Chương 8: Chiến lược Local SEO nâng cao
Đi qua 7 chương vừa rồi của bài viết, chắc hẳn bạn đọc cũng đã hiểu được tương đối về Local SEO và những thủ thuật để tối ưu hóa nó. Vậy hãy kết thúc chuỗi bài viết này với chương cuối cùng - chương VIII sẽ tổng hợp những mẹo, chiến lược nâng cao cho Local SEO. Cũng cần lưu ý ở đây, những nội dung này nó sẽ giống như phần trang trí, tô điểm bên ngoài mà thôi. Không một chiến lược nào có thể thay thế được việc xây dựng NAP truyền thống hay tối ưu hóa hồ sơ Google My Business - những nội dung đã được đề cập ở những chương trước. Tuy vậy chúng vẫn giúp cho thứ hạng của doanh nghiệp có sự cải thiện nhất định.
Chương 1: Tổng quan về Local SEO
Chương 2: Nghiên cứu từ khóa cho Local SEO
Chương 3: Yếu tố xếp hạng Local SEO
Chương 5: SEO On site cho doanh nghiệp địa phương
Chương 7: Xây dựng liên kết địa phương
Đề xuất trên Thumbtack
Đây là một phương pháp khác để tìm các từ khóa về khu vực và tối ưu chúng. Lấy ví dụ, khi bạn nhập vào từ khóa “Cleaners (Dọn dẹp)”, nó sẽ đưa ra một loạt các gợi ý:
Trong những gợi ý, nó bao gồm cả những thuật ngữ rất cụ thể và chúng HOÀN HẢO để tạo các landing page xung quanh từ khóa ấy.
Đây là một cách tuyệt vời để nhấn mạnh cho Google thấy rằng doanh nghiệp của bạn nằm ở một vị trí cụ thể. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là tìm doanh nghiệp của mình trên Google Map.
Sau đó, nhấp vào thanh Menu ở phía góc trên bên trái của màn hình, bạn sẽ thấy mục “Share or embed map”
Sau khi nhấn vào mục ấy, nó sẽ cho bạn một đoạn mã nhúng. Cuối cùng, chỉ cần nhúng nó vào phần liên hệ lên trên trang web của doanh nghiệp.
Mẹo này sẽ cực kỳ hiệu quả với việc xếp hạng khu vực tự nhiên. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là đảm bảo những từ khóa tập trung vào vị trí được hiển thị ở ngay phía đầu trang bài viết, tương tự như ví dụ dưới đây:
Hãy cố gắng đưa nội dung đó vào trong thẻ H1, điều này sẽ đóng vai trò vào cải thiện trải nghiệm người dùng hơn là SEO Onpage. Vì sao ư? Khi một người dùng địa phương đang tra cứu truy cập vào trang của bạn, họ cần biết rằng doanh nghiệp của bạn có thể phục vụ tại khu vực đó, quy trình này chỉ diễn ra trong 2 giây. Để dễ hình dung, hãy nhìn vào ví dụ dưới đây:
Ảnh trên là một tiêu đề không đề cập tới vị trí của doanh nghiệp, khi người dùng truy cập vào trang web và thấy tiêu đề như này, khả năng cao họ sẽ quay lại phần kết quả để tìm kiếm những doanh nghiệp khác có tại khu vực của mình.
Mặt khác, một tiêu đề có đề cập vị trí như trên sẽ giúp khách hàng hiểu được doanh nghiệp của bạn có ở Boston, như vậy là họ đã tìm được đúng nơi rồi.
Gấp đôi thẻ tiêu đề
Đây là một thủ thuật SEO truyền thống và nó vẫn hoạt động hiệu quả với các doanh nghiệp địa phương. Tất cả những gì bạn cần làm chính là tối ưu hóa thẻ tiêu đề cho trang chủ của doanh nghiệp xoay quanh 2-3 từ khóa. Ví dụ, trang chủ của doanh nghiệp này được tối ưu hóa xoay quanh từ khóa “San Diego kitchen remodeling” và “Bathroom remodeling San Diego”.
Nhờ vậy mà doanh nghiệp này có thể xếp hạng 5 trên bảng kết quả tìm kiếm của Google, dù cho người dùng tra cứu từ khóa “Kitchen remodeling”
hay “Bath remodeling”
Phương pháp này sẽ hiệu quả với tra cứu theo vị trí bởi lẽ hầu hết các doanh nghiệp địa phương có RẤT ÍT đường link dẫn tới các trang nội bộ. Từ việc phân tích hồ sơ các liên kết của các trang web địa phương, 90% các backlink của trang web địa phương có xu hướng trỏ đến trang chủ của họ. Có nghĩa là bạn cần tận dụng tối đa giá trị của trang chủ. Và tối ưu hóa nó xung quanh một số từ khóa liên quan khác nhau là một trong những cách tốt nhất để làm điều đó.
Tối ưu hóa thẻ mô tả cho người có nhu cầu tìm kiếm theo khu vực
Việc bổ sung nội dung cho thẻ mô tả vẫn luôn là một cách tuyệt vời để cải thiện tỷ lệ CTR tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn có không ít doanh nghiệp địa phương sở hữu phần mô tả tệ hại như sau:
Nhìn vào phần mô tả trên, thực sự khó lòng để người dùng nhấp vào những trang web như vậy. Thay vào đó, hãy thử viết lại nội dung đó theo công thức sau:
Phần tiêu đề sẽ nêu lên vấn đề còn phần giới thiệu sẽ giúp người đọc hiểu được doanh nghiệp của bạn là ai, ở đâu và làm gì.
Lời khuyên: Hãy sử dụng Google Ads để tìm những nội dung mô tả hấp dẫn. Suy cho cùng, nội dung này đều đã được chứng tỏ rằng chúng thu hút được lượt nhấp chuột (nếu không, doanh nghiệp đã không chạy quảng cáo cho nội dung mô tả đó). Chính vì vậy, bạn sẽ không thể phạm sai lầm nếu sử dụng một vài các mô tả có sẵn như thế cho doanh nghiệp của mình. Ví dụ như, khi người viết tìm kiếm cho từ khóa “hotel New York”, có tới 2 trên 3 quảng cáo đều sử dụng những từ, thuật ngữ như: “Save (tiết kiệm) và “Price guarantee (cam kết giá)”. Những từ ngữ này cần phải xuất hiện trong phần mô tả cho trang của bạn.
>> Referral là gì và Referral traffic là gì?
Kết luận
Không thể phủ nhận rằng Local SEO vẫn đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược SEO của doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt với những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hoặc sản phẩm. Nếu không có Local SEO, khách hàng sẽ không thể biết được doanh nghiệp đó nằm ở đâu, tương tự doanh nghiệp đó sẽ không thể phục vụ được khách hàng ở quanh khu vực của mình. Đó chắc chắn sẽ là một tổn thất rất lớn. Vừa rồi là 8 chương trong cẩm nang toàn tập về Local SEO mà MarketingAI đã tổng hợp từ Backlinko. Hẹn gặp các bạn trong những bài viết chuyên sâu tiếp theo trên MarketingAI.
Tuấn Anh - MarketingAI
Theo Backlinko
Bình luận của bạn