. Chiến lược marketing định vị thương hiệu của Coca-cola
Xây dựng chiến lược Marketing là gì?
Xây dựng chiến lược Marketing được hiểu là bản kế hoạch hoàn chỉnh, được thực hiện nhằm mục tiêu tiếp thị sản phẩm đến với người tiêu dùng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Để xây dựng các chiến lược marketing toàn diện, người ta phải xác định được khách hàng mục tiêu là ai, thị trường có những đặc điểm gì, đâu là đối thủ cạnh tranh và các thức để định vị và tiếp thị sản phẩm đến khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, chiến lược marketing cũng phải xác định rõ cách thức đo lường hiệu quả của mỗi chiến lược.
Chiến lược Marketing càng được thực hiện chuyên nghiệp, doanh nghiệp càng có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, từ đó đem về mức lợi nhuận cao nhất. Đồng thời chiến lược marketing cũng mang đến cho nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu nhiều giá trị hữu ích - là yếu tố quan trọng thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tầm quan trọng của việc xây chiến lược Marketing cho doanh nghiệp
Không phải ngẫu nhiên mà việc xây dựng chiến lược Marketing trong doanh nghiệp lại được đầu tư lớn cả về nhân lực lẫn vật lực. Bởi, chiến lược marketing là nhân tố quyết định lớn đến định hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường:
1. Gia tăng nhận diện, tính uy tín của thương hiệu
Một trong những tác động dễ thấy nhất của các chiến lược Marketing đó là khả năng gia tăng nhận thức thương hiệu, đồng thời khẳng định vị thế doanh nghiệp. Đây là yếu tố cõi lõi tác động chính đến quyết định mua của nhiều khách hàng.
Các chiến lược Marketing được thực hiện xuyên suốt sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đến tệp khách hàng mới, đồng thời khai thác tệp khách hàng cũ. Nhờ đó làm gia tăng nhận thức của nhóm khách hàng này, giúp họ nhận diện các sản phẩm gắn liền với thương hiệu và thúc đẩy hành động mua hàng.
2. Tối ưu hóa ngân sách cho các hoạt động tiếp thị
Song song với các hoạt động quảng bá, tiếp thị trên các nền tảng, nhiều doanh nghiệp cũng đồng thời thực hiện các chiến lược marketing 0 đồng nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng, giảm thiểu tối đa chi phí phải bỏ ra. Muốn làm được điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, am hiểu khách hàng và quan trọng hơn là biết cách ứng dụng các công cụ hỗ trợ tiếp thị hợp lý. Trong đó, tất cả đã được hoạch định sẵn khi xây dựng chiến lược marketing.
3. Gia tăng tương tác với khách hàng, mở rộng phạm vi tiếp cận đến nhóm khách hàng mới
Chiến lược marketing có thành công quyết định lớn bởi phản ứng của khách hàng và sự tương tác của họ với doanh nghiệp. Nếu chiến lược đủ thuyết phục, doanh nghiệp sẽ có thể giữ chân khách hàng, khai thác những thông tin quan trọng của họ như số điện thoại, email,... Từ đây, thực hiện các chiến lược tiếp thị hợp lý và biến họ trở thành khách hàng trung thành của mình.
4. Gia tăng doanh số bán hàng
Hơn hết, chiến lược marketing được thực hiện nhằm mục đích chính là thúc đẩy các hoạt động tiếp thị, mang đến những thay đổi tích cực về mặt doanh thu đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, chiến lược marketing cũng góp phần định hướng hướng hành động, phát triển của doanh nghiệp, duy trì cơ cấu hoạt động của các công ty.
>>> Xem thêm: 6 yếu tố quan trọng của một chiến lược marketing sản phẩm mà marketer cần biết
5 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới hiệu quả
Về cơ bản, quy trình xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới sẽ đi qua 5 bước cơ bản như sau:
1. Phân tích và đánh giá về thực trạng của doanh nghiệp
Trước khi lập chiến lược marketing cho 1 sản phẩm của 1 doanh nghiệp, bạn cần đi sâu vào đánh giá tình hình thực tế của doanh nghiệp. Trong đó, cần tập trung nghiên cứu thị trường và đối thủ, tổng hợp thông tin và đưa ra các đánh giá tổng quan để có góc nhìn toàn cảnh đối với tình hình kinh doanh hiện tại. Ngoài ra, cũng cần làm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình, xác định đâu là cơ hội và thách thức hiện đang phải đối mặt để có hướng hành động hợp lý.
Các mô hình kinh điển mà bạn nên vận dụng để đánh giá thực trạng doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược Marketing là SWOT, PEST.
2. Xác định phân khúc khách hàng
Sau khi đã có những đánh giá tổng quan về tình hình doanh nghiệp, ở bước tiếp theo bạn cần xác định phân khúc khách hàng mình đang hướng tới: Cần làm rõ sản phẩm - dịch vụ bạn đang cung cấp hướng đến nhóm khách hàng nào, ở phân khúc bình dân hay cao cấp. Bởi, mỗi phân khúc khách hàng sẽ có sự khác biệt về hành vi và nhân khẩu học. Trong khi đó, đây lại là nền tảng để định hướng xây dựng thông điệp truyền thông và chọn kênh tiếp thị sau này.
3. Xây dựng các mục tiêu Marketing theo mô hình S.M.A.R.T
Chiến lược marketing muốn thực hiện bài bản phải xây dựng được danh sách mục tiêu rõ ràng. Bạn có thể áp dụng mô hình SMART để thực hiện công việc này. Mô hình SMART giúp xây dựng mục tiêu của bạn dựa trên các nguyên tắc:
- Các mục tiêu mang tính cụ thể (S - Specific).
- Các mục tiêu có thể đo lường (M - Measurable).
- Các mục tiêu có khả năng thực hiện được ( A - Achievable).
- Các mục tiêu phù hợp với tình hình thực tế ( R - Realistic).
- Các mục tiêu có tình ràng buộc về thời gian (Time - Bound).
4. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp và phân bổ ngân sách cho từng hoạt động
Sau bước xác định mục tiêu, hãy tiến hành lựa chọn kênh truyền thông và hoạch định ngân sách. Trong đó, bạn cần dựa vào các dữ liệu thu được từ hoạt động phân tích thị trường, thực trạng doanh nghiệp và phân khúc khách hàng để chọn ra cho mình những kênh truyền thông phù hợp. Tiếp đó, đối với từng kênh và các hướng hành động, bạn cần chỉ định nguồn ngân sách phải chi. Lưu ý tối ưu mức ngân sách ở ngưỡng tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận thu về.
Một số kênh truyền thông mà bạn có thể tham khảo triển khai là facebook, Youtube, Instagram, Website, truyền hình, báo chí,...
5. Xây dựng chi tiết chiến lược Marketing của doanh nghiệp
Ở bước cuối cùng, bạn cần tập trung vào xây dựng chiến lược Marketing tổng thể do doanh nghiệp. Trong đó, chiến lược tổng thể sẽ bao gồm nhiều chiến lược nhỏ lẻ bám sát theo từng kênh.
Các chiến lược nhỏ lẻ này nên được cân nhắc theo những giai đoạn và hướng hành động cụ thể và phải đảm bảo rằng bạn có thể theo dõi và kiểm soát trong suốt quá trình thực hiện. Các chiến lược marketing cơ bản bạn có thể cân nhắc gồm:
- Chiến lược sản phẩm: Sử dụng những sản phẩm nào, có tên gọi ra sao, bao bì và tính năng cụ thể của từng loại,...
- Chiến lược giá: Xác định chính xác mục tiêu của chiến dịch để đưa ra các phương pháp định giá phù hợp.
- Chiến lược phân phối: Tính toán và thiết lập các kênh phân phối hợp lý, xác định kênh trung gian nào, kênh vận chuyển,...
- Chiến lược truyền thông - tiếp thị: Xác định mục tiêu của chiến lược truyền thông - tiếp thị là gì, sử dụng kênh nào, hướng triển khai ra sao,...
>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing nổi tiếng đến từ những thương hiệu lớn 2023
Ví dụ về xây dựng chiến lược marketing cơ bản
1. Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm Vinamilk
Vinamilk là thương hiệu sữa hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Trong đó, chiến lược marketing cho sản phẩm của thương hiệu này luôn bám sát 4 khía cạnh chính:
- Chiến lược sản phẩm: Liên tục đổi mới công nghệ (sản xuất, bảo quản); nâng cao chất lượng sữa; thúc đẩy các sản phẩm thân thiện với môi trường và mới đây nhất là thay đổi bao bì, nhận diện.
- Chiến lược giá: Giá bán các sản phẩm của Vinamilk luôn có sự cạnh tranh so với thị trường.
- Chiến lược phân phối: Vinamilk mở rộng phân phối trên hầu hết các kênh bán lẻ, bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến: mở rộng qua kênh phân phối, đại lý;...
- Chiến lược xúc tiến: Vinamilk đặc biệt chú trọng vào các hoạt động tiếp thị, xây dựng hình ảnh hưởng thương hiệu luôn tươi mới. Đồng thời thương hiệu này cũng mở rộng phạm vi truyền thông trên nhiều nền tảng khác nhau như quảng cáo trên fanpage, quảng cáo truyền hình, quảng cáo OOH, tài trợ cho các quỹ học bổng và nổi bật nhất là chiến lược thay logo nổi tiếng khắp cõi mạng thời gian vừa qua.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Vinamilk dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam
2. Chiến lược marketing của Netflix - Chinh phục giới trẻ với Meme Marketing
Netflix cũng là cái tên tiêu biểu trong số các thương hiệu có hoạt động marketing ấn tượng. Netflix rất chú trọng đến việc xây dựng chiến lược Marketing trên đa nền tảng, từ các chiến dịch OOH Marketing rầm rộ, tổ chức các sự chuỗi sự kiện quy mô toàn cầu, cho tới các hoạt động quảng cáo trên đa nền tảng,...
Đặc biệt, trong chiến lược Marketing của Netflix, mạng xã hội và meme marketing là những công cụ đóng vai trò quan trọng nhất, nhằm mục tiêu chinh phục vào tệp khách hàng quan trọng nhất của thương hiệu là Gen Z và Millennials.
Cụ thể, Netflix đã sử dụng những hình ảnh, phân đoạn hấp dẫn, trong chính các bộ phim của mình để đăng tải lên các trang mạng xã hội. Đội ngũ Marketing của thương hiệu đã rất khéo léo khi lồng ghép và trích dẫn những đoạn phim nên hài hước, tạo thành các meme thú vị với giới trẻ. Từ đây, họ thu hút được sự quan tâm của hàng loạt người dùng, kích thích họ tương tác và chia sẻ bài đăng của thương hiệu. Những trích đoạn hấp dẫn đó cũng khiến người dùng ngày càng tò mò hơn về các bộ phim và thúc đẩy họ truy cập Netflix để xem phim.
3. Chiến lược marketing định vị thương hiệu của Coca-cola
Với hơn 130 năm hoạt động trên thị trường, Coca-cola vẫn giữ vững phong độ qua mỗi năm. Điều này bắt nguồn từ sự chuẩn chỉ trong cách xây dựng chiến lược Marketing, quảng bá thương hiệu của hãng. Từ màu sắc logo, slogan, phương hướng triển khai các chiến dịch tiếp thị,... tất cả đều được nhất quán theo những fomat chung.
Theo Business Insider, 94% dân số thế giới có thể nhận biết logo của hãng chỉ khi nhìn lướt qua logo màu đỏ và trắng của Coke. Nhận diện này mạnh đến nỗi, người ta thậm chí không cần nhìn tên mà có thể phán đoán ngay đó là Coca-cola.
Slogan của Coca-cola mặc dù có sự thay đổi theo từng năm, song nhìn chung vẫn giữ vững tinh thần thương hiệu, truyền tải đến người dùng những thông điệp tích cực. Một số slogan kinh điển của hãng có thể kể đến như: Life tastes good (2001), Open happiness (2009 - 2015), Taste the feeling (2016), Real magic (2021),....
Về chiến dịch tiếp thị, Coca-cola thực sự là một cái tên “đáng gờm” trên thị trường khi không chỉ sở hữu một thương hiệu mạnh, những sản phẩm “chất” mà còn là người tiên phong cho nhiều chiến dịch marketing kinh điển.
Một trong những chiến dịch thành công nhất của hãng có thể kể đến như “Share a Coke” - được triển khai lần đầu tiên tại Úc vào năm 2011. Theo đó, Coca-cola đã thực hiện điều chỉnh bao bì chai coke của mình với việc gắn những cái tên thông dụng sau khẩu hiệu “Share a coke with...”. Điều này gây nên sự thích thú lớn cho khách hàng khi lần đầu tiên tên riêng của họ được gắn trên nhãn những chai coke vốn là đồ uống họ yêu thích. Sau sự thành công tại Úc, chiến dịch “Share a coke” của Coca-cola thậm chí đã lan ra khắp toàn cầu và trở thành trào lưu tại hầu hết mọi quốc gia. Người ta săn tìm những chai coke có gắn tên mình và chia sẻ trên mọi nền tảng xã hội.
Tạm kết:
Thông qua những thông tin được chia sẻ trên đây, Marketing AI đã giải thích cho bạn chi tiết nhất khái niệm chiến lược marketing là gì và hướng dẫn các bước xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới ở mỗi doanh nghiệp. Có thể thấy xây dựng chiến lược marketing là hoạt động không thể bỏ qua đối với bất kỳ đơn vị nào, là yếu tố tác động lớn đến thành công của mỗi doanh nghiệp trong việc gia tăng doanh thu và định vị thương hiệu. Hãy đặc biệt lưu ý đến công tác này nếu muốn doanh nghiệp của bạn đạt được những kết quả như kỳ vọng.
Bình luận của bạn