Long-form là gì? - "Vũ khí" tối tân thu hút độc giả hiện đại

08 Thg 04

Longform hay bài viết định dạng dài là những bài viết có lượng câu chữ dài, hình ảnh minh họa được thiết kế đẹp nhất, lượng thông tin sâu rộng, đồ họa chỉn chu và thường được chọn làm bài...

Longform hay bài viết định dạng dài là những bài viết có lượng câu chữ dài, hình ảnh minh họa được thiết kế đẹp nhất, lượng thông tin sâu rộng, đồ họa chỉn chu và thường được chọn làm bài đinh cho các tạp chí, trang web. 

Nếu chỉ nhìn qua, nhiều người sẽ cho rằng những bài viết định dạng dài (longform) không có nhiều lợi thế trong việc tăng độ tương tác và giữ chân người dùng. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu, bạn sẽ thấy longform có những lợi thế nhất định!

Longform là gì?

Longform là hình thức sản phẩm nội dung với các bài viết dài và dung lượng nội dung lớn cả về chiều rộng và chiều sâu thông tin. 

Trong tiếng Việt, một bài viết longform thường có từ 1.000 đến 20.000 chữ. Còn nếu được viết bằng tiếng Anh, theo HubSpot, độ dài từ 1.000 - 7.500 từ. 

Các bài viết với dung lượng chữ dồi dào như vậy giúp cho người đọc có thể hiểu sâu, hiểu kỹ hơn về một chủ đề hoặc một nhân vật nào đó.  

Bài viết long form Longform là dạng bài được đầu tư về chất lượng bài viết, thiết kế đồ họa và trải nghiệm người đọc khác biệt so với bài viết thường. Ảnh: kenh14

Trong Marketing, các ý kiến về hiệu quả của dạng bài longform này vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số Marketer không hề ưa chuộng hình thức này bởi họ cho rằng đầu tư sản phẩm một bài định dạng dài là mạo hiểm. 

Bởi lẽ thời gian người dùng truy cập (Time on site) thường khá ngắn bởi họ có thể cảm thấy chán nản bởi nội dung quá dài. 

Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng nếu biết cách triển khai một cách đúng đắn, đầu tư về câu từ, giọng văn, có được những câu hook gây chú ý thì lại là một thành công lớn. 

Vậy tại sao lại có những nhận định khác nhau như vậy, hãy cùng MarketingAI đi phân tích những ưu, nhược điểm của định dạng bài viết dài này nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm

Ưu điểm và hạn chế của bài viết Long-form

Bài viết long form giúp cho các độc giả có cơ hội tiếp nhận được nhiều thông tin giá trị hơn liên quan đến đối tượng trong bài viết. 

Những bài viết long form nhìn chung sẽ rất phù hợp với những người yêu thích việc đọc những nội dung sâu sắc và tập trung vào ý nghĩa được truyền tải qua câu chữ, ý tứ của bài viết. 

Một bài viết longform chất lượng cũng có thể lấy đi hết “chất xám” của người viết để có thể “uốn nặn” nên hình hài của nó.  

Ưu nhược điểm và hạn chế của Long Form Các bài longform được đầu tư cả về nội dung và hình ảnh. Ảnh: kenh14

Có thể khẳng định rằng, nếu đã xác định bắt tay viết một bài longform, thì tác giả nên xác định làm việc một cách nghiêm túc để có thể hoàn thiện được một bài viết với chất lượng cao nhất.

Nếu không, bài viết longform sẽ trở thành một bài “viết dài, viết dai, viết dại”. 

Ưu điểm

Do là một bài viết chuyên sâu và được đầu tư bài bản về mặt nội dung cho nên những bài viết Longform thường sẽ đưa độc giả đi hết từ kiến thức này cho đến kiến thức khác. Ta có thể bị cuốn theo nó và trở nên thích thú, vui sướng khi phát hiện ra điều gì đó mới mẻ ᴠà họ ᴄhưa từng đọᴄ haу thấу ở đâu khác. 

Ngoài ra những bài viết Longform còn có thể là bài phân tích chuyên sâu về một vấn đề nào đó. Từ đó giúp cho người đọc có một cái nhìn toàn cảnh hơn về nội dung mà mình quan tâm. Chính điều đó cũng là một thế mạnh, đưa các bài viết longform trở nên nổi bật trong mắt người đọc.

Hạn chế

Để có thể viết được một bài Long form không hề đơn giản một chút nào. 

Không phải người viết hay copywriter nào cũng đủ “tầm” để có thể sản xuất được một bài viết longform. Khả năng viết bài sẽ phụ thuộc vào khả năng logic và lượng kiến thức của người viết bài đó. Ngoài ra, để có thể viết được một bài viết longform hấp dẫn, thu hút hay gây được chú ý thì còn tùy thuộc vào năng lực của mỗi người viết khác nhau. 

Viết bài longform là chuyện không hề đơn giản đối với bất kỳ một người viết nào Viết bài longform là chuyện không hề đơn giản đối với bất kỳ một người viết nào. Ảnh: kenh14

Không chỉ vậy, một bài viết longform sẽ phải đầu tư thời gian và công sức hơn hẳn so với những bài viết bình thường. 

Nếu như thông thường, để viết một bài 500 từ, người viết ᴄhỉ ᴄần 20-30 phút để хong draft thì ᴠới bài viết trên 1000 từ, họ ѕẽ mất gấp đôi thậm ᴄhí gấp hơn 3, 4 lần. 

Long-form và E-magazine khác nhau như thế nào?

Trong thời đại công nghệ, mọi hình thức truyền thông đang dần trở nên ngắn hơn, tinh giản hơn. Như một hệ quả tất yếu sau giai đoạn bùng nổ của những tin tức ngắn, gọn, nhưng nông, vẫn có một nhóm độc giả nhất định đang dần chuyển hướng sang yêu thích những bài viết chuyên sâu, mang đến không chỉ thông tin mà cả những kiến thức chuyên ngành rõ ràng và sắc bén hơn. 

Nhưng với lượng thông tin tràn ngập mỗi ngày, những bài viết long-form liệu có thể luôn thu hút bởi độ dài của nó? Nếu chỉ đơn thuần là chữ viết, nếu long-form chỉ đơn thuần là "bài dài", chắc chắn sẽ khiến người đọc nhàm chán.

Nhưng dù vậy, với việc chúng ta đang dần bị “ngộp thở” trong hàng triệu lượt thông tin mỗi ngày từ cả báo chí và mạng xã hội, thì nếu một bài viết longform không có cách thể hiện mới lạ, đổi mới, chắc chắn sẽ không thể thu hút được sự chú ý cao từ người đọc.

Cũng chính từ đó mà e-Magazine đã ra đời. Đi cùng với những nội dung chuyên môn sâu sẽ là những trang báo có thiết kế đẹp mắt. 

Tạp chí điện tử Những trang báo eMagazine đều có thiết kế đẹp mắt. Ảnh: kenh14

Một bài e-magazine, ví dụ như một bài viết mà MarketingAI đã thực hiện tại đây, là kiểu bài báo đa phương tiện (multimedia). Trong một bài, người đọc có thể thấy nhiều hình thức truyền tải thông tin khác nhau, như chữ viết, ảnh, audio,  video, hình động,... được lồng ghép và thiết kế theo những cách mới mẻ. 

Trong các bài viết e-Magazine, người sản xuất sẽ sử dụng các tít hiệu ứng, phần này thường được chèn trong ảnh đầu bài (hay còn gọi là cover. Khi đó, chữ viết cũng sẽ trở nên linh hoạt với những phần trích dẫn (quote) được bố trí đẹp mắt.

Phần hình ảnh cũng thường được thiết kế tràn toàn màn hình, theo chiều ngang và sẽ không chèn các dạng quảng cáo hay các tin liên quan nào có thể gây mất tập trung cho người đọc. Điều này sẽ giúp độc giả tập trung hoàn toàn vào những thông tin trong bài viết, tránh bị phân tán tư tưởng và suy nghĩ. 

Hiện nay, đồ họa được xem như một yếu tố đầu tiên cuốn hút khách hàng đọc nội dung. Theo thống kê, các bài viết chứa hình ảnh hoặc video có thể giúp tăng traffic trung bình gấp 32% so với các bài nội dung thông thường.

Bởi vậy mà e-Magazine có thể thu hút người dùng hơn nhờ có tính thẩm mỹ cho hơn so với vô số những bài viết thông thường khác. 

>>> Có thể bạn quan tâm:
  • eMagazine là gì? Trải nghiệm eMagazine từ VCCorp đẹp từ nội dung đến hình thức

Hướng dẫn tạo bài viết dạng Long form

Sau đây, MarketingAI sẽ đưa ra cho bạn một số gợi ý về cách triển khai một bài viết longform: 

Hiểu rõ điều mà mình đang viết

Một điều mà người viết nên cần hỏi khi bắt đầu viết bài, không chỉ trong dạng longform mà với tất cả các dạng khác chính là: Bạn đã hiểu rõ vấn đề mà bạn muốn đề cập đến hay không?

Bài viết càng dài, người viết càng cần phải hiểu rõ vấn đề mình cần truyền tải là gì. Bởi nếu đến chính người viết còn không hiểu được họ đang viết về điều gì, người đọc chắc chắn sẽ cảm thấy lan man, rời rạc và nhàm chán.

Độc giả ngày một thông minh hơn, họ cũng sẽ thể tự hỏi rằng nếu như người viết còn không tin, không nắm tường tận mọi thứ trong bài này, thì liệu mức độ đáng tin cậy của bài viết này là bao nhiêu. 

Nhưng không phải người viết nào cũng sẽ “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” để có thể nắm bắt được hết những chủ đề cần viết ở trên đời này. Do đó, một lưu ý là người viết longform muốn thật sự hay thì nên có những trải nghiệm riêng và đúc kết cho mình. 

Những trải nghiệm này được xây dựng trên cơ sở của những kiến thức trong nhiều lĩnh vực và cả khả năng chọn vấn đề của chính người viết. 

Ngoài ra, người viết cũng cần chủ động đề xuất những chủ đề mà họ biết rõ. Còn nếu bạn chỉ đang làm công việc triển khai viết bài, tức là nhận topic (chủ đề) và angle (hướng đi) từ người khác vạch sẵn, thì đôi khi bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Từng bước chắt lọc vấn đề của mình 

MarketingAI gợi ý cho bạn một số cách để chắt lọc những vấn đề mà bạn muốn viết như sau: 

  • Bước 1: Chọn keyword của lĩnh vực mà bạn muốn viết
  • Bước 2: Tìm kiếm theo các từ khóa có liên quan
  • Bước 3: Đọc một lượt các bài viết có liên quan về chủ đề đó
  • Bước 4: Trong mỗi bài viết, chọn ra ít nhất 3 vấn đề mà bạn thấy hứng thú
Từng bước chắt lọc vấn đề khi viết bài long form

Ảnh: eMagazine từ Kenh14

Lập dàn ý 

Dù là những bài tập làm văn thời tiểu học hay khi triển khai một bài longform định dạng dài theo chuẩn báo chí, thì dàn ý vẫn luôn là một phần cực kỳ quan trọng trong việc định hình nên một bài viết có sức thu hút người đọc.  

Việc lập dàn ý sẽ giúp người viết bao quát các luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ của vấn đề cần triển khai. Qua đó, sẽ giúp người viết tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lạc ý, bỏ sót ý hoặc triển khai các ý không cân xứng.

Chú ý về câu chữ, ngôn từ của bài viết

Một bài viết Longform thường nói về một vấn đề cụ thể nào đó. Để có thể thu hút được người đọc quan tâm, ngôn từ của người viết cần phải phù hợp với đúng đối tượng quan tâm về vấn đề đó. 

Ngoài việc trau dồi kiến thức liên quan đến chuyên ngành, người viết cũng cần chú ý đến các từ ngữ mà đối tượng mình muốn nhắm đến hay sử dụng. Sau đây có thể là một số câu hỏi giúp bạn: 

  • Họ thích phong cách từ ngữ như thế nào?
  • Cách giao tiếp mang phong cách bạn bè thân thiện hay lịch sự, sang trọng
  • Đối tượng độc giả bạn hướng đến là người mới hay là chuyên gia trong lĩnh vực đó, từ đó bạn có thể lựa chọn các từ ngữ thích hợp để viết trong bài.

Chú ý cách viết đơn giản 

Bạn hãy luôn luôn ghi nhớ 3 điều này khi triển khai bất kỳ vấn đề gì, dù là đơn giản hay phức tạp: 

  • Viết điều đơn giản bằng cách đơn giản – bình thường 
  • Viết điều đơn giản bằng cách phức tạp – nên bỏ
  • Viết điều phức tạp bằng cách đơn giản – bậc thầy. 

Một khi bạn đã đủ hiểu một vấn đề đến mức có thể diễn giải đơn giản dễ hiểu với tất cả mọi người, bạn gần như sẽ thành công với các bài viết dưới dạng longform. 

Nếu bạn thấy mình chưa đủ khả năng để biến những điều khó hiểu nhất dưới góc nhìn dễ hiểu, thì khả năng là bạn chưa thật sự hiểu vấn đề đó. 

Xen kẽ nhiều dạng content

Có nghĩa là bạn nên vừa có content Longform vừa có content ngắn hơn hoặc định dạng khác. 

Một số dạng bài khác như Infographic, GIF hay Video cũng rất thu hút và bạn có thể thử sức với chúng. 

Kiểm tra kỹ bài sau khi viết

Phần biên tập bài viết bao giờ cũng rất quan trọng, đặc biệt là với những bài viết ở định dạng dài như longform

Một bài viết dài hoàn toàn có thể được viết đi viết lại 2-3 lần trước khi hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng “Hoàn thành bao giờ cũng tốt hơn hoàn hảo”. Đừng vì biến nó trở nên hoàn hảo mà quên mất deadline nhé.

Kết luận

Longform là một hình thức bài viết đòi hỏi nhiều công sức và kiến thức của người viết, định lượng của nó cũng rất dài và rộng. Tuy nhiên nếu như người viết có thể triển khai được tốt dạng bài này, thì đây sẽ là cơ hội giúp cho người viết có thể chứng minh được năng lực của mình.  

>>> Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.