- Longform là gì?
- Ưu điểm và hạn chế của bài viết Long-form
- Ưu điểm
- Hạn chế
- Long-form và E-magazine khác nhau như thế nào?
- Hướng dẫn tạo bài viết dạng Long form
- Hiểu rõ điều mà mình đang viết
- Từng bước chắt lọc vấn đề của mình
- Lập dàn ý
- Chú ý về câu chữ, ngôn từ của bài viết
- Chú ý cách viết đơn giản
- Xen kẽ nhiều dạng content
- Kiểm tra kỹ bài sau khi viết
Longform là gì?
Longform là hình thức sản phẩm nội dung với các bài viết dài và dung lượng nội dung lớn cả về chiều rộng và chiều sâu thông tin. Trong tiếng Việt, một bài viết longform thường có từ 1.000 đến 20.000 chữ. Còn nếu được viết bằng tiếng Anh, theo HubSpot, độ dài từ 1.000 - 7.500 từ.
Những bài viết longform, với dung lượng chữ phong phú mang đến cho người đọc cơ hội khám phá sâu sắc về một chủ đề hoặc nhân vật, mở ra góc nhìn toàn diện và giá trị thông tin khó tìm thấy ở những bài viết ngắn gọn thông thường.
Longform là dạng bài được đầu tư về số từ, chất lượng bài viết.
Trong lĩnh vực Marketing, hiệu quả của longform content vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Một số Marketer tỏ ra dè dặt với loại nội dung này, cho rằng việc đầu tư cho một bài viết dài là một bước đi mạo hiểm. Lý do chính nằm ở thói quen lướt web của người dùng, khi thời gian truy cập (Time on site) thường ngắn, dễ khiến họ cảm thấy choáng ngợp hoặc chán nản trước nội dung quá dài.
Tuy nhiên, một luồng ý kiến khác lại đánh giá cao tiềm năng của longform, đặc biệt khi được triển khai một cách khéo léo. Sự chỉn chu trong câu từ, giọng văn hấp dẫn, và những câu hook cuốn hút có thể biến bài viết dài thành một công cụ truyền tải thông điệp mạnh mẽ, tạo ấn tượng sâu đậm cho người đọc.
Vậy điều gì đã dẫn đến những quan điểm trái chiều này? Hãy cùng MarketingAI phân tích sâu hơn về ưu và nhược điểm của bài viết định dạng dài để tìm ra lời giải!
>>> Khám phá thêm: Các loại nội dung thường gặp trong content Marketing
Ưu điểm và hạn chế của bài viết Long-form
Bài viết longform mang lại nhiều giá trị nhờ nội dung sâu sắc và toàn diện. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, dạng bài này cũng tồn tại không ít thách thức. Hãy cùng khám phá chi tiết!
Các bài longform được đầu tư cả về nội dung và hình ảnh. Ảnh: kenh14
Ưu điểm
- Cung cấp kiến thức sâu rộng: Là dạng bài được đầu tư bài bản, longform dẫn dắt độc giả qua nhiều tầng kiến thức, mang lại trải nghiệm đọc thú vị và giúp họ khám phá những điều mới mẻ mà chưa từng thấy ở đâu khác.
- Phân tích chuyên sâu: Longform thường tập trung phân tích một vấn đề cụ thể, giúp người đọc có cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ hơn về nội dung mà họ quan tâm.
- Tạo sự nổi bật: Nhờ vào chất lượng nội dung và sự chi tiết, bài viết longform dễ dàng gây ấn tượng và trở thành điểm nhấn trong mắt người đọc.
Hạn chế
- Yêu cầu cao về năng lực viết: Không phải copywriter nào cũng đủ khả năng logic và kiến thức để tạo ra một bài viết longform chất lượng. Độ hấp dẫn và thu hút của bài viết phụ thuộc rất lớn vào năng lực và kỹ năng của người viết.
- Đòi hỏi nhiều thời gian và công sức: Việc sản xuất một bài viết longform cần đầu tư công sức và thời gian nhiều hơn hẳn so với bài viết ngắn. Trong khi một bài 500 từ chỉ mất khoảng 20-30 phút, bài trên 1.000 từ có thể cần thời gian gấp 2-4 lần hoặc hơn.
- Khó duy trì sự tập trung của độc giả: Do độ dài lớn, bài viết longform có nguy cơ khiến độc giả mất kiên nhẫn hoặc không hoàn thành việc đọc.
Viết bài longform là chuyện không hề đơn giản đối với bất kỳ một người viết nào. Ảnh: kenh14
>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của bài viết nội dung dài trong thời đại số
Long-form và E-magazine khác nhau như thế nào?
Trong thời đại thông tin ngắn gọn và nhanh chóng, long-form và e-magazine đã trở thành lựa chọn dành cho những độc giả tìm kiếm nội dung sâu sắc, nhưng hai hình thức này khác biệt rõ ràng về cách trình bày và trải nghiệm mà chúng mang lại. Long form
Long-form - Tập trung vào nội dung chuyên sâu, cung cấp kiến thức sắc bén và chi tiết. Điểm mạnh của long-form nằm ở chất lượng thông tin và chiều sâu phân tích. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào chữ viết đơn thuần, bài viết dài dễ làm người đọc cảm thấy nhàm chán, nhất là trong bối cảnh thông tin ngày càng tràn ngập.
E-magazine - Là sự kết hợp giữa nội dung chuyên sâu và hình thức trình bày sáng tạo. Không chỉ mang đến thông tin chi tiết, e-magazine còn thu hút độc giả nhờ vào thiết kế bắt mắt, bố cục hiện đại, và trải nghiệm thị giác độc đáo. Đây chính là giải pháp để làm mới nội dung dài, tăng sức hấp dẫn và giữ chân người đọc trong kỷ nguyên số hóa.
Nhìn chung, long-form ưu tiên chiều sâu nội dung, còn e-magazine lại chú trọng cả nội dung lẫn hình thức trình bày, tạo sự khác biệt trong cách tiếp cận độc giả.
Những trang báo eMagazine đều có thiết kế đẹp mắt. Ảnh: kenh14
Một bài e-magazine, ví dụ như một bài viết mà MarketingAI đã thực hiện tại đây, là kiểu bài báo đa phương tiện (multimedia). Trong một bài, người đọc có thể thấy nhiều hình thức truyền tải thông tin khác nhau, như chữ viết, ảnh, audio, video, hình động,... được lồng ghép và thiết kế theo những cách mới mẻ.
Trong các bài viết e-Magazine, người sản xuất sẽ sử dụng các tít hiệu ứng, phần này thường được chèn trong ảnh đầu bài (hay còn gọi là cover. Khi đó, chữ viết cũng sẽ trở nên linh hoạt với những phần trích dẫn (quote) được bố trí đẹp mắt.
Phần hình ảnh của e-Magazine thường được thiết kế đẹp mắt, thu hút người đọc.
Phần hình ảnh cũng thường được thiết kế tràn toàn màn hình, theo chiều ngang và sẽ không chèn các dạng quảng cáo hay các tin liên quan nào có thể gây mất tập trung cho người đọc. Điều này sẽ giúp độc giả tập trung hoàn toàn vào những thông tin trong bài viết, tránh bị phân tán tư tưởng và suy nghĩ.
Hiện nay, đồ họa được xem như một yếu tố đầu tiên cuốn hút khách hàng đọc nội dung. Theo thống kê, các bài viết chứa hình ảnh hoặc video có thể giúp tăng traffic trung bình gấp 32% so với các bài nội dung thông thường.
Bởi vậy mà e-Magazine có thể thu hút người dùng hơn nhờ có tính thẩm mỹ cho hơn so với vô số những bài viết thông thường khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: eMagazine là gì?
Hướng dẫn tạo bài viết dạng Long form
Sau đây, Marketing AI sẽ đưa ra cho bạn một số gợi ý về cách làm longform thu hút độc giả:
Hiểu rõ điều mà mình đang viết
Để triển khai một bài viết longform, điều quan trọng nhất là người viết phải hiểu rõ vấn đề mình muốn truyền tải. Một bài viết dài đòi hỏi sự nắm bắt sâu sắc, bởi nếu người viết không hiểu rõ nội dung, bài viết dễ trở nên lan man, rời rạc, làm giảm mức độ đáng tin cậy và gây nhàm chán cho độc giả.
Không phải ai cũng có thể am hiểu toàn diện mọi chủ đề, nhưng những bài viết hay thường đến từ trải nghiệm cá nhân và sự tích lũy kiến thức đa lĩnh vực. Vì vậy, người viết nên chủ động đề xuất các chủ đề mà mình am hiểu. Đối với những ai chỉ nhận đề tài từ người khác, cần đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng để bài viết đạt chất lượng tốt nhất.
Từng bước chắt lọc vấn đề của mình
Marketing AI gợi ý cho bạn một số cách để chắt lọc những vấn đề mà bạn muốn viết như sau:
- Bước 1: Chọn keyword của lĩnh vực mà bạn muốn viết
- Bước 2: Tìm kiếm theo các từ khóa có liên quan
- Bước 3: Đọc một lượt các bài viết có liên quan về chủ đề đó
- Bước 4: Trong mỗi bài viết, chọn ra ít nhất 3 vấn đề mà bạn thấy hứng thú

Ảnh: eMagazine từ Kenh14
Lập dàn ý
Dù là những bài tập làm văn thời tiểu học hay khi triển khai một bài longform định dạng dài theo chuẩn báo chí, thì dàn ý vẫn luôn là một phần cực kỳ quan trọng trong việc định hình nên một bài viết có sức thu hút người đọc.
Việc lập dàn ý sẽ giúp người viết bao quát các luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ của vấn đề cần triển khai. Qua đó, sẽ giúp người viết tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lạc ý, bỏ sót ý hoặc triển khai các ý không cân xứng.
Chú ý về câu chữ, ngôn từ của bài viết
Một bài viết Longform thường nói về một vấn đề cụ thể nào đó. Để có thể thu hút được người đọc quan tâm, ngôn từ của người viết cần phải phù hợp với đúng đối tượng quan tâm về vấn đề đó.
Ngoài việc trau dồi kiến thức liên quan đến chuyên ngành, người viết cũng cần chú ý đến các từ ngữ mà đối tượng mình muốn nhắm đến hay sử dụng. Sau đây có thể là một số câu hỏi giúp bạn:
- Họ thích phong cách từ ngữ như thế nào?
- Cách giao tiếp mang phong cách bạn bè thân thiện hay lịch sự, sang trọng
- Đối tượng độc giả bạn hướng đến là người mới hay là chuyên gia trong lĩnh vực đó, từ đó bạn có thể lựa chọn các từ ngữ thích hợp để viết trong bài.
Chú ý cách viết đơn giản
Bạn hãy luôn luôn ghi nhớ 3 điều này khi triển khai bất kỳ vấn đề gì, dù là đơn giản hay phức tạp:
- Viết điều đơn giản bằng cách đơn giản – bình thường
- Viết điều đơn giản bằng cách phức tạp – nên bỏ
- Viết điều phức tạp bằng cách đơn giản – bậc thầy.
Một khi bạn đã đủ hiểu một vấn đề đến mức có thể diễn giải đơn giản dễ hiểu với tất cả mọi người, bạn gần như sẽ thành công với các bài viết dưới dạng longform.
Xen kẽ nhiều dạng content
Để tạo ra một chiến lược nội dung hiệu quả, bạn nên kết hợp giữa các bài viết longform với những dạng nội dung ngắn gọn hoặc các định dạng khác. Việc này không chỉ giúp làm phong phú thêm nội dung mà còn thu hút sự chú ý của độc giả theo nhiều cách khác nhau.
Các hình thức như Infographic, GIF, và Video là những công cụ mạnh mẽ giúp truyền tải thông tin một cách sinh động và dễ tiếp cận. Bạn có thể thử nghiệm với những định dạng này để tạo sự mới mẻ, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm của người đọc và gia tăng mức độ tương tác.
Kiểm tra kỹ bài sau khi viết
Phần biên tập bài viết bao giờ cũng rất quan trọng, đặc biệt là với những bài viết ở định dạng dài như longform.
Một bài viết dài hoàn toàn có thể được viết đi viết lại 2-3 lần trước khi hoàn chỉnh. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng “Hoàn thành bao giờ cũng tốt hơn hoàn hảo”. Đừng vì biến nó trở nên hoàn hảo mà quên mất deadline nhé.
Kết luận
Longform là một hình thức bài viết đòi hỏi nhiều công sức và kiến thức của người viết, định lượng của nó cũng rất dài và rộng. Tuy nhiên nếu như người viết có thể triển khai được tốt dạng bài này, thì đây sẽ là cơ hội giúp cho người viết có thể chứng minh được năng lực của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thay đổi trải nghiệm đọc online của khách hàng cùng eMagazine và mini Magazine
Bình luận của bạn