Một thương hiệu không thể thành công nếu chỉ có logo lạ mắt, những chiến dịch tiếp thị tự động hóa qua email hay những campaign thu hút khách hàng. Bởi yếu tố cốt lõi làm nên thành công bền vững của thương hiệu chính là một sản phẩm hoàn chỉnh. Cùng MarketingAI tìm hiểu bài học vỡ lòng về 6 yếu tố quan trọng của một chiến lược marketing sản phẩm mà marketer cần biết.
Bài học vỡ lòng về 6 yếu tố quan trọng của một chiến lược marketing sản phẩm mà marketer cần biết
Product - Sản phẩm
Những bước đầu tiên để xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm mạnh mẽ là đảm bảo thương hiệu có một sản phẩm đủ tốt để tiếp thị. Trước khi bạn bắt đầu kết hợp chiến lược truyền thông, bạn cần đảm bảo rằng sản phẩm được tạo ra phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Khách hàng không muốn mua sản phẩm, họ muốn giải quyết các vấn đề cuộc sống. Vì vậy, hãy tự hỏi những vấn đề mà sản phẩm có thể giải quyết cho khách hàng là gì. Làm thế nào sản phẩm sẽ làm cho cuộc sống của khách hàng tốt hơn? Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định đúng thông điệp để quảng cáo sản phẩm.
>>> Xem thêm: Top 10 sản phẩm công nghệ sáng tạo nhất năm 2018
Giá trị sản phẩm cung cấp quan trọng hơn khả năng của sản phẩm. Nói cách khác, thương hiệu nên tập trung nhiều hơn vào lợi ích của sản phẩm, hơn là các tính năng của nó. Mỗi tính năng nên được phát triển cho một mục đích và cung cấp một số lợi ích khác cho khách hàng. Ngoài ra, sản phẩm nên có tính sáng tạo, hoặc ít nhất một sản phẩm giải quyết một thách thức kinh doanh chung.
Audience - Đối tượng mục tiêu
Giống như sản phẩm cần được tạo ra để phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chiến lược truyền thông sản phẩm cũng nên được tạo ra phù hợp với khán giả. Để làm điều đó, thương hiệu cần thực sự hiểu về các cá nhân trong đối tượng truyền thông.
Thương hiệu có thể bắt đầu bằng cách thực hiện một số nghiên cứu và thu thập thông tin về đối tượng truyền thông nhắm tới, chẳng hạn như: tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, giáo dục, nghề nghiệp.
Để đem lại những kết quả tốt hơn nữa, hãy phỏng vấn khách hàng của thương hiệu. Thiết lập các cuộc gọi điện thoại hoặc các bản khảo sát để tìm hiểu sâu hơn về họ. Lắng nghe cách họ nói chuyện và ngôn ngữ họ sử dụng. Điều này có thể giúp hình thành những bước sơ khai tạo nên một chiến lược truyền thông bài bản.
Theo Cintell, các công ty đạt hiệu suất cao trong việc bán hàng có khả năng nghiên cứu các động lực của người mua gấp 2,3 lần những công ty khác. Bất kỳ thông tin nào cũng có thể hữu ích trong việc khám phá đối tượng khách hàng. Khi bạn đã thu thập tất cả thông tin của mình, hãy bắt đầu xây dựng personas người mua.
Messaging - Thông điệp
Thương hiệu luôn cần giao tiếp với khán giả chính vì thế truyền tải thông điệp là một trong những chiến lược marketing sản phẩm mà doanh nghiệp cần đặt lên hàng đầu. Theo Customer Thermometer, 57% người tiêu dùng cảm thấy tin tưởng khi họ kết nối cảm xúc với một thương hiệu và kết nối cảm xúc đó được xây dựng thông qua thông điệp mà thương hiệu cần truyền tải.
Thông điệp sản phẩm của thương hiệu nên được xây dựng qua nghệ thuật story-telling. Đây là cách dễ nhất để khiến khán giả kết nối với sản phẩm của thương hiệu vì chúng có thể tương tác và cộng hưởng với họ. Để tạo ra một câu chuyện hiệu quả, thương hiệu cần xác định những đề xuất bán hàng độc đáo trả lời cho câu hỏi giá trị chính mà thương hiệu cung cấp cho người dùng là gì? Tập trung vào một thông điệp chính sẽ dẫn dắt câu chuyện của thương hiệu đến gần hơn tới người tiêu dùng.
People - Con người
Một chiến lược marketing sản phẩm muốn thành công thì đòi hỏi nỗ lực từ rất nhiều con người. Tuy nhiên, việc kiểm soát nhiều đội ngũ phát triển không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Các nhà tiếp thị sản phẩm cần phải là cầu nối giữa bán hàng, tiếp thị, kỹ thuật và phòng ban phát triển sản phẩm. Họ cần phải mang các đội lại với nhau và đảm bảo mọi người đều cùng mục tiêu phát triển thương hiệu.
Điều thương hiệu cần làm là đem đến một lộ trình sản phẩm cung cấp một bản tóm tắt của toàn bộ kế hoạch tiếp thị sản phẩm và hướng dẫn team về quy trình hoạt động. Với tài liệu này, thương hiệu có thể duy trì khả năng hiển thị trong toàn bộ dự án và đảm bảo tất cả những người liên quan đều biết những gì đang diễn ra.
Promotion - Xúc tiến bán hàng
Theo CEB, 58% người tiêu dùng đã thử một thương hiệu mới trong ba tháng qua mà họ thậm chí không biết đến trong một năm trước. Bởi vì những thương hiệu đó đã chịu đầu tư vào quảng cáo và nhờ đó khách hàng đã tìm thấy họ.
Do đó, kế hoạch quảng cáo của thương hiệu cần truyền tải đúng thông điệp tới đúng người và vào đúng thời điểm họ đang cần sản phẩm. Nếu thương hiệu đã thực hiện việc nghiên cứu khách hàng và xây dựng chân dung người mua, việc xúc tiến bán hàng sẽ không còn khó khăn. Thời gian cũng rất quan trọng. Bên cạnh việc nghiên cứu đối tượng, thương hiệu cũng nên thực hiện nghiên cứu về thị trường nói chung. Cần đảm bảo công ty có một thị trường sản phẩm tiềm năng và phù hợp với việc ra mắt sản phẩm đúng thời gian để có hiệu quả nhất.
Giao tiếp qua các kênh phù hợp cũng rất quan trọng. Thương hiệu cần tìm hiểu nơi khán giả dành nhiều thời gian và kết hợp để tiếp cận các phân khúc đối tượng khác nhau. Thương hiệu có thể đẩy mạnh các kênh truyền thông quảng cáo như E-mail, Social Media, Quảng cáo truyền hình
Analysis - Phân tích
Học viện tiếp thị Chartered nhận thấy rằng chỉ có 48% các nhà tiếp thị luôn đo lường thương hiệu, liên quan đến khách hàng và các số liệu phi tài chính về sự thành công. Tuy nhiên nếu không phân tích những số liệu truyền thông, chắc chắn thương hiệu sẽ không thể phát triển và cải thiện từ những lỗi lầm trong quá khứ.
Sau khi thương hiệu thực hiện kế hoạch quảng bá và sản phẩm đã được tung ra thị trường, đội ngũ tiếp thị cần xem xét và phân tích những điểm thành công và những điểm vẫn còn cần khắc phục. Tập trung vào theo dõi những số liệu chính, chẳng hạn như lượt nhấp email, gửi biểu mẫu trang web, phạm vi tiếp cận, độ chia sẻ và tỷ lệ chuyển đổi. Nếu có thể, hãy điều chỉnh chiến lược của thương hiệu khi đang thực hiện chiến dịch.
>> Xem thêm: Marketing là gì? những định nghĩa cơ bản về marketing
Kết
Kinh doanh thành công đòi hỏi chiến lược marketing sản phẩm thành công. Điều đó có nghĩa là bạn cần đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, định vị sản phẩm trên thị trường thích hợp và có kế hoạch truyền thông sản phẩm độc đáo và sáng tạo nhất.
Nguồn: Learn G2
Bình luận của bạn