Kinh doanh điện tử là gì? Tất tần tật về kinh doanh điện tử sẽ được phân tích đầy đủ trong bài viết dưới đây, cùng Marketing AI khám phá nhé!
Kinh doanh điện tử giúp cho quá trình mua sắm trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết. Khách hàng không cần phải đi đến tận nơi mà chỉ cần ngồi ở nhà là có thể tiếp cận hầu hết các sản phẩm. Vậy bạn đã hiểu rõ về kinh doanh điện tử là gì và những lợi ích của kinh doanh điện tử hay chưa?
Kinh doanh điện tử là gì? Lợi ích của kinh doanh điện tử( e-Business)
Kinh doanh điện tử là gì?
Kinh doanh điện tử (Electronic Business) còn được biết đến với cái tên e-Business. Đây là từ để chỉ bất kỳ quá trình nào mà một tổ chức doanh nghiệp thực hiện qua không gian mạng trung gian. Các tổ chức kinh doanh này bao gồm tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức chính phủ hoặc tổ chức lợi nhuận. Quy trình của các tổ chức có các quy trình kinh doanh tập trung vào sản xuất, khách hàng và nội bộ hoặc quản lý.
Kinh doanh điện tử( e-Business) cũng tương đồng với thương mại điện tử( E-commerce), nhưng vượt xa phạm vi mua và bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến đơn giản. Kinh doanh điện tử còn bao gồm cả quản lý chuỗi cung ứng, xử lý đơn đặt hàng điện tử và quản lý quan hệ khách hàng. Các quy trình kinh doanh điện tử vì thế có thể giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Kinh doanh điện tử là gì? Nội dung chính của e-Business
Lợi ích của kinh doanh điện tử là gì?
Lợi ích to lớn nhất của kinh doanh điện tử phải kể để giúp các cơ quan kinh doanh tăng năng suất, giảm chi phí, tiến nhanh hơn tới quá trình nâng cấp và chuyển đổi kỹ thuật số.
Tiết kiệm thời gian
Hệ thống lập hóa đơn điện tử, thanh toán tự động giúp giảm thời gian cho người lao động. Kinh doanh điện tử giúp tiết kiệm thời gian và cho phép các doanh nghiệp giảm số lượng bộ phận hoặc chuyển nhân sự sang các nhiệm vụ có giá trị cao hơn. Hệ thống điện tử cũng hợp lý hóa quy trình làm việc, giảm thời gian lập hóa đơn, thanh toán và cải thiện dòng tiền cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc tiết kiệm thời gian còn thể hiện ở việc giảm thiểu thời gian trao đổi email, các nền tảng trực tuyến, giảm độ trễ khi giao tiếp giữa nhân viên, đối tác hay khách hàng.
Mở rộng phạm vi
Hệ thống điện tử hỗ trợ hoạt động kinh doanh điện tử có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của một tổ chức ra ngoài phạm vi hiện có. Các ứng dụng kinh doanh cho phép nhân viên làm việc từ xa, kết hợp thực hiện công việc của họ tại văn phòng, từ nhà hoặc ở bất kỳ nơi đâu. Tương tự, các ứng dụng trên kết hợp với internet cho phép quá trình kinh doanh diễn ra liên tục không ngừng nghỉ, ngay cả những người kinh doanh cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ cũng có thể giao dịch 24/7.
Cải thiện hiệu quả
Các công nghệ tiên tiến như big data, AI, machine learning, điện toán đám mây, tự động hóa,... cải thiện tốc độ và tính hiệu quả của nhiều tác vụ kinh doanh điện tử. Trong đó bao gồm lưu trữ thông tin, thu thập dữ liệu, lưu trữ giao dịch tài chính, cá nhân hóa các tương tác với khách hàng.
Kiến tạo khả năng mới
Các phần mềm và dịch vụ thương mại điện tử mang lại nhiều khả năng mới cho các tổ chức như email marketing, tạo ra cách thức mới để sản phẩm như cửa hàng trực tuyến. Điều này góp phần vào sự ra đời của các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới như B2C, C2C của eBay, các nền tảng như Facebook, Shopify,... cung cấp cơ sở hạ tầng và nền tảng thương mại điện tử để khách hàng tạo cửa hàng trực tuyến và bán hàng riêng.
Nội dung chính của kinh doanh điện tử là gì?
Kinh doanh điện tử bao gồm các nội dung chính cụ thể được thể hiện qua ba quá trình. Trong đó bao gồm:
- Sản xuất: mua - đặt hàng, cung cấp hàng, thanh toán, liên lạc và trao đổi với nhà cung cấp.
- Tập trung vào khách hàng: phát triển kinh doanh và các chiến lược marketing, bán hàng online, xử lý đơn hàng, thanh toán, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng.
- Quản lý nội bộ: phát triển dịch vụ tới nhân viên, đào tạo và trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ, phát triển văn hóa nội bộ, tuyển dụng,...
Phân tích thương mại điện tử và kinh doanh điện tử
Bởi sở hữu nhiều điểm tương đồng nên thương mại điện tử và kinh doanh điện tử rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Với người mới chập chững ra nhập ngành thì hầu như không thể phân biệt sự khác nhau giữa hai loại hình trên.
Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử tuy tương tự nhưng không hề đồng nghĩa:
- Thương mại điện tử bao gồm những lĩnh vực và quy trình nhỏ hơn xoay quanh mua - bán sản phẩm trực tuyến. Bất kỳ phần nào của quy trình kinh doanh liên quan đến đặt và mua hàng trực tuyến đều có thể coi là thương mại điện tử.
- Kinh doanh điện tử lại sở hữu nhiều quy trình kinh doanh hơn, bao gồm cả quản lý chuỗi cung ứng, xử lý đơn hàng và quản lý quan hệ khách hàng. Toàn bộ các quy trình này được xây dựng với mục đích hỗ trợ công ty hoạt động hiệu quả hơn. Các quy trình kinh doanh điện tử có thể được xử lý nội bộ thông qua mạng nội bộ của công ty hoặc thông qua các nhà cung cấp chuyên về một phần cụ thể của giao dịch.
Thương mại điện tử là gì? Lịch sử và vai trò của TMĐT ở Việt Nam
Ví dụ về kinh doanh điện tử( e-Business)
Trên thực tế, có rất nhiều ví dụ về kinh doanh điện tử. Các nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nhỏ đang nhanh chóng áp dụng kinh doanh điện tử để bắt kịp xu hướng tiêu dùng và thị trường. “Ông lớn” về kinh doanh điện tử có thể kể đến Amazon.
Amazon là nhà bán lẻ trực tuyến khổng lồ với mức vốn hóa thị trường vượt 268 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018. Đây là nền tảng kinh doanh điện tử cho phép cá nhân và doanh nghiệp bán sản phẩm trực tuyến. Amazon cũng là một trong những thị trường có sẵn tại nhiều quốc gia và hỗ trợ dưới đa dạng ngôn ngữ. Nền tảng này cung cấp các giải pháp phần mềm và cơ sở hạ tầng cho mọi người bán là doanh nghiệp và cá nhân.
>>Xem thêm: Phân tích mô hình kinh doanh của Amazon
Hy vọng sau khi đọc bài viết này của Marketing Ai, bạn sẽ biết được kinh doanh điện tử là gì? Cũng như tìm hiểu được xu hướng việc làm hiện nay. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, vậy thì đừng quên chia sẻ với bạn bè và người thân nhé. Chúc bạn luôn thành công trong công việc và cuộc sống!
Tú Cẩm - Marketing AI
Tổng hợp
Bình luận của bạn